Thiết lập quy trình xửlý nợ quá hạn tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn tại agribank chi nhánh huyện phú lương thái nguyên (Trang 92 - 97)

Phần 4 Kếtquả nghiên cứu và thảo luận

4.5.2.Thiết lập quy trình xửlý nợ quá hạn tại chi nhánh

4.5. Giải pháp quản trị nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương

4.5.2.Thiết lập quy trình xửlý nợ quá hạn tại chi nhánh

- Khi xảy ra quá hạn (đặc biệt là nợ xấu), đòi hỏi Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên phải đưa ra các quyết sách nhanh chóng và kịp thời nhằm đảm bảo giảm thiểu tối đa tổn thất có thể có cho chi nhánh. Do đó, quy trình tín dụng phải được thực thi tại chi nhánh:

Trước khi gặp gỡ khách hàng, CBTD cần nắm bắt tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh hiện tại của khách hàng, các thông tin về lịch sử của các khoản tín dụng, tình hình vay trả nợ gần nhất và các nội dung khác liên quan đến hồ sơ tín dụng. Trên cơ sở các thơng tin nắm bắt được, CBTD rà sốt hồ sơ tín dụng

đảm bảo tính hợp lệ về mặt pháp lý, tính đầy đủ, trường hợp hồ sơ pháp lý chưa chặt chẽ, chi nhánh cần bổ sung đầy đủ một cách tối đa. Đặc biệt cần rà soát, xem xét hồ sơ tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng để đảm bảo hồ sơ phải đầy đủ, có hiệu lực pháp lý và khơng vi phạm tiêu chuẩn bảo đảm nào, đồng thời định giá lại toàn bộ tài sản đảm bảo để nắm được giá trị hiện tại của tài sản, xem xét các cơ hội bổ sung tài sản đảm bảo. CBTD còn cần phải nắm vững các khoản công nợ của khách hàng ngồi các nghĩa vụ tài chính với khách hàng.

Sau khi xem xét, nắm bắt đầy đủ thông tin trên, CBTD đánh giá nhận định được nguyên nhân cơ bản của rủi ro tiềm ẩn đối với khoản vay, đánh giá phương án kinh doanh của khách hàng hiện tại ở giai đoạn nào và hiểu rõ ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng, vị trí của khách hàng trên thị trường xem xét những ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong và ngồi nước đối với ngành nghề kinh doanh của khách hàng, thực trạng quản trị nội bộ của khách hàng, tài sản đảm bảo có được thế chấp trong nghĩa vụ tài chính khác khơng. Trên cơ sở đánh giá và nắm bắt tình hình của khách hàng, CBTD đánh giá được khả năng thu hồi nợ và phương án khắc phục sơ bộ. Sau khi gặp gỡ và làm việc trực tiếp với khách hàng, CBTD xác định được trách nhiệm và khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của khách hàng qua đó lập và đề xuất phương án xử lý thích hợp.

- Việc kiểm sốt rủi ro tín dụng phải được thực hiện trên hai phương diện: kiểm sốt từng khoản vay và giám sát danh mục tín dụng.

Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện dấu hiệu cảnh báo sớm để có hành động khắc phục kịp thời. Sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ để đánh giá tình trạng của khách hàng vay (cơng cụ kiểm sốt tín dụng), do đó hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cần được so sánh giữa các kỳ để theo dõi, phát hiện được những dấu hiệu cho thấy khả năng diễn biến xấu của khoản tín dụng, tình trạng khách hàng.

Việc kiểm soát từng khoản vay cũng được thực hiện thơng qua:Kiểm sốt tổng thể danh mục tín dụng để đánh giá chất lượng của danh mục tín dụng theo đúng chiến lược quản lý rủi ro của ngân hàng.

- Hoàn thiện việc nhận diện, đánh giá, phân loại nợ quá hạn:Nội dung quan trọng trong việc quản lý nợ q hạn đó chính là việc nhận diện, đánh giá và phân loại nợ. Ngân hàng thương mại từ đó mới có thể thực hiện việc phịng ngừa, hạn chế các khoản nợ quá hạn phát sinh, có phương án xử lý nợ quá hạn phù hợp.

Hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel II: Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ các số liệu thống kê lịch sử của chính ngân hàng cho các đối tượng khách hàng để tính tốn các thước đo rủi ro xác suất/khả năng xảy ra vỡ nợ (PD); tổn thất có thể xảy ra (LGD) và rủi ro vỡ nợ (EAD) cho các đối tượng khách hàng; đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chuyên gia. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là cơng cụ hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro của ngân hàng và phân loại nợ theo cả hai tiêu chí định lượng và định tính.

