Phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn tại agribank chi nhánh huyện phú lương thái nguyên (Trang 98)

Phần 4 Kếtquả nghiên cứu và thảo luận

4.5.4.Phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh

4.5. Giải pháp quản trị nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương

4.5.4.Phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh

Lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực chứa đựng rủi ro cao nên địi hỏi nhân viên phải có sự am hiểu về thị trường, kinh nghiệm và trình độ chuyên mơn sâu, có đạo đức nghề nghiệp.Yếu tố con người ln giữ vai trị quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, là người thực hiện các hoạt động kinh doanh thực tế tại chi nhánh dựa trên các quy định của pháp luật và quy định nội bộ của Agribank, của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên. Do đó chi nhánh cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong chi nhánh, manglại tính cạnh tranh cho chi nhánh.

Trong đó có chính sách đào tạo, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ nhân viên làm việc trong chi nhánh. Chú trọng đến việc đào tạo cán bộ, ngoài việc cử cán bộ đi học các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ thì chi nhánh cịn cần tạo điều kiện cho cán bộ học tập nâng cao trình độ (thạc sĩ, tiến sĩ).

Xây dựng và áp dụng quy tắc đạo đức nghề nghiệp, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, tăng cường tính chịu trách nhiệm cá nhân trong quá trình thực hiện nghiệp vụ khi gây tổn thất cho chi nhánh và khách hàng. Các cán bộ cần có một sự hiểu biết vững chắc về những giá trị cốt lõi và các tuân thủ quy tắc đạo đức của chi nhánh để có thể tiếp tục phát triển một cách bền vững, vượt qua được các thử thách cũng như hạn chế được những rủi ro. Vì vậy chi nhánh nên tổ chức các kỳ đào tạo về quy tắc đạo đức với sự tham gia của toàn bộ nhân viên của chi nhánh. Tại những buổi đào tạo, nhân viên không những được phổ biến, cập nhật thơng tin mà cịn là nơi chia sẻ, thảo luận về các trường hợp thực tế gặp phải để giảm thiểu rủi ro có thể có cho mỗi cá nhân và cho chi nhánh.

Việc phân cơng, bố trí lao động phải được chi nhánh quan tâm, từng bước bố trí lại cán bộ cho phù hợp với trình độ, khả năng chun mơn và u cầu chung của cơng việc. Từ đó, quyền cấp tín dụng được phân định rõ ràng đối với từng cán bộ tín dụng tại chi nhánh dựa trên năng lực và tư cách, trình độ và kinh nghiệm.

Thường xuyên quản lý giám sát cán bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao để chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện tiêu cực dẫn đến vi phạm đạo đức nghề nghiệp,nhằm ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro do vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ tại chi nhánh.Tùy thuộc vào bản chất của từng nghiệp vụ tín dụng, mà chi nhánh xác định hạn mức rủi ro cho các nghiệp vụ tín dụng của mình, hạn mức rủi ro cho các cá nhân tham gia vào các nghiệp vụ chịu rủi ro. Trong vấn đề tuyển dụng cán bộ mới phải chặt chẽ hơn, nhằm tìm được nguồn cán bộ chuyên nghiệp, thực sự có năng lực.Chi nhánh cần xây dựng một quy trình tuyển dụng chặt chẽ và khoa học, chủ động tìm kiếm những người có trình độ, kinh nghiệm nhằm tăng cường lao động đáp ứng yêu cầu phát triển của chi nhánh.

Có cơ chế động lực, khuyến khích trong cơng tác tín dụng, thưởng phạt rõ ràng. Cần kèm theo chính sách chế tài để sự phát triển tín dụng được khách quan hơn, hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh, nâng cao chất lượng trong công tác quản trị nợ quá hạn tại chi nhánh.

Thực hiện thay đổi chính sách chi trả thu nhập phù hợp với sự đóng góp của mỗi cá nhân và đảm bảo sự công bằng trong nội bộ, cạnh tranh trên thị trường, cũng như nuôi dưỡng động lực cho nhân viên. Nhưng cơ chế đãi ngộ (kể cả chế độ chi trả thu nhập cho Ban Giám đốc) của chi nhánh bao gồm chính sách

lương, khen thưởng và các chính sách thu nhập khác phải đảm bảo không mâu thuẫn với chiến lược quản trị rủi ro và khơng khuyến khích các cán bộ thực hiện các hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn hoặc có nhiều rủi ro trong khi chưa đủ kiến thức và khả năng để kiểm soát rủi ro.

