Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu, tài liệu thứ cấp: Thực hiện thu thập số liệu từ các nguồn thông tin công bố của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên (báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của ngân hàng, và báo cáo tình hình hoạt động của chi nhánh) và báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước (các văn bản quy phạm pháp luật và các số liệu thống kê được công bố).….
- Số liệu sơ cấp: Thu thập qua cuộc điều tra
+ Đối tượng điều tra: Phỏng vấn trực tiếp và qua email ban giám đốc 20 người, cán bộ tín dụng 120 người, 52 cán bộ thuộc phòng khác. Tổng số người được phỏng vấn là 192 người được thu thập bằng phương pháp trắc nghiệm và lấy ý kiến câu hỏi điều tra mở của các cán bộ Agribank chi nhánh huyện Phú Lương, Agribank chi nhánh huyện Phú Bình, Agribank chi nhánh huyện Đại từ là các chi nhánh cấp 2 thuộc agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên quản lý. Trong nội dung phỏng vấn nhằm nắm bắt thêm thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn tại ngân hàng trong thời gian qua. Từ đó có những phân tích, đánh giá sát thực với thực trạng, những khó khăn nguyên nhân, cơng tác kiểm sốt nợ và quản trị nợ quá hạn tại chi nhánh để đưa các giải pháp và định hướng trong những năm tới đối với nợ quá hạn.
+ Cấu trúc bảng hỏi: gồm 2 phần:
. Phần 1: Thông tin cá nhân đối tượng điều tra. . Phần 2: Nội dung đánh giá
- Các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới nợ quá hạn và công tác quản trị nợ quá hạn của ngân hàng thương mại 4 mức độ: Rất quan trọng, quan trọng, bình thường, khơng quan trọng.
- Cơng tác quản trị nợ quá hạn của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương, thông qua bảng hỏi được thiết kế thang đo Likert với 5 mức độ: 1 - rất không đồng ý; 2 - Khơng địng ý; 3 - Trung lập; 4 - Đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng ý.
+ Nội dung để xây dựng mẫu điều tra: Sử dụng mơ hình Servqual để điều tra, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới nợ quá hạn và công tác quản trị nợ quá hạn của ngân hàng thương mại: Địa bàn điều kiện tự nhiên, mức độ cạnh tranh, cơ chế chính sách, khả năng tài chính và tài sản bảo đảm, cơng tác tổ chức quản trị nợ quá hạn, công tác thẩm định phương án vay vốn, công tác kiểm tra giám sát của ngân hàng, đánh giá khả năng thực hiện của dự án của khách hàng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nợ quá hạn của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương về: xây dựng kế hoạch kiểm soát nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn; xây dựng quy chế vay vốn; công tác thẩm định khách hàng vay vốn; kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay; trích lập dự phịng rủi ro; cơng tác xử lý nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương.
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập được các thông tin sơ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thơng tin là số liệu định lượng thì tiến hành lập trên bảng biểu.
Bên cạnh đó, tiến hành tổng hợp các số liệu, báo cáo của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, số liệu của Agribank chi nhánh Phú Lương tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014 đến 2016. Đồng thời tổng hợp lại các phiếu điều tra thành một bảng thống kê. Sau đó sẽ tiến hành phân tích kết quả tổng hợp đó.
Thơng tin được tổng hợp vào máy tính phục vụ cho việc phân tích sau này sử dụng bộ cơng cụ Excel. Các thơng tin định tính sẽ được mã hóa trước khi nhập.
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mơ tả
Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp để phản ánh và phân tích mức độ của đối tượng: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân… cho các chỉ tiêu phấn tích như nguồn vốn huy đồng, nguồn cho vay, tổng dư nợ, nợ quá hạn, nợ quá theo các đối tượng, theo thành phần kinh tế… Từ những chỉ tiêu phản ánh mặt lượng này, rút ra nhũng kết luận về mặt chất của đối tượng nghiên cứu.
3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
qua các thời điểm, thời kỳ khác nhau, số liệu các năm từ 2014 đến năm 2016 về tình hình huy động vốn, sử dụng vốn để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, so sánh nợ quá hạn với tổng dư nợ… Từ đó thấy được sự biến động của chúng theo thời gian.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
3.2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá cơng tác tín dụng
Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hang đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó.
Doanh số thu nợ: Là tồn bộ các món nợ mà ngân hang đã thu về từ các khoản cho vay trong một khoảng thời gian nào đó.
Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hang hiện cịn cho vay bao nhiêu, cũng là khoản mà ngân hang cần phải thu về
Hệ số dư nợ: Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này q lớn hay nhỏ đểu khơng tốt bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hang thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.
