Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn tại agribank chi nhánh huyện phú lương thái nguyên (Trang 52)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu, tài liệu thứ cấp: Thực hiện thu thập số liệu từ các nguồn thông tin công bố của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên (báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của ngân hàng, và báo cáo tình hình hoạt động của chi nhánh) và báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước (các văn bản quy phạm pháp luật và các số liệu thống kê được công bố).….

- Số liệu sơ cấp: Thu thập qua cuộc điều tra

+ Đối tượng điều tra: Phỏng vấn trực tiếp và qua email ban giám đốc 20 người, cán bộ tín dụng 120 người, 52 cán bộ thuộc phòng khác. Tổng số người được phỏng vấn là 192 người được thu thập bằng phương pháp trắc nghiệm và lấy ý kiến câu hỏi điều tra mở của các cán bộ Agribank chi nhánh huyện Phú Lương, Agribank chi nhánh huyện Phú Bình, Agribank chi nhánh huyện Đại từ là các chi nhánh cấp 2 thuộc agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên quản lý. Trong nội dung phỏng vấn nhằm nắm bắt thêm thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn tại ngân hàng trong thời gian qua. Từ đó có những phân tích, đánh giá sát thực với thực trạng, những khó khăn nguyên nhân, công tác kiểm soát nợ và quản trị nợ quá hạn tại chi nhánh để đưa các giải pháp và định hướng trong những năm tới đối với nợ quá hạn.

+ Cấu trúc bảng hỏi: gồm 2 phần:

. Phần 1: Thông tin cá nhân đối tượng điều tra. . Phần 2: Nội dung đánh giá

- Các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới nợ quá hạn và công tác quản trị nợ quá hạn của ngân hàng thương mại 4 mức độ: Rất quan trọng, quan trọng, bình thường, không quan trọng.

- Công tác quản trị nợ quá hạn của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương, thông qua bảng hỏi được thiết kế thang đo Likert với 5 mức độ: 1 - rất không đồng ý; 2 - Không đòng ý; 3 - Trung lập; 4 - Đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng ý.

+ Nội dung để xây dựng mẫu điều tra: Sử dụng mô hình Servqual để điều tra, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới nợ quá hạn và công tác quản trị nợ quá hạn của ngân hàng thương mại: Địa bàn điều kiện tự nhiên, mức độ cạnh tranh, cơ chế chính sách, khả năng tài chính và tài sản bảo đảm, công tác tổ chức quản trị nợ quá hạn, công tác thẩm định phương án vay vốn, công tác kiểm tra giám sát của ngân hàng, đánh giá khả năng thực hiện của dự án của khách hàng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nợ quá hạn của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương về: xây dựng kế hoạch kiểm soát nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn; xây dựng quy chế vay vốn; công tác thẩm định khách hàng vay vốn; kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay; trích lập dự phòng rủi ro; công tác xử lý nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin sơ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành lập trên bảng biểu.

Bên cạnh đó, tiến hành tổng hợp các số liệu, báo cáo của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, số liệu của Agribank chi nhánh Phú Lương tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014 đến 2016. Đồng thời tổng hợp lại các phiếu điều tra thành một bảng thống kê. Sau đó sẽ tiến hành phân tích kết quả tổng hợp đó.

Thông tin được tổng hợp vào máy tính phục vụ cho việc phân tích sau này sử dụng bộ công cụ Excel. Các thông tin định tính sẽ được mã hóa trước khi nhập.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp để phản ánh và phân tích mức độ của đối tượng: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân… cho các chỉ tiêu phấn tích như nguồn vốn huy đồng, nguồn cho vay, tổng dư nợ, nợ quá hạn, nợ quá theo các đối tượng, theo thành phần kinh tế… Từ những chỉ tiêu phản ánh mặt lượng này, rút ra nhũng kết luận về mặt chất của đối tượng nghiên cứu.

3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

qua các thời điểm, thời kỳ khác nhau, số liệu các năm từ 2014 đến năm 2016 về tình hình huy động vốn, sử dụng vốn để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, so sánh nợ quá hạn với tổng dư nợ… Từ đó thấy được sự biến động của chúng theo thời gian.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

3.2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá công tác tín dụng

Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hang đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó.

Doanh số thu nợ: Là toàn bộ các món nợ mà ngân hang đã thu về từ các khoản cho vay trong một khoảng thời gian nào đó.

Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hang hiện còn cho vay bao nhiêu, cũng là khoản mà ngân hang cần phải thu về

Hệ số dư nợ: Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay nhỏ đểu không tốt bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hang thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Hệ số dư nợ (lần) = Tổng dư nợ

Tổng nguồn vốn huy động

Tỷ lệ nợ quá hạn ( %): Chỉ số này đo lượng chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng vủa ngân hàng này có

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Dư nợ quá hạn x 100 Tổng dư nợ cho vay

Thu nhập từ hoạt động tín dụng: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, so sánh trên tỷ trọng thu nhập ngân hàng ta có thế đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng và hiệu \quả của hoạt động tín dụng đối với tất cả các hoạt đọng thu lợi khác trong ngân hàng.