Chi nhánh phải có hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng để đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ của từng khách hàng. Mơ hình lượng hóa phải lượng hố các tiêu chí để đánh giá khả năng (xác suất) khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết và tổn thất khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết. Từ đó mỗi mức xếp hạng rủi ro phải phản ánh một mức độ rủi ro cụ thể của khách hàng hoặc khoản cấp tín dụng. Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng để quyết định lãi suất tín dụng, các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm của từng khoản cấp tín dụng cho khách hàng. Chi nhánh sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng khi đánh giá lần đầu, đánh giá định kỳ hoặc đánh giá đột xuất mức độ rủi ro của khách hàng hoặc một khoản tín dụng.

- Tùy từng trường hợp mà chi nhánh có thể đề xuất phương án xử lý các khoản nợ quá hạn như sau:

+ Hỗ trợ khách hàng tiếp tục kinh doanh: cơ cấu nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ), cho vay thêm, giảm hoặc miễn lãi...

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là nợ được chi nhánh điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và/hoặc gia hạn nợ cho khách hàng khi khách hàng khơng có khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng.

Đối với khoản nợ quá hạn phát sinh do nguyên nhân khách quan nhưng chưa phải là bất khả kháng, khách hàng còn tồn tại và hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và chi nhánh có đủ thơng tin để đánh giá khách hàng có khả năng phát triển trong tương lai thì chi nhánh có thể xem xét thực hiện cơ cấu lại nợ cho khách hàng nhằm giảm bớt sức ép trả nợ đến hạn, giúp khách hàng có được cơ hội để tiếp tục sản xuất kinh doanh và có nguồn thu trả nợ ngân hàng.

Tùy theo nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn và khả năng khôi phục của từng khách hàng để áp dụng biện pháp cơ cấu nợ phù hợp. Có thể cho gia hạn nợ

gốc và/hoặc lãi tiền vay, điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc và/ hoặc lãi, gia hạn nợ kết hợp với điều chỉnh kỳ hạn nợ. Trường hợp cần thiết và có đủ cơ sở có thể vừa cơ cấu lại nợ, vừa cho vay bổ sung để khách hàng hoàn thiện dự án, sớm đưa dự án vào vận hành để tạo thêm nguồn trả nợ.

Một số vấn đềAgribank chi nhánh huyện Phú Lương phải hết sức quan tâm thực hiện đó là thường xuyên theo dõi việc tổ chức sản xuất kinh doanh và thực hiện các cam kết của khách hàng với ngân hàng khi đề xuất cơ cấu nợ. Yêu cầu ngân hàng tuân thủ các điều kiện đã thỏa thuận, đôn đốc khách hàng thực hiện kế hoạch trả nợ theo cam kết, động viện khách hàng trả nợ vượt kế hoạch khi có điều kiện. Giải pháp này phải được thực hiện trên tinh thần hợp tác, thiện chí của khách hàng nhằm nỗ lực tạo điều kiện cho khách hàng có thời gian cải thiện hoạt động kinh doanh để có nguồn trả nợ ngân hàng chứ khơng chỉ đơn thuần là biện pháp để trì hỗn nợ xấu phát sinh tạm thời của ngân hàng. Do đó cần đặc biệt tập trung theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng sau khi cơ cấu nợ để kịp thời có những giải pháp hiệu quả thu hồi nợ.

Trên cơ sở tình hình cụ thể của khách hàng mà ngân hàng ra quyết định tiến hành phương án xử lý, đồng thời tiến hành xử lý nợ bằng dự phòng rủi ro đã trích lập.

+ Phát mại tài sản đảm bảo, địi nợ người bảo lãnh:

Khi khách hàng khơng thể tạo được nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các nguồn thu khác để trả nợ, khơng có đủ điều kiện để được xem xét cho cơ cấu lại nợ thì việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu nợ là biện pháp cần thiết. Q trình thực hiện cần phân tích cho khách hàng, người bảo đảm nhận thức đúng tình trạng của mình và biện pháp cần thiết tạo nguồn thu trả nợ ngân hàng để người vay, người bảo đảm đồng thuận cùng phối hợp thực hiện.

Trước tiên chi nhánh nên ưu tiên cho người vay, người bảo đảm tự bán tài sản dưới sự kiểm soát của ngân hàng về giá bán và phương thức thanh toán.Thực hiện biện pháp này sẽ tạo điều kiện cho khách hàng bán tài sản được giá hơn, tránh bị ép giá từ phía người mua, việc thực hiện các thủ tục pháp lý trong chuyển nhượng tài sản sẽ thuận tiện hơn.

Tiếp đến là chi nhánh phối hợp với khách hàng, người bảo đảm cùng bán tài sản. Trên cơ sở giá bán tài sản do hai bên cùng xác định, ngân hàng và khách hàng cùng tìm và giới thiệu người mua tài sản. Các thủ tục pháp lý trong việc

chuyển nhượng tài sản có thể do khách hàng cùng người mua thực hiện, hoặc do ngân hàng cùng người mua thực hiện.

