Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn tại agribank chi nhánh huyện phú lương thái nguyên (Trang 36 - 41)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nợ quá hạn của một số ngân hàng trong nước

2.2.1.1. Kinh nghiệm của chi nhánh ngân hàng HDBank Vũng Tàu

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh BR-VT, trong 8 tháng qua, các chi nhánh TCTD trên địa bàn tiếp tục triển khai các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất VNĐ, trong đó: đối với khách hàng DN nhỏ và vừa đang trực tiếp sản xuất kinh doanh, các khoản vay thuộc lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu được áp dụng lãi suất ngắn hạn từ 5%-7%, trung và dài hạn từ 7% - 9,5%; chương trình đồng hành cùng DN có lãi suất ngắn hạn 5%, trung và dài hạn 6,5% - 7%/năm; chương trình kết nối “Ngân hàng - Doanh nghiệp năm 2016”, lãi suất ngắn hạn từ 4,5% - 7%/năm, trung và dài hạn từ 6,5% - 9%/năm... Đến đầu tháng 9 - 2016, tổng dư nợ đầu tư cho các thành phần kinh tế của các TCTD đạt 46.250 tỷ đồng, tăng 10,94% so với đầu năm, tương đương 4.560 tỷ đồng.

Nguồn vốn đầu tư của các TCTD trong thời gian qua góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, đi đôi với tăng trưởng dư nợ cho vay, vấn đề ngăn ngừa nợ xấu phát sinh (theo phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5) và xử lý nợ quá hạn luôn được các TCTD đặc biệt quan tâm. Giám đốc một chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn cho biết, do khó khăn chung của nền kinh tế, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay vốn, nên tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh này có nguy cơ tăng. Do đó, chi nhánh đã thành lập một tổ công tác chuyên xử lý nợ quá hạn, cơ cấu lại nợ, đồng thời tăng cường nghiệp vụ thẩm định hồ sơ, dự án đầu tư của khách hàng trước khi quyết định việc cho vay.

Nhận thức nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh tiền tệ, do vậy, cùng với với hoạt động cho vay trong 8 tháng qua, các chi nhánh TCTD trên địa bàn cũng đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, nhằm giúp khách hàng chủ động cân đối lại nguồn vốn, trả nợ đúng hạn, giảm nợ xấu phát sinh. Đến nay, các chi nhánh TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 288 khách hàng với dư nợ 651,2 tỷ đồng, trong đó có 6 khách hàng DN được cơ cấu lại nợ với dư nợ 565 tỷ đồng. Nhờ vậy, đến cuối tháng 8-2016, nợ xấu trên địa bàn chiếm 2,59%/tổng dư nợ, tương đương khoảng 1.200 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Lợi, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh BR-VT cho biết: Khơng có quy định chung về tỷ lệ nợ xấu cho toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, nhằm bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, tránh gây tác động xấu đến nền kinh tế, cách đây hơn 1 năm, cùng với việc áp dụng chuẩn mới cho phân loại nợ tín dụng, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành văn bản hợp nhất yêu cầu các TCTD có nợ xấu từ 3% trở lên so với tổng dư nợ, phải triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý nợ quá hạn để đưa nợ xấu xuống dưới 3% và hoàn thành kế hoạch xử lý nợ xấu được NHNN phê duyệt trước ngày 30-9-2015. TCTD nào chưa đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3% trước thời hạn này sẽ không được xem xét, chấp thuận đề nghị mở mới chi nhánh, phòng giao dịch, lắp thêm máy ATM, mở mới văn phòng đại diện, cung cấp dịch vụ mới, nghiệp vụ kinh doanh mới… Như vậy, việc giảm nợ xấu khơng phải chỉ tính chung cho cả hệ thống mà được áp dụng đối với từng hệ thống TCTD cụ thể.