3.2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị nợ quá hạn của chi nhánh

- Chỉ tiêu về xây dựng kế hoạch kiểm soát nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn của chi nhánh.

Tiêu chí đánh giá xây dựng kế hoạch kiểm

soát nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn

=

Số lượng đối tượng điều tra đánh giá từng tiêu chí

x 100% Tổng số người khảo sát

Tiêu chí này cho biết cam kết công tác xây dựng kế hoạch kiểm soát nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn ở mức độ nào. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian thực hiện hàng năm, điều chỉnh kế hoạch theo tình hình biến động của năm trước, nguồn nhân lực, khách hàng của chi nhánh để đánh giá. Điểm đánh giá tiêu chí này càng cao càng tốt.

- Chỉ tiêu về xây dựng quy chế vay vốn tại chi nhánh Tiêu chí đánh giá

xây dựng quy

chế vay vốn =

Số lượng đối tượng điều tra đánh giá từng tiêu chí

x 100% Tổng số người khảo sát

Tiêu chí này phản ánh công tác xây dựng quy chế vay vốn của chi nhánh ở mức độ nào. Tiêu chí đo lường bao gồm: đánh giá dựa vào quy chế của NHNN và Agribank hội sở; phân loại khách hàng; xây dựng quy trình cho vay khoa học; tình hình thực tế của địa bàn. Điểm đánh giá tiêu chí này càng cao càng tốt.

- Chỉ tiêu về công tác thẩm định khách hàng vay vốn tại chi nhánh Tiêu chí đánh giá

thẩm định khách hàng vay =

Số lượng đối tượng điều tra đánh giá từng tiêu chí

x 100% Tổng số người khảo sát

Tiêu chí này phản công tác thẩm định khách hàng vay vốn tại chi nhánh ở mức độ nào. Tiêu chí đo lường bao gồm:Thẩm định theo quy chế của chi nhánh, Hội sở và NHNN; Công khai, minh bạch với khách hàng; Nhân viên còn áp lực về số lượng khách hàng; Thường xuyên khai thác khách hàng mới. Điểm đánh giá tiêu chí này càng cao càng tốt.

- Chỉ tiêu về công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay tại chi nhánh Tiêu chí đánh giá

công tác kiểm tra, giám sát sử

dụng vốn vay =

Số lượng đối tượng điều tra đánh giá từng tiêu chí

x 100% Tổng số người khảo sát

Tiêu chí này phản ánh công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay tại chi nhánh ở mức độ nào. Tiêu chí đo lường bao gồm: thực hiện định kỳ theo quý; Kiểm tra theo ý kiến của Ban lãnh đạo chi nhánh; Kiểm tra theo yêu cầu của Hội sở, ngành; Cán bộ cho vay là người kiểm tra. Điểm đánh giá tiêu chí này càng cao càng tốt.

- Chỉ tiêu về công tác trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh Tiêu chí đánh giá

công tác trích lập dự phòng rủi ro = =

Số lượng đối tượng điều tra đánh giá từng tiêu chí

x 100% Tổng số người khảo sát

Tiêu chí này phản ánh công tác trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh ở mức độ nào. Tiêu chí đo lường bao gồm: thực hiện hàng tháng; Ban lãnh đạo chi nhánh chú trọng; Lập dự phòng theo nhóm khách hàng; Điều chỉnh theo quy định của NHNN. Điểm đánh giá tiêu chí này càng cao càng tốt.

- Chỉ tiêu về công tác xử lý nợ quá hạn tại Chi nhánh Tiêu chí đánh giá

công tác xử lý nợ quá hạn =

Số lượng đối tượng điều tra đánh giá từng tiêu chí

x 100% Tổng số người khảo sát

Tiêu chí này phản ánh công tác công tác xử lý nợ quá hạn tại Chi nhánh ở mức độ nào. Tiêu chí đo lường bao gồm: Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng; Phân tích đánh giá khách hàng; Đo lường rủi ro nợ quá hạn; Xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro. Điểm đánh giá tiêu chí này càng cao càng tốt.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NỢ QUÁ HẠN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ LƯƠNG THÁI NGUYÊN NHÁNH HUYỆN PHÚ LƯƠNG THÁI NGUYÊN

4.1.1. Tình hình về nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên Thái Nguyên

Tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hang vị vây ngay từ đầu năm vấn đề quản trị nợ quá hạn luôn được chi nhánh quan tâm một cách sát sao, đầu năm chi nhánh xây dựng kế hoạch kinh doanh trong đó có nợ quá hạn và trích lập dự phòng rủi ro trong năm để từ đó có những giải pháp chuẩn bị tốt hơn cho việc tiếp nhận các món nợ quá hạn một cách chủ động.

Dư nợ quá hạn năm 2016 là 50.831 triệu đồng, chiếm 5,8% trên tổng dư nợ tuy nhiên chủ yếu nợ quá hạn tập trung ở nhóm 2 (Nợ cần chú ý) 49.332 triệu đồng và nợ xấu 1.499 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 0.17% cho thấy tỷ lệ nợ xấu tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương thấp hơn tỷ lệ cho phép của Agribank nhưng vẫn cần thận trọng, thường xuyên kiểm tra, giám sát và đốc thúc thu hồi nợ nợ quá hạn đặc biệt là nợ nhóm 2.