4.5.5. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin có hiệu quả tại chi nhánh

Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động tín dụng là cần thiết nhằm hỗ trợ chi nhánh trong q trình cấp tín dụng, từ đó tăng hiệu quả của hoạt động tín dụng. Đảm bảo hệ thống cơng nghệ hoạt động ổn định, tiên tiến nhằm tăng cường phát hiện,cảnh báo và kiểm sốt tín dụng nhằm nhận diện các yếu tố rủi ro, đo lường và giám sát những món vay được sâu sát, chặt chẽ hơn.

Bằng việc sử dụng các phần mềm tin học giúp quá trình cho vay kịp thời, nhanh chóng và đảm bảo khoản tín dụng được cấp được theo dõi tại chi nhánh huyện Phú Lương Thái Ngun và Hội sở chính của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam.

Chi nhánh phải có hệ thống thơng tin quản lý để cung cấp thơng tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và tình hình rủi ro cho Ban Giám đốc của chi nhánh.Công nghệ thông tin giúp xây dựng được cơ sở thơng tin khách hàng đầy đủ và chính xác, phân tích được khoản tín dụng được cấp và tài sản đảm bảo tiền vay.

Hệ thống thông tin quản lý được dựa trên nền tảng công nghệ đảm bảo theo dõi liên tục và báo cáo đầy đủ, kịp thời các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng, nguồn cơ sở dữ liệu và các quy trình để đo lường và theo dõi rủi ro được quy định bằng văn bản và được kiểm tra độ tin cậy thường xuyên và liên tục; cung cấp các báo cáo, trao đổi thông tin để theo dõi các rủi ro và việc tuân thủ các hạn mức rủi ro, mức chấp nhận rủi ro, mục tiêu chiến lược quản lý rủi ro và so sánh tình hình thực tế với dự kiến đảm bảo phù hợp với các hoạt động của công ty; báo cáo chính xác, kịp thời và đầy đủ thông tin để xác định các xu hướng bất lợi và đánh giá về mức độ rủi ro cho Ban Giám đốc và các cá nhân có thẩm quyền đưa ra các quyết định có rủi ro.

4.5.6. Thực hiện chính sách khách hàng

Chính sách khách hàng hỗ trợ cho chi nhánh trong việc chăm sóc khách hàng, nắm được tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và nhu cầu của khách hàng, từ đó là cơ sở để thiết lập và duy trì quan hệ tín dụng với khách hàng. Dựa trên việc xây dựng chính sách khách hàng có hiệu quả, thì chi nhánh

sẽ có được một cơ sở khách hàng lớn, ngân hàng sẽ có khả năng đáp ứng ở mức tối đa nhu cầu, mong muốn đối với khách hàng của chi nhánh.

Phân nhóm khách hàng, xác định điều kiện của từng khách hàng để có khả năng tiếp cận và có phương pháp, chính sách đểphù hợp hơn, sâu sát hơn với nhu cầu của khách hàng.

Xác định nhóm khách hàng mục tiêu để có chính sách khách hàng phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả năng tiếp cận của từng nhóm khách hàng. Đồng thời thường xuyên có kế hoạch đánh giá định kỳ nhằm chỉnh sửa, bổ sung danh mục sản phẩm phù hợp với yêu cầu thực tế của khách hàng và của thị trường.

Việc phát triển chính sách khách hàng giúp chi nhánh tạo được cơ sở khách hàng và có khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng đối với từng khách hàng với nhu cầu vay vốn khác nhau.Hơn nữa, dựa trên hệ thống chăm sóc khách hàng chun nghiệp thì chi nhánh có khả năng kiểm tra điều kiện khách hàng từ trước khi cho vay, trong quá trình sử dụng vốn vay và sau khi cho vay.

