Thảo luận và đánh giá chung kếtquả quản trị nợ quá hạn tại Agribank Ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn tại agribank chi nhánh huyện phú lương thái nguyên (Trang 82 - 86)

Phần 4 Kếtquả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Thảo luận và đánh giá chung kếtquả quản trị nợ quá hạn tại Agribank Ch

HẠN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ LƯƠNG THÁI NGUYÊN 4.3.1. Thảo luận

Công tác quản trị nợ quá hạn của chi nhánh Agribank chi nhánh Huyện Phú Lương được khách hàng đánh giá nghiêm túc trong hoạt động quản trị nợ quá hạn. Đối tượng áp dụng công tác quản trị nợ quá hạn chính là khách hàng nên đã khái quát được các yêu tố ảnh hưởng cụ thể: mục đích vay vốn chiếm 49,4%; phương án sản xuất kinh doanh (chiếm 47,8%); nhân cách của khách hàng chiếm 46,2%; tính hợp tác của khách hàng chiếm 42,3% cho thấy chi nhánh Phú Lương thực hiện khá tốt quản trị nợ, có phân định khách hàng thành khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức sử dụng tín dụng. Mục đích sử dụng tín dụng được phân tích rõ ràng và qua đó thấy được phương pháo dự phịng rủi ro đề xuất hợp lý. Các khâu của quản trị nợ quá hạn được triển khai nhịp nhàng, ăn khớp với nhau, là: Xây dựng kế hoạch kiểm soát nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn; xây dựng quy chế cho vay; thẩm định khách hàng vay vốn; kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay; cơng tác phịng ngừa nợ q hạn của ngân hàng; Phân tích, đánh giá và xử lý nợ quá hạn của ngân hàng. Trong đó, chi nhánh rất chú trọng khâu lập kế hoạch và kiểm tra giám sát, vì đây là hai cơng tác ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng và quản trị nợ quá hạn của ngân hàng.

4.3.2. Đánh giá chung kết quả quản trị nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên huyện Phú Lương Thái Nguyên

4.3.2.1. Các kết quả đạt được

- Chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Ngun. Chi nhánh đóng vai trị trung gian kết nối được các chủ thể thừa vốn trong nền kinh tế với các chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế.

- Chi nhánh đã từng bước nâng cao được chất lượng tín dụng, quản lý được các rủi ro phát sinh từ các khoản tín dụng đã cấp, hạn chế rủi ro phát sinh đến từ phía ngân hàng.

- Chi nhánh thực hiện phân loại nợ theo quy định và đã tiến hành trích lập dự phịng rủi ro đối với các khoản nợ quá hạn tại chi nhánh đảm bảo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định nội bộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

- Nợ quá hạn tại chi nhánh là nợ quá hạn chủ động. Chi nhánh đã chủ động phân tích, đánh giá những khoản nợ mà theo đánh giá chủ quan là sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn, rồi từ đó chi nhánh đã chủ động chuyển sang nợ quá hạn để chủ động trích lập dự phịng theo quy định.

- Công cụ quản lý hạn mức rủi ro tín dụng (đặt ra giới hạn cho vay đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng) được chi nhánh sử dụng đã hạn chế được rủi ro phát sinh nợ quá hạn tập trung vào một lĩnh vực mà theo chi nhánh chứa đựng rủi ro cao.

4.3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Quy mô vốn (vốn chủ sở hữu và vốn huy động) của chi nhánh vẫn còn hạn chế làm hạn chế khả năng hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đặc biệt là để mở rộng hoạt động tín dụng và khả năng chống đỡ với rủi ro phát sinh từ nợ quá hạn.

- Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh có giảm nhưng vẫn ở mức tương đối cao so với các ngân hàng khác, và theo quy định của nhà nước.

Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn tại chi nhánh là do các nguyên nhân sau: + Môi trường kinh doanh cũng là nguyên nhân phát sinh những món nợ quá hạn tại chi nhánh, do sự cạnh tranh, cơ chế pháp lý, cơ chế quản lý điều hành chính sách tiền tệ của nhà nước, chính sách địa phương… làm ảnh hưởng đến

tính chủ động trong hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng như toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

+ Do tình hình kinh tế biến động khó lường mà các khách hàng vay vốn khơng thể tiên lượng hết được những biến động đó là ảnh hưởng đến chi phí hoạt động.

+ Do số lượng cán bộ tín dụng tại chi nhánh ít trong khi phải quản lý nhiều khách hàng vay vốn tại địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

+ Nợ quá hạn phát sinh tại chi nhánh là do sự đánh giá, phân tích khả năng tài chính của chi nhánh chưa thật sự chính xác, chưa đúng đắn dẫn đến phân kỳ trả nợ chưa thật sự hợp lý làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, khách hàng bị động trong quá trình trả nợ cho chi nhánh, làm cho nợ quá hạn phát sinh.

