Đặc điểm địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân sự tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc, tỉnh bắc ninh (Trang 38)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng

BIDV Kinh Bắc có trụ sở nằm tại địa chỉ khu nhà ở và DVCC Cát Tường New, Lô CC03 Đường Lý Thái Tổ, Phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Hoạt động kinh doanh của BIDV Kinh Bắc tập trung chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Bắc Ninh là một tỉnh mới được tái lập vào đầu năm 1997, đến nay đã được 21 năm, cùng với sự đi lên của đất nước, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều khởi sắc. Bắc Ninh có diện tích tự nhiên là 803,93 km2, với dân số khoảng trên 1 triệu người, chiếm 0,24% diện tích tự nhiên và 1,23% dân số cả nước, là một tỉnh nhỏ nhưng lại đông dân.

Về phương diện kinh tế - xã hội, Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 30km. Bắc Ninh còn nằm trên trục đường sắt xuyên Việt, đoạn Hà Nội - Lạng Sơn - Hữu Nghị Quan nối với tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc, có mạng lưới sông ngòi nối liền với các tỉnh lân cận và cảng Hải Phòng, Cái Lân… Vị trí địa lý của Bắc Ninh là một trong những thuận lợi để giao lưu, trao đổi với bên ngoài tạo ra nhiều cơ hội lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội và phát huy triệt để tiềm năng của tỉnh.

Bên cạnh đó là địa phương có số lượng làng nghề truyền thống vào loại nhiều nhất toàn quốc, chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống xuất khẩu, là nơi hội tụ nhiều tiềm năng đáng kể về tự nhiên và xã hội. Nhất là kể từ khi được thủ tướng chính phủ phê duyệt cho phép thành lập các khu công nghiệp (KCN) tập trung đó là KCN Quế Võ, Tiên Sơn, Đại Đồng – Hoàn Sơn, Yên Phong… cùng với sự ra đời hàng loạt các cụm công nghiệp làng nghề truyền thống như Sắt Đa Hội, Mộc Đồng Kỵ, Giấy Phong Khê… đã dần làm thay đổi bộ mặt của địa phương. Từ một tỉnh nông nghiệp thuần túy, đến nay Bắc Ninh đã cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, với nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đứng trong tốp cao nhất cả nước. Năm 2018, tình hình kinh tế -xã hội tỉnh Bắc Ninh tiếp tục ổn định, đảm bảo an toàn và phát triển, đưa Bắc Ninh trở thành

điểm sáng trong bức tranh kinh tế cả nước với: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP đạt 161.708 tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2017 (chiếm khoảng 3,25% GDP cả nước, xếp thứ 4/63 tỉnh/thành phố); quy mô kinh tế tiếp tục mở rộng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 76,6%; dịch vụ chiếm 16,6%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,7%, thuế sản phẩm 4,1%. Tổng thu NSNN đạt 27.911,9 tỷ đồng tăng 24% so với năm 2017.

Từ những đặc điểm trên đã tạo ra những thời cơ và thách thức cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng:

* Thời cơ:

Bắc Ninh là một tỉnh có vị trí địa lý và môi trường kinh tế thuận lợi, được đánh giá là một tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh trong việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội; là một trọng điểm kinh tế quan trọng, một vùng kinh tế động lực của đất nước. Bên cạnh đó việc mở rộng đầu tư vào các KCN, làng nghề theo định hướng của tỉnh đã là một trong những cơ hội cho các Doanh nghiệp và tổ chức tài chính ngân hàng cùng tham gia để mở rộng thị phần hoạt động của đơn vị mình trên địa bàn. Hiện nay tỉnh Bắc Ninh có nhiều KCN như: KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ, KCN Yên Phong, KCN VSIP và một số cụm công nghiệp nằm quanh thành phố Bắc Ninh vì vậy việc thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài rất thuận lợi. Từ đó cũng là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng có thể tiếp cận và gia tăng khách hàng quan hệ tại ngân hàng.

* Khó khăn và thách thức:

Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh vẫn còn bộc lộ những khó khăn và thách thức, đó là điểm xuất phát về kinh tế và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn thấp, trình độ dân cư chưa cao, các doanh nghiệp địa phương tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng quy mô còn nhỏ, cơ cấu doanh nghiệp chưa hợp lý, trình độ công nghệ còn thấp các sản phẩm sản xuất chưa có tính cạnh tranh cao, chưa tạo được thương hiệu riêng.