Bảng 4.1. Thực trạng nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên

Chỉ tiêu Nãm (triệu.đ) So sánh (%) 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Tổng dý nợ 555.663 661.777 870.038 119,1 131,5 Trong đó: - Nợ quá hạn 22.361 86.808 50.831 388,2 58,7 - Trích lập DPRR 4.702 6.953 5.553 147,9 79,9 - XLRR 1.012 1.695 1.663 167,5 98,1 - Thu nợ XLRR 1.378 1.795 1.796 130,3 100,1 Nguồn: Báo cáo nội bộ của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương (2014-2016) Trong năm 2016 chi nhánh chỉ phải trích dự phòng rủi ro là 5.553 triệu đồng giảm so với năm 2015 là 1.400 triệu đồng, tỷ lệ giảm 20 %. Do năm 2016 chi nhánh đã tích cực thu hồi quyết liệt, chú trọng quá tâm sát sao đến nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm mạnh từ 13,1% giảm xuống 5,8%. Chi nhánh vẫn

chủ động tích cực trích lập dự phòng cao để đối phó với diễn biến xấu có khả năng sảy ra trong thời gian tới, việc trích lâp dự phòng ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận kế hoạch của ngân hàng. Trong năm chi nhánh tích cực đôn đốc thu được nợ đã xử lý rủi ro và đã thu được nợ quá hạn, từ đó tình hình tài chính của chi nhánh khả quan hơn luôn đạt được lợi nhuận mà chi nhánh đã xây dựng.

Qua số liệu bảng 4.1 phân tích trên cho thấy nợ quá hạn tại Agribank Chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên đang chiếm ở mức khá cao, chi nhánh cần được kiểm soát khá cẩn thận, xem xét các khoản nợ còn tiềm ẩn sẽ quá hạn trong tương lai đặcbiệt là các dự án trung, dài hạn và có số dư nợ lớn. Một khi những mónnợtrên xảy ra quá hạn thì tỷ lệ nợ quá hạn sẽ tăng lên rất cao, đến khi này chúngta không thể kiểm soát được chúng bằng các biện pháp hiện có, mức độ rủi rochưa thể đo lường hết được. Cho nên công tác quản trị nợ quá hạn phải hết sức thường xuyên, liên tục để có những phản hồi kịp thời nhằm xử lý chúng để không bị động, mất kiểm soát dẫn đến những bất ngờ trong kinh doanh, bị động trong xử lý là những điều rất đáng tiếc trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng và các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung. Từ nhận thức đó, Agribank Chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên rất chú trọng đến công tác quản trị nợ quá hạn, kiểm soát chặt chẽ từ các khâu cho vay, bố trí cán bộ có năng lực phù hợp... Tuy nhiên, việc biến động nhanh của thị trường, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng, thị phần ngày càng bị thu hẹp... là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quản trị nợ quá hạn. Những tốn tại ấy chúng ta phải hiểu và đón nhận chúng một cách chủ động nhằm trách được những bất ngờ trong kinh doanh, chủ động tiếp nhận một cách có khoa học... có như vậy thì mới làm tốt được công tác quản trị nợ quá hạn, tốt được công việc kinh doanh của ngân hàng cùng với sự pháp triển bền vững và lợi nhuận đạt được như kế hoạch kinh doanh.

4.1.2. Thực trạng công tác quản trị nợ quán hạn tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên huyện Phú Lương Thái Nguyên

4.1.2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm soát nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn

Tại Agribank Chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên luôn xác định xây dựng những kế hoạch, mục tiêu nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn một cách cụ thể, chặt chẽ hơn nữa. Lập kế hoạch kinh doanh trong đó có kế hoạch nợ quá hạn để từ đó có những chuẩn bị tốt hơn cho việc tiếp nhận các món nợ vay quá hạn một cách chủ động.

Bảng 4.2. Tỷ lệ nợ quá hạn tạitại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên Chỉ tiêu Nãm 2014 (triệu.đ) Nãm 2015 (triệu.đ) Nãm 2016 (triệu.đ) So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 Tổng dý nợ 555.663 661.777 870.038 119,1 131,5 Nợ quá hạn 22.361 86.808 50.831 388,2 58,7 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 4,02 13,11 5,84 9,09 -7,27 Nguồn: Báo cáo nội bộ của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương (2014-2016) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên thấp. Dư nợ quá hạn năm 2014 là 22.361 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 4,02% tổng dư nợ; năm 2015 là 86.808 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 13,11% tổng dự nợ, tăng thêm 9,09% so với năm 2014; năm 2016 là 50.831 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 5,84% tổng dư nợ, giảm 7,27% so với năm 2015. Đây là những cố gắng trong công tác quản trị nợ quá hạn tại chi nhánh, chi nhánh đã tuân thủ chặt chẽ quy trình tác nghiệp, đặc biệc là quy trình thẩm định khi cho vay và quy trình kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn tại agribank chi nhánh huyện phú lương thái nguyên (Trang 52)