Chi nhánh có thể nhận chính tài sản bảo đảm để khấu trừ khoản nợ. Việc định giá tài sản có thể được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa chi nhánh với khách hàng hoặc thuê cơ quan định giá theo quy định của pháp luật.

Cuối cùng là biện pháp thuê cơ quan bán đấu giá tài sản thực hiện bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

+ Sử dụng giải pháp pháp lý để đòi nợ (khởi kiện ra tòa);

Việc khởi kiện đòi nợ của ngân hàng trước tòa án là biện pháp pháp lý trong thu hồi nợ, đồng thời cịn mang tính phịng ngừa chung, tức là thơng qua hoạt động tố tụng góp phần răn đe những khách hàng dây dưa, chây ỳ không chịu trả nợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chi nhánh đúng theo cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Để đưa công tác thu hồi nợ xấu thông qua hoạt động tố tụng của ngân hàng được quản lý thống nhất và đảm bảo các bước theo quy định của pháp luật, chi nhánh Agribank huyện Phú Lương cần thực hiện những nội dung sau đây:

+ Tập trung rà soát lại tất cả những món nợ quá hạn từ nhóm 3 đến nhóm 5, lên danh sách những khách hàng khơng có thiện chí trả nợ, căn cứ vào thời hạn quá hạn cụ thể của từng khách hàng mà đưa vào danh sách khởi kiện.

+ Đôn đốc khách hàng trả nợ bằng văn bản đối với khách hàng nằm trong diện khởi kiện, tối thiểu 02 lần cho mỗi khách hàng (kể cả người thế chấp, bảo lãnh cho khoản vay) trước khi tiến hành lập hồ sơ khởi kiện bằng các hình thức: Biên bản đơn đốc trả nợ hoặc Thông báo yêu cầu trả nợ. Văn bản đơn đốc trả nợ có xác nhận của khách hàng (người bảo đảm) về việc đã nhận được thông báo được lưu hồ sơ vay vốn.

+ Tiến hành lập hồ sơ khởi kiện: Sau khi tập hợp đầy đủ hồ sơ, tài liệu của khoản vay, các cam kết trả nợ của khách hàng, ngân hàng tiến hành soạn thảo văn bản khởi kiện, đồng thời thông báo cho khách hàng lần cuối (gửi kèm theo văn bản khởi kiện của ngân hàng), trong đó ghi rõ thời hạn cuối cùng phải trả hết nợ nếu không muốn bị khởi kiện ra trước tịa án, phải chịu án phí và chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khác nhau để thuyết phục, đơn đốc khách hàng trả nợ nhưng khơng có kết quả.Đây là biện pháp tốn kém nhiều thời gian, chi phí và trong điều kiện thi hành pháp luật của Việt Nam hiện nay thì đây là biện pháp đạt kết quả thấp. Vì vậy cần cân nhắc kỹ đối tượng khách hàng khi đề nghị khởi kiện, tránh khuynh hướng khởi kiện đồng loạt hoặc coi nhẹ biện pháp thu nợ thông qua công tác tố tụng.

+ Bán các khoản nợ:

Bằng việc tham gia thị trường mua bán nợ, chi nhánh có thể xem xét bán các khoản nợ xấu cho các công ty mua bán nợ, các ngân hàng hoặc các chủ thể kinh tế khác…Việc mua bán nợ xấu sẽ giúp chi nhánh tập trung cho công việc kinh doanh mới của mình, thực hiện các biện pháp phịng ngừa nợ xấu hiệu quả mà khơng chịu ảnh hưởng từ việc giải quyết nợ tồn đọng với khách hàng. Hơn nữa, các chủ thể tiến hành mua bán nợ trên thị trường hoạt động chuyên nghiệp và tận dụng được lợi thế về thông tin, quy mô, quyền hạn…và đặc biệt không chịu áp lực từ mối quan hệ với khách hàng như chi nhánh nên công việc xử lý nợ xấu sẽ hiệu quả hơn.

Để thực hiện tốt biện pháp này (giải phóng được nợ, thu hồi nguồn vốn ở mức tối đa), ngoài điều kiện khách quan là thị trường mua bán nợ xấu phải phát triển thì bản thân chi nhánh cũng phải hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ của các khoản nợ đặc biệt là các giấy tờ của tài sản đảm bảo nợ vay, thực hiện các bước chuyển giao tài sản cần thiết (nếu có), để biến khoản nợ thực sự trở thành hàng hóa có tính thị trường.

- Chuyển nợ thành vốn góp:

Chi nhánh có thể chuyển các khoản nợ của khách hàng thành vốn góp của chi nhánh vào các doanh nghiệp mà chi nhánh đang cho vay vốn khi khách hàng gặp khó khăn, khơng có khả năng thanh tốn khoản nợ, với giải pháp chuyển nợ thành vốn góp thì cũnggiúp chi nhánh giảm được tỷ lệ nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn tại agribank chi nhánh huyện phú lương thái nguyên (Trang 92 - 97)