+ Phương án vay vốn của khách hàng bị chính khách hàng lạm dụng, phương án với nhu cầu vốn thực là một số nhỏ hơn nhu cầu vay, nhưng do trình độ thẩm định còn một số hạn chế (như: chưa thật sự am hiểu hết trong lĩnh vực đầu tư đó) nên ngân hàng đã cho vay vượt nhu cầu theo yêu cầu của khách hàng từ đó có một phần vốn đem sử dụng sang mục đích khác. Cơng tác kiểm tra, giám sát vốn vay trở nên khó khăn hơn, mục đích sử dụng vay vốn bị chuyển hướng cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn tại chi nhánh.

- Các khoản nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào một số khách hàng và chủ yếu đối với lĩnh vực nông nghiệp. Do ảnh hưởng bởi địa bàn hoạt động của chi nhánh và mục tiêu hoạt động là phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn của Agribank.

- Phịng tín dụng thực hiện đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ việc cấp tín dụng cho một khoản vay, thiếu chuyên sâu dẫ đến chất lượng tín dụng chưa cao. Việc bộ phận tín dụng vừa là người đi tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng, vừa phân tích khách hàng để trình duyệt dẫn đến làm ảnh hưởng đến tính khách quan và có thể tạo ra tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.

Do cơ cấu mơ hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh còn đơn giản, chưa thành lập bộ phận quản trị rủi ro tại chi nhánh, có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, theo dõi, báo cáo các rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng. Từ đó bộ phận quản trị rủi ro có thể đề xuất và tiến hành xử lý rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

- Chi nhánh chưa ban hành chiến lược, chính sách, quy trình quản trị rủi ro đảm bảo nhận dạng, đo lường, theo dõi, báo cáo và kiểm soát được rủi ro tín dụng.

Cơ chế giám sát đối với các khoản vay chưa có hiệu quả. Thể hiện ở việc báo cáo theo dõi khoản vay chưa theo sát được tình trạng của khoản vay, dẫn đến phát sinh nợ quá hạn.

- Việc phân loại nợ chủ yếu được thực hiện theo phương pháp định lượng (dựa vào thời gian quá hạn của khoản vay) mà không phải dựa trên việc xếp hạng tín dụng dựa trên Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng. Chi nhánh chưa thực hiện việc chấm điểm khách hàng, trên cơ sở đó xếp hạng uy tín tín dụng để xác định các khó khăn tiềm ẩn từ thấp đến cao và có biện pháp quản lý riêng đối với từng khách hàng vay vốn tại chi nhánh.

- Hệ thống thông tin về khách hàng còn một số hạn chế, quan hệ giữa các khách hàng vay vốn trong ngân hàng cũng chưa thể phân tích, nắm bắt hết được dẫn đến tình trạng đơn vị vay vốn có dư nợ tại nhiều tổ chức tín dụng dưới nhiều chủ thể khác nhau và thiếu những thông tin liên kết các dữ liệu đó gây khó khăn cho chi nhánh trong khâu thẩm định, đánh giá hay phân tích… từ đó ảnh hưởng đến chất lượng món vay và cũng chính là ngun nhân phát sinh nợ quá hạn tại chi nhánh.

- Chưa đánh giá đúng mức độ rủi ro của khách hàng để áp dụng biện pháp quản trị rủi ro và áp dụng chính sách khách hàng phù hợp. Vì việc đánh giá khách hàng và từng món vay chủ yếu dựa trên thời gian quá hạn của khoản vay mà chưa xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng.

- Việc thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Hệ thống hỗ trợ đo lường để phân tích rủi ro tín dụng chưa hiệu quả do trong quá trình thực hiện xếp hạng tín dụng đơn giản, khả năng phân tích ngành nghề cịn hạn chế, chưa có các bộ tiêu chuẩn về từng ngành, chưa đưa ra được các cảnh cáo và định hướng cho hoạt động tín dụng, để hạn chế đầu tư vào những ngành, thành phần kinh tế kém hiệu quả. Phương pháp xếp hạng nhiều khi cịn mang tính chủ quan, dựa trên sự đánh giá của cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý.

- Chi nhánh chỉ quản lý được rủi ro đối với từng khoản tín dụng riêng lẻ mà chưa có biện pháp hiệu quả để quản lý đối với tồn bộ danh mục tín dụng của chi nhánh mà danh mục tín dụng chỉ được theo dõi danh mục tín dụng bằng cách

phân chia cơ cấu tín dụng theo xã, theo kỳ hạn, theo loại tiền.

- Chi nhánh chưa chú trọng xây dựng mơi trường, văn hóa QTRR và đảm bảo nguyên tắc tuân thủ được thực hiện. Văn hóa rủi ro được phản ánh rõ nét trong hành động, thái độ, quyết sách và thông điệp của Ban Giám đốc chi nhánh và Hội đồng Quản trị. Quản trị rủi ro có sự tham gia của tất cả nhân viên cơng ty bao gồm việc phân tích rủi ro của từng đơn vị và đánh giá rủi ro tổng thể toàn bộ tổ chức. Mỗi nhân viên đều có ý thức về các rủi ro phổ biến trong lĩnh vực mình thực hiện và phụ trách. Họ có trách nhiệm xác định, phân tích và đánh giá các rủi ro liên quan trước khi tiến hành bất cứ giao dịch nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn tại agribank chi nhánh huyện phú lương thái nguyên (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)