4.5.7. Thực hiện chiến lược đa dạng hóa trong kinh doanh

Chi nhánh nên thực hiện chiến lược đa dạng hóa kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng để tránh trạng thái tập trung rủi ro. Chiến lược đa dạng hóa nên được thực hiện theo các hướng đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn bằng việc đưa ra các gói sản phẩm tiền gửi, tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi với các kỳ hạn huy động, mức lãi suất khác nhau, đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước bao gồm cho cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, vay vốn lưu vụ, cho vay hợp vốn... với các kỳ hạn phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách hàng và khả năng nguồn vốn của ngân hàng, đa dạng hóa các đối tượng khách hàng vay vốn (khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp lớn) và đa dạng hóa lĩnh vực khách hàng vay vốn (bên cạnh lĩnh vực chủ yếu nơng nghiệp thì cần mở rộng sang các lĩnh vực ngành nghề khác).Chiến lược giúp cho chi nhánh tránh việc bị phụ thuộc một hoặc một số ít khách hàng, một số ít nhà cung cấp vốn, một lĩnh vực (nơng nghiệp) có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của chi nhánh.

Chiến lược đa dạng hóa giúp ngân hàng đa dạng được nguồn vốn hoạt động kinh doanh và khai thác tối đa các hình thức huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trên cơ sở phát triển các hình thức cấp tín dụng đối với các ngành

nghề khác nhau và các sản phẩm dịch vụ khác nhằm mang lại lợi nhuận tối đa cho chi nhánh.

4.5.8. Sử dụng cơng cụ tín dụng phái sinh trong quản trị rủi ro

Chứng khoán phái sinh (derivative securities) là loại chứng khốn được hình thành dựa trên một loại tài sản cơ sở (hay còn gọi là tài sản gốc) nhất định và giá trị của nó phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở đó. Các tài sản cơ sở của chứng khốn phái sinh có thể là hàng hóa, ngoại tệ, cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, chứng khoán nợ…

Về bản chất, chứng khoán phái sinh là hợp đồng giữa tối thiểu hai bên tham gia về một giao dịch sẽ diễn ra trong tương lai. Các bên có thể sử dụng chứng khốn phái sinh như một cơng cụ để phịng ngừa rủi ro hoặc tìm kiếm lợi nhuận từ những biến động của giá tài sản cơ sở (như giá cổ phiếu, giá trái phiếu, tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá các loại hàng hóa…).

Chứng khốn phái sinh được chia thành bốn loại chính:

- Hợp đồng kỳ hạn: là thỏa thuận pháp lý giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước tại ngày giao dịch.

- Hợp đồng tương lai: là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên thị trường giao dịch tập trung.

- Hợp đồng quyền chọn: là thỏa thuận pháp lý trong đó một bên có quyền yêu cầu thực hiện và bên kia có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã xác định trước trong hợp đồng trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương lai.

- Hợp đồng hốn đổi: là thỏa thuận pháp lý trong đó hai bên cam kết hốn đổi dịng tiền của cơng cụ tài chính của một bên với dịng tiền của cơng cụ tài chính của bên cịn lại trong một khoảng thời gian nhất định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc điểm của chứng khoán phái sinh:

- Mỗi chứng khoán phái sinh được tạo lập dựa trên tối thiểu một loại tài sản cơ sở và có giá trị gắn liền với giá trị của tài sản cơ sở đó.

- Chứng khốn phái sinh khơng xác nhận quyền sở hữu đối với tài sản cơ sở mà chỉ thể hiện sự cam kết, quyền và/hoặc nghĩa vụ sẽ phát sinh trong tương lai giữa hai bên tham gia hợp đồng.

- Chứng khoán phái sinh là cơng cụ gắn liền với địn bẩy tài chính. Mang tính chất đầu tư vào sự biến động giá/giá trị của tài sản chứ không phải là đầu tư vào tài sản thực sự, giao dịch chứng khoán phái sinh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất nhỏ so với việc đầu tư trên thị trường tài sản cơ sở.Theo đó, tiềm năng lợi nhuận đối với nhà đầu tư có thể rất lớn song rủi ro tiềm ẩn cũng khơng phải là nhỏ vì dự báo của nhà đầu tư về chiều hướng và mức độ biến động giá tài sản cơ sở có thể đúng nhưng cũng có thể sai trong thực tế.

