Hoạt động cho vay vốn củaAgribank chi nhánh huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn tại agribank chi nhánh huyện phú lương thái nguyên (Trang 46 - 52)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1.3.Hoạt động cho vay vốn củaAgribank chi nhánh huyện Phú Lương

3.1. Đặc điểm cơ bản củaAgribank Chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên

3.1.3.Hoạt động cho vay vốn củaAgribank chi nhánh huyện Phú Lương

Qua bảng 3.3 cho thấy, tổng dư nợ thực hiện đến 31/12/2014 là 555.663 triệu đồng đạt 102,3% kế hoạch năm 2014 giao, so với đầu năm tăng 95.482 triệu đồng.

Dư nợ bình quân trên một khách hàng 83,3 triệu đồng, tăng so với năm trước 7,4 triệu đồng/ khách hàng, tốc độ tăng 9,5%, bình quân dư nợ trên một cán bộ năm 2012 đạt 17.364 triệu đồng đồng/người. Đến 31/12/2015 có 6.627 khách hàng có quan hệ tín dụng với Agribank chi nhánh huyện Phú Lương. Tổng dư nợ thực hiện đến 31/12/2015 là 661.777 triệu đồng, tăng so với năm 2014 là 115 khách hàng, tăng 106,114 triệu đồng, tỷ lệ tăng 19,1%. Dư nợ đạt 106% kế hoạch giao. Dư nợ bình quân đầu người năm 2015 đạt 19.464 triệu đồng.

Năm 2016 dư nợ 31/12/2016 dư nợ đạt 870.038 triệu đồng với số lượng khách hàng 7.106 khách hàng, tăng so với năm 2015 là 479 khách hàng, tăng 208.261 triệu đồng, tỷ lệ tăng 31,5%.

Nguồn vốn huy động tại ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Phú Lương tăng trưởng đều qua các năm, năm 2014 và năm 2015 nguồn vốn huy động tại đia phương đã đáp ứng được hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương.

Riêng năm 2016 các xã, thị trấn trong huyện đã thành lập tổ vay vốn thong qua tổ chức hội tổ chức họp tuyên truyền các sản phẩm dịch vụ tới bà con nhân dân tại các xóm xã trong huyện do vậy nhu cầu vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương tăng cao Agribank chi nhánh huyện Phú Lương phải vay vốn của Agribank để đáp ứng nhu cầu vốn, nguồn vốn không đáp ứng

được không chủ động được trong hoạt động kinh doanh, công tác huy động vốn có phát triển mạnh thì cơng tác tín dụng mới phát triển theo. Nguồn vốn phát triển tốt là tiền đề cho cơng tác phát triển tín dụng.

Vì vậy Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyêncần phải chú trọng phát triển nguồnvốn từ địa phương hơn nữa, nếu đạt được tỷ lệ nợ quá hạn trong giới hạn cho phép thì sẽ có ảnh hưởnglớn đến hiệu quả kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương.

3.1.3.1. Dư nợ phân theo thời gian cho vay

Trong cơ cấu dư nợ theo thời gian, dự nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ caonhất, năm 2014 dư nợ ngắn hạn chiếm 59,8 % dư nợ trung và dài hạn chiếm 40,2 % trên tổng dư nợ, năm 2015 dư nợ ngắn hạn chiếm 62 % dư nợ trung và dài hạn chiếm 38 % tổng dư nợ, năm 2016 dư nợ ngắn hạn chiếm 64,1% tổng dư nợ, dư nợ trung hạn chiếm 35,4 % và dư nợ dài hạnchiếm tỷ lệ 0,5%. Qua đây ta thấy, Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên chú trọng đầu tư vào cho vay những đối tượng có vịng quay thu hồi vốn nhanh, tạo ra vịng quay vốn lớn, kiểm tra, kiểm sốt được luồng tiền chặt chẽ (như kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi lợn gà….)., từng bước giảm số tiền cho vay trung và dài hạn, qua đó từng bước hạn chế số tiền cho vay trung và dài hạn dẫn đến sử dụng sai mục đích, rủi ro tín dụng lớn. Tất cả những mục tiêu trênnhằm từng bước giảm thiểu số nợ quá hạn của ngân hàng.