Hệ số dư nợ (lần) = Tổng dư nợ
Tổng nguồn vốn huy động
Tỷ lệ nợ quá hạn ( %): Chỉ số này đo lượng chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng vủa ngân hàng này có
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Dư nợ quá hạn x 100 Tổng dư nợ cho vay
Thu nhập từ hoạt động tín dụng: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, so sánh trên tỷ trọng thu nhập ngân hàng ta có thế đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng và hiệu \quả của hoạt động tín dụng đối với tất cả các hoạt đọng thu lợi khác trong ngân hàng.
3.2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị nợ quá hạn của chi nhánh
- Chỉ tiêu về xây dựng kế hoạch kiểm soát nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn của chi nhánh.
Tiêu chí đánh giá xây dựng kế hoạch kiểm
soát nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn
=
Số lượng đối tượng điều tra đánh giá từng tiêu chí
x 100% Tổng số người khảo sát
Tiêu chí này cho biết cam kết cơng tác xây dựng kế hoạch kiểm sốt nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn ở mức độ nào. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian thực hiện hàng năm, điều chỉnh kế hoạch theo tình hình biến động của năm trước, nguồn nhân lực, khách hàng của chi nhánh để đánh giá. Điểm đánh giá tiêu chí này càng cao càng tốt.
- Chỉ tiêu về xây dựng quy chế vay vốn tại chi nhánh Tiêu chí đánh giá
xây dựng quy
chế vay vốn =
Số lượng đối tượng điều tra đánh giá từng tiêu chí
x 100% Tổng số người khảo sát
Tiêu chí này phản ánh công tác xây dựng quy chế vay vốn của chi nhánh ở mức độ nào. Tiêu chí đo lường bao gồm: đánh giá dựa vào quy chế của NHNN và Agribank hội sở; phân loại khách hàng; xây dựng quy trình cho vay khoa học; tình hình thực tế của địa bàn. Điểm đánh giá tiêu chí này càng cao càng tốt.
- Chỉ tiêu về công tác thẩm định khách hàng vay vốn tại chi nhánh Tiêu chí đánh giá
thẩm định khách hàng vay =
Số lượng đối tượng điều tra đánh giá từng tiêu chí
x 100% Tổng số người khảo sát
Tiêu chí này phản cơng tác thẩm định khách hàng vay vốn tại chi nhánh ở mức độ nào. Tiêu chí đo lường bao gồm: Thẩm định theo quy chế của chi nhánh, Hội sở và NHNN; Công khai, minh bạch với khách hàng; Nhân viên còn áp lực về số lượng khách hàng; Thường xuyên khai thác khách hàng mới. Điểm đánh giá tiêu chí này càng cao càng tốt.
- Chỉ tiêu về công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay tại chi nhánh Tiêu chí đánh giá
cơng tác kiểm tra, giám sát sử
dụng vốn vay =
Số lượng đối tượng điều tra đánh giá từng tiêu chí
x 100% Tổng số người khảo sát
Tiêu chí này phản ánh cơng tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay tại chi nhánh ở mức độ nào. Tiêu chí đo lường bao gồm: thực hiện định kỳ theo quý; Kiểm tra theo ý kiến của Ban lãnh đạo chi nhánh; Kiểm tra theo yêu cầu của Hội sở, ngành; Cán bộ cho vay là người kiểm tra. Điểm đánh giá tiêu chí này càng cao càng tốt.
- Chỉ tiêu về cơng tác trích lập dự phịng rủi ro của chi nhánh Tiêu chí đánh giá
cơng tác trích lập dự phòng rủi ro = =
Số lượng đối tượng điều tra đánh giá từng tiêu chí
x 100% Tổng số người khảo sát
Tiêu chí này phản ánh cơng tác trích lập dự phịng rủi ro của chi nhánh ở mức độ nào. Tiêu chí đo lường bao gồm: thực hiện hàng tháng; Ban lãnh đạo chi nhánh chú trọng; Lập dự phịng theo nhóm khách hàng; Điều chỉnh theo quy định của NHNN. Điểm đánh giá tiêu chí này càng cao càng tốt.
- Chỉ tiêu về công tác xử lý nợ quá hạn tại Chi nhánh Tiêu chí đánh giá
cơng tác xử lý nợ quá hạn =
Số lượng đối tượng điều tra đánh giá từng tiêu chí
x 100% Tổng số người khảo sát
Tiêu chí này phản ánh cơng tác công tác xử lý nợ quá hạn tại Chi nhánh ở mức độ nào. Tiêu chí đo lường bao gồm: Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng; Phân tích đánh giá khách hàng; Đo lường rủi ro nợ quá hạn; Xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro. Điểm đánh giá tiêu chí này càng cao càng tốt.