Hiện nay, việc giữ tỷ lệ nợ xấu dưới 3% vẫn đang được từng hệ thống TCTD áp dụng làm quy chuẩn để triển khai các giải pháp tổ chức thực hiện xử lý nợ quá hạn. “Cơ quan thanh tra - giám sát của Chi nhánh NHNN tỉnh BR-VT thường xuyên thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để hỗ trợ, chấn chỉnh, nhắc nhở các chi nhánh TCTD trên địa bàn giữ tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3% trên tổng dư nợ của từng đơn vị”.

2.2.1.2. Kinh nghiệm của chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đắc Nơng

Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh, tính đến hết năm 2015, nợ quá hạn vốn vay ưu đãi trên địa bàn tỉnh là hơn 12 tỷ đồng, chiếm 0,7% so với tổng dư nợ. Trong năm 2016, với mục tiêu phấn đấu đưa tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 0,5% so với tổng dư nợ, ngay từ đầu năm, Chi nhánh đang tập trung đẩy mạnh nhiều giải pháp.

Thực tế, trong tổng số hơn 12 tỷ đồng nợ xấu tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh, số nợ đối với những trường hợp đang còn dư nợ nhưng đã rời khỏi địa phương chiếm tỷ lệ khá lớn, với hơn 5 tỷ đồng. Thời gian qua, việc phối hợp trong công tác quản lý, giám sát đối tượng vay vốn giữa Chi nhánh NHCSXH với các địa phương chưa thực sự chặt chẽ đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng tín dụng trên địa bàn.

Ông Phạm Ḥa, Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Krông Nô cho hay: “Việc phối hợp giữa ngân hàng với các địa phương trong cơng tác xử lý

những hộ cịn dư nợ cố tình bỏ trốn còn nhiều điều đáng bàn. Bởi vì, về phía ngân hàng dựa trên danh sách các hộ dân đủ điều kiện vay vốn mà các xã gửi lên để giải ngân vốn, cịn việc rà sốt nơi ăn, chốn ở, điều kiện thì chính quyền sở tại mới là cấp quản lý trực tiếp. Cũng vì thế, ngân hàng rất khó nắm bắt được chính xác thời gian các hộ rời khỏi nơi cư trú để có biện pháp thu hồi nợ”.

Cũng theo ơng Phạm Hịa thì rút kinh nghiệm từ nhiều năm trước, hiện tại, nếu phát hiện các giao dịch mua bán, liên quan đến các hộ đang vay vốn, đơn vị sẽ phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn tạm thời ngừng giao dịch, nhằm tránh tình trạng người dân chưa trả nợ Nhà nước đã bán tài sản rời khỏi địa phương.

Theo ơng Đào Thái Hịa, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh, để hạn chế nợ quá hạn phát sinh, một trong những giải pháp đang được đơn vị đẩy mạnh triển khai là đối chiếu, phân tích nợ. Theo đó, đơn vị đã thành lập Ban chỉ đạo, phân công lãnh đạo, cán bộ xuống các phòng giao dịch tham gia cùng đối chiếu để hướng dẫn, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, từ đó, có hướng xử lý kịp thời.

Trong cơng tác đối chiếu nợ, đơn vị đã lồng ghép nội dung đối chiếu với cơng tác tun truyền về chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi, quyền và nghĩa vụ của người vay vốn, trả nợ, lãi… Việc ký cam kết trả nợ, lãi đối với những hộ chây ỳ không trả nợ, cũng như kiện toàn các tổ TK&VV yếu kém cũng được Chi nhánh quan tâm.

Cũng theo ơng Hịa, đối với những hộ đã rời khỏi địa phương, đơn vị phối hợp với các chi nhánh NHCSXH ngoài tỉnh, nơi mà các hộ tới định cư để tiến hành nắm bắt thơng tin. Về phía những hộ dân đã tìm được địa chỉ, Chi nhánh vận động các hộ từng bước hoàn trả tiền cho Nhà nước. Cịn những trường hợp có dấu hiệu bỏ trốn, Chi nhánh phối hợp với các địa phương thu hồi nợ trước khi giải quyết các thủ tục hành chính về chuyển nhà, chuyển khẩu, tách hộ, mua bán đất đai, nhà cửa, nhằm hạn chế các khoản nợ xấu tăng cao[18].