Bảng 3.3. Tình hình hoạt động tín dụng phân chia theo thời gian Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số tiền (triệu.đ) % Số tiền (triệu.đ) % Số tiền (triệu.đ) % Tổng dư nợ 555.663 100 661.777 100 870.038 100 Trong đó: Dư nợ ngắn hạn 332.015 59,8 410.235 62 557.252 64,0 Dư nợ trung hạn 220.644 39,7 248.556 37,6 308.151 35,5 Dư nợ dài hạn 3.004 0,5 2.986 0,4 4.635 0,5

3.1.3.2. Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Trong cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế tại Agribank Chi nhánh huyện Phú Lýõng Thái Nguyên thì dư nợ cho vay hộ gia đình và cá nhân ln chiếm trên 90% tổng dư nợ. Địa bàn hoạt động là trung du miền núi phía Bắc chủ yếu là các hộ thuần nông và buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp nhỏ.

Số lượng doanh nghiệp ít, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Tuy nhiên dư nợ theo thành phần kinh tế không đồng đều này không làm ảnh hưởng tới thu nhập và lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Ngun nhưng chi nhánh cũng cần đẩy mạnh gói tín dụng đối với ngành nghề đặc thù của địa bàn như chăn nuôi gia súc, chế biến lâm sản, dịch vụ lâm nghiệp, dịch vụ vận tải.

Bảng 3.4. Tình hình hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số tiền (triệu.đ) % Số tiền (triệu.đ) % Số tiền (triệu.đ) % Tổng dư nợ 555.663 100 661.777 100 870.038 100 Trong đó:

Dư nợ doanh nghiệp 22.507 4,0 32.105 4,8 49.344 5,7 Dư nợ hộ gia đình và cá nhân 533.156 96 629.672 95,2 820.694 94,3

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2014, 2015, 2016)

3.1.3.3. Dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm

Qua biểu số liệu cho ta thấy dư nợ cho vay của chi nhánh chủ yếu là có tài sản bảo đảm là bất động sản chiếm trên 60% tổng dư nợ, dư nợ khơng có tài sản bảo đảm chiếm trung bình là trên 30% trong tổng dư nợ. Từ tháng 7 năm 2015, khi nghị định 55/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của chính phủ về một số chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn thay thế NĐ số 41/NĐ-CP có hiệu lực chi nhánh đã áp dụng cho vay khơng có bảo đảm đối với khách hàng đáp ứng đủ điều kiện theo Nghị định, như:

xuất nông nghiệp tối đa 50 triệu đồng

- Hộ gia đình và cá nhân cư trú tại địa bàn nông thôn tối đa 100 triệu đồng - Hộ gia đình đầu tư cây cơng nghiệp, cây ăn quả tối đa 200 triệu đồng - Tối đa 300 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh

- Tối đa 500 triệu đồng đối với hộ ni trồng, khai thác hải sản có hợp đồng tiêu thụ với tổ chức chế biến xuất khẩu

- Tối đa 1 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động kinh doanh trên địa bàn nơng thơn

Vì vậy dư nợ khơng có tài sản bảo đảm sang năm 2016 tăng số tuyệt đối 106.457 triệu đồng với tốc độ tăng 49,1% so với năm 2015. Tuy nhiên với số lượng cho vay khơng bảo đảm khi có số lượng nợ quá hạn phát sinh thì chi nhánh phải trích lập dự phịng rủi ro lớn làm ảnh hưởng tới thu nhập của chi nhánh

Bảng 3.5. Tình hình hoạt động tín dụng có bảo đảm tài sản Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) Số tiền (triệu.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu.đ) Tỷ trọng (%) 2015/2014 2016/2015 Tốc độ phát triển (%) Tốc độ phát triển (%) Tổng dư nợ 555.663 100 661.777 100 870.038 100 119,1 131,47 Dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm 374.629 67,4 444.815 67,2 546.619 62,8 118,73 122,89 Dư nợ cho vay khơng có tài sản bảo đảm 181.034 32,6 216.962 32,8 323.419 37,2 119,85 149,07

3.1.3.4. Dư nợ phân theo ngành kinh tế

Để giảm rủi ro Agribank chi nhánh huyện Phú Lương đã đầu tư vào tất cả các ngành nghề trên địa bàn huyện, tốc độ tăng trưởngdư nợtheo ngành kinh tế qua các năm khơng đồng đều, tuy nhiên thì ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thương mại dịch vụ luôn chiếm dư nợ và tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ ngành kinh tế, phù hợp với điều kiện tự nhiên, định hướng phát triển kinh tế của huyện Phú Lương. Các ngành khác luôn được quan tâm, tuy nhiên chiếm tỷ lệ nhỏ.