Dựa trên việc xây dựng và phát triển TTCK phái sinh Việt Nam vào năm 2017, thì chi nhánh có khả năng thực hiện việc quản trị rủi ro bằng cách sử dụng các hợp đồng tín dụng phái sinh để phịng ngừa rủi ro. Thị trường chứng khoán phái sinh cung cấp kênh quản lý rủi ro thể hiện ở việc giúp chi nhánh đa dạng hóa danh mục đầu tư, phân bổ tài sản đầu tư hợp lý hơn và sử dụng là cơng cụ phịng hộ rủi ro phát sinh từ biến động giá của tài sản cơ sở.

Cơng cụ tín dụng phái sinh mà chi nhánh có thể sử dụng để phịng ngừa rủi ro là hợp đồng hốn đổi rủi ro tín dụng (Credit Default Swap - CDS), hợp đồng quyền chọn tín dụng (Credit Default Option), hợp đồng trao đổi tổng số thu nhập (Total Return Swap), trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng (Credit Linked Note).

Sử dụng công cụ phái sinh tín dụng là một biện pháp chủ động để tái cấu trúc rủi ro tín dụng trong danh mục mà không làm thay đổi cơ cấu của bảng cân đối kế tốn. Ngồi ra, cơng cụ phái sinh tín dụng giúp chi nhánh giải quyết sự đối nghịch trong việc phát triển các mối quan hệ tín dụng với việc đa dạng hóa danh mục.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu tạo ra lợi nhuận nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro trong q trình cấp tín dụng và thu hồi vốn của chi nhánh. Q trình phân tích những cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, những hoạt động về công tác huy động vốn, những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến vấn đề nợ quá hạn … của các ngân hàng thương mại nói chung và Chi nhánh cho Agribank chi nhánh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên nói riêng, đã đưa ra những phân tích, quan điểm để cụ thể hóa vần đề quan tâm phân tích và nghiên cứu là công tác “Quản trị nợ quá hạn”.

Luận văn đi từ cơ sở lý luận đến thực tiễn của vấn đề để làm sáng tỏ và giảm thiểu về nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh của thống ngân hàng thương mại.

Luận văn đã phân tích các nội dung của cơng tác quản trị nợ, đánh giá và xử lý nợ quá hạn của ngân hàng, các nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời luận văn chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác quản trị nợ q hạn, để qua đó có những đề xuất về giải pháp công tác Quản trị nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Công tác Quản trị nợ quá hạn tốt sẽ là tiền đề để cho Agribank chi nhánh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên phát triển tốt và bền vững.

Trên cơ sở định hướng hoạt động của Agribank, Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên và kết quả đánh giá hoạt động quản trị nợ quá hạn thực tế tại chi nhánh để từ đó đưa ra các giải pháp quản trị nợ quá hạn tại chi nhánh, giúp hạn chế phát sinh nợ quá hạn, nâng cao năng lực cạnh tranh và tình hình tài chính của chi nhánh.

5.2. KIẾN NGHỊ

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cần phải thực hiện tái cấu trúc theo hướng hoàn thiện bộ máy hoạt động của ngân hàng, xây dựng cơ chế, chính sách tín dụng, cơ chế quản lý các khoản nợ quá hạn phát sinh tại các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng.

Để đảm bảo an toàn, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động cho vay, Agribank cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế nhiều văn bản có liên quan đến hoạt động tín dụng.

Việc kiểm soát nợ quá hạn: ngân hàng trực tiếp theo dõi tình hình diễn biến nợ xấu tồn hệ thống; ban hành văn bản chỉ đạo chi nhánh thường xuyên chủ động rà soát, nắm bắt khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, nhất là các khoản nợ có khả năng phải chuyển sang nợ quá hạn trong kỳ, báo cáo phương án xử lý nợ có khả năng chuyển nợ quá hạn; chủ động kiểm soát được nợ quá hạn phát sinh.

Ngân hàng cần giao kế hoạch xử lý nợ xấu đến từng chi nhánh, từng cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn tại agribank chi nhánh huyện phú lương thái nguyên (Trang 98)