2.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với Agribank

Những năm gần đây, sau khi phải đối mặt với những rủi ro lớn gây tổn thất cho ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng xảy ra với tần suất khá cao, giá trị lớn thì buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam (cụ thể là với Agribank - ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất) phải chú trọng nhiều hơn đến hoạt động quản trị rủi tín dụng trong kinh doanh và dần tiếp cận tới các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp ước quốc tế Basel II.

Quản lý nợ quá hạn ở Việt Nam cần dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đã thực hiện, tuy nhiên việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính tốn đến các điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện nay như: kinh tế vĩ mô chưa ổn định; hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản đảm bảo là bất động sản; xử lý nợ xấu không được gây tổn thất lớn cho Chính phủ và bản thân ngân hàng. Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nợ xấu ở một số chi nhánh ngân hàng trong nước có thể rút ra bài học cho Agribank, đó là:

- Để quản lý nợ quá hạn có hiệu quả, cần phải có sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ).

Tạo được hệ thống pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cụ thể các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng của ngân hàng với các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.

Đồng thời, Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động tín dụng. Hỗ trợ các điều kiện về lãi suất, nguồn vốn để xử lý nợ quá hạn phát sinh trong hoạt động tín dụng.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty quản lý tài sản để xử lý các khoản nợ và tài sản xấu. Để đảm bảo AMC hoạt động hiệu quả, cần xác định rõ mơ hình hoạt động, hình thức sở hữu, nguồn vốn và phương thức xử lý nợ. Kinh nghiệm của các nước, thì AMC được thành lập trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, khi nợ xấu của các ngân hàng ở mức độ có thể gây nguy hiểm cho an ninh tài chính quốc gia.

- Bản thân ngân hàng Agribank phải tìm các cách thức xử lý nợ xấu phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế, hệ thống tài chính và đặc điểm riêng của hệ thống ngân hàng.

+ Hoạt động quản trị nợ quá hạn của ngân hàng cần đảm bảo: Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý các khoản tín dụng tập trung. Nhận diện sớm các dấu hiệu rủi ro,có cơ chế giám sát, phịng ngừa rủi ro và có các biện pháp xử lý nợ quá hạn phát sinh trong hoạt động tín dụng.

+ Tuân thủ chặt chẽ việc phân loại tín dụng theo thơng lệ quốc tế hướng tới lượng hóa rủi ro tín dụng, nhằm nâng cao khả năng quản lý nợ xấu, tập trung xử lý các khoản nợ xấu có hiệu quả, đồng thời ngăn chặn có hiệu quả các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai.

+ Theo tiêu chuẩn của Basel II, việc phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là cần thiết đối với Agribank nhằm chủ động được các rủi ro có thể xảy ra. Agribank cần phải thực hiện phân loại nợ và chủ động trích lập dự phịng rủi ro theo quy định.

+ Cơ chế quản lý nợ quá hạn được các ngân hàng thực hiện là quy định hạn mức tín dụng đối với từng loại hình tín dụng và các lĩnh vực khác nhau và đa dạng hóa danh mục tín dụng để hạn chế trạng thái tập trung rủi ro, tránh rủi ro đến từ các lĩnh vực có mức rủi ro cao, vượt quá khả năng chịu rủi ro của ngân hàng.

- Phải phân tích khách hàng và phân tích nợ nhằm đưa ra chính sách cải thiện nợ xấu cho chi nhánh.

- Cần phải phối hợp giữa ngân hàng với các địa phương trong công tác xử lý những hộ cịn dư nợ cố tình bỏ trốn.

- Nâng cao chất lượng, nghiệp vụ chun mơn của cán bộ tín dụng, huy động vốn nhất là chú trọng khâu thẩm định hồ sơ, điều kiện cam kết trả nợ, tư vấn món vay, khoản vay phù hợp với năng lực trả nợ cho chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn tại agribank chi nhánh huyện phú lương thái nguyên (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)