Bảng 3.6. Tình hình hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên

Chỉ tiêu Năm So sánh 2014 (triệu.đ) 2015 (triệu.đ) 2016 (triệu.đ) 2015/2014 2016/2015 Tốc độ phát triển (%) Tốc độ phát triển (%) Tổng dư nợ 555.663 661.777 870.038 119,1 131,47 Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp 186.134 222.329 327.474 119,45 147,29 Ngành thủy sản đảm 3.043 3.737 4.128 122,81 110,46 Ngành CN-TTCN 67.384 71.827 65.947 106,59 91,81 Thương mại, dịch vụ 258.844 312.881 402.840 120,88 128,75 Tiêu dùng đời sống 40.258 51.003 69.649 126,69 136,56 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2014, 2015, 2016)

3.1.3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2016

Phải đối mặt với nhiều thử thách từ ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước, thị trường tài chính có nhiều biến động và sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác. Thêm vào đó việc thực hiện đề án tái cơ cấu giai đoạn 2014-2016 gặp nhiều khó khăn, vướng mắc từ cơ chế, chính sách chưa đầy đủ, kịp thời. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo cấp trên, sự quan tâm của Đảng ủy, Chính quyền địa phương; bên cạnh đó là sự lựa chọn mục tiêu, giải pháp kinh doanh phù hợp, sự đoàn kết của toàn thể cán bộ viên chức dưới sự điều hành quyết liệt, đúng hướng của ban lãnh đạo chi nhánh, Agribank chi nhánh huyện Phú Lương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và tự hào.

Bảng 3.7. Kết quả kinh doanh của Agibank CN huyện Phú Lương giai đoạn 2014 - 2016 TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số tiền (triệu.đ) % Số tiền (triệu.đ) % Số tiền (triệu.đ) % I. Tổng thu 57.273 100 65.393 100 84.220 100 1. Thu lãi cho vay 51.534 90 57.629 88,1 73.834 87,7 2. Thu ngồi tín dụng 5.739 10 7.764 11,9 10.386 12,3 II Tổng chi 40.669 100 44.415 100 57.798 100 1. Chi trả lãi tiền gửi 29.322 72,1 30.742 69,2 39.830 68,9 3. Chi khác 11.347 27,9 13.673 30,8 17.968 31,1 III. Chênh lệch thu chi 16.604 20.978 26.422

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các nãm của Agribank Có thể thấy chênh lệch tổng thu trừ tổng chi qua các năm đều tăng bình qn từ 26% do đó lợi nhuận của ngân hàng tăng. Sự tăng trưởng này là nhờ các biện pháp tăng doanh thu (Tổng doanh thu năm 2015 tăng 8.120 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2014) và hạn chế các khoản chi phí khơng cần thiết (chi phí năm 2015tăng 3.746 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2014). Năm 2016 tổng thu tăngdo nhiều nguyên nhân như dư nợ tăng, lãi suất tiền vay ổn định, lãi suất tiền gửi biến động giảm nhẹ, biên độ chênh lệnh lãi suất tiền gửi và tiền vay tăng, bên cạnh đó chi phí năm 2016 tăng cao tăng 15.383 triệu đồng, tốc độ tăng 34,6%. Năm 2016 tăng tổng chi phí là do nguồn tiền gửi năm 2015 tăng mạnh, chi nhánh tiến hành sửa chữa lớn trụ sở trung tâm và xây dựng lại Phòng Giao dịch Giang Tiên, chi nhánh đã tổ chức thành cơng họp triển khai tun truyền tới các xóm trong huyện về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và thành lập, chi hoa hồng được 222 tổ vay vốn thông qua tổ chức hội Phụ nữ và nông dân các xã, ngồi ra chi phí khác cũng tăng lên do chi nhánh mở rộng tín dụng và nguồn vốn của chi nhánh không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh phải vay Agribank. Tuy nhiên chênh lệch thu chi vẫn có kết quả khả quan tăng 26%… Nhìn chung Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên đã đạt được những kết quả về doanh thu và thu nhập tăng cao so với các đơn vị cùng quy mô khác.

Với những kết quả đạt được, Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên 2 năm liền đạt danh hiệu Chi nhánh hoàn thành xuất sắc nhất tất cả các

chỉ tiêu kế hoạch trong Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm tiếp theo, Agribank chi nhánh huyện Phú Lương tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch, nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn tại agribank chi nhánh huyện phú lương thái nguyên (Trang 46 - 52)