Năm 2018 kinh tế của tỉnh Bắc Ninh tuy đã có những khởi sắc nhưng vẫn ảnh hưởng bởi môi trường kinh doanh, bởi năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh vẫn còn thấp phần lớn phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI.

địa bàn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 32 chi nhánh ngân hàng và 26 Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. BIDV Kinh Bắc nhận thức rõ điều này khi mà trình độ công nghệ, sản phẩm dịch vụ tiên tiến của các ngân hàng khác sẽ là đối thủ cạnh tranh trong mọi mặt hoạt động của các ngân hàng.

Chương trình cải cách thể chế với quy mô lớn đang thực hiện tại tỉnh đó là việc xây dựng, tăng cường năng lực mới, việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, nhấtlà việc tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp còn chậm

3.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kinh Bắc

3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Kinh Bắc

Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kinh Bắc.

Tên viết tắt: BIDV Kinh Bắc.

Địa chỉ trụ sở: Khu nhà ở và DVCC Cát Tường New, Lô CC 03 Đường Lý Thái Tổ, Phường Ninh Xá, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh.

Điện thoại: 0222.3874.181; Fax: 0222.3874.181

Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc là 1 chi nhánh thành viên của BIDV Việt Nam.

Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc được thành lập trên cơ sở quyết định số 589/QĐ-NHNN ngày 25/04/2015 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Chính thức đi vào hoạt động ngày 23/05/2015 nhưng với sự phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên trên tất cả các mảng hoạt động nâng cao nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, Chi nhánh đã đạt được những kết quả rất khả quan chứng tỏ được vị thế của mình trong sự phát triển chung của tỉnh.

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Kinh Bắc giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) Bình quân (%) 2017/2016 2018/2017 1. Tổng nguồn vốn huy động 1.652 2.013 2.534 121,85 125,88 23,85

2. Tổng dư nợ cho vay 1.364 1.906 2.464 139,74 129,28 34,40 3. Tỷ lệ nợ xấu (nhóm

3,4,5)/tổng dư nợ (%) 1,22 0,83 0,61 68,03 73,49 (29,29) 4. Chênh lệch thu chi 28,38 50,7 74,90 178,65 147,73 62,46 5. Lợi nhuận trước

thuế 21,2 33,91 65,2 159,95 192,27 75,37

6. Thu DVR/Tổng thu

nhập (%) 9 10 12 111,11 120 15,47

7. Các khoản thuế đã

nộp 0,35 0,58 0,87 165,71 150 57,66

8. Bảo hiểm xã hội đã

nộp 0,6 0,66 0,74 110 112,2 11,06

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2016-2018 của phòng Quản lý nội bộ BIDV Kinh Bắc Với những bước chuyển mình vững chắc, từ một chi nhánh xếp hạng III có kết quả hoạt động thấp, nhưng chi nhánh đã phấn đấu hết sức mình để đến năm 2017 được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam công nhận là chi nhánh hạng II. Khi mới thành lập chi nhánh chỉ có 1 điểm giao dịch duy nhất, đến nay ngoài trụ sở chi nhánh còn có thêm 3 Phòng giao dịch, cả ba phòng giao dịch đều được xếp hạng 2, không có phòng giao dịch hạng 3 và 4.

Lượng khách hàng tăng lên đáng kể cả về quy mô và chất lượng. BIDV Kinh Bắc phát triển các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích ngân hàng đa dạng, hiện đại trên tất cả các lĩnh vực thương mại, dịch vụ công nghiệp, xuất nhập khẩu, nông nghiệp... Tính đến nay số lượng khách hàng cá nhân của chi nhánh đạt trên 30.000 khách hàng trong đó khách hàng quan trọng, thân thiết hơn 900 khách hàng. Hệ thống mạng lưới ngân hàng tự động của chi nhánh có 4 máy ATM và 60 máy POS luôn sẵn sàng phục vụ.

Trong quá trình xây dựng và phát triển chi nhánh đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua và phần thưởng cao quý.

Ngành nghề kinh doanh:

Trước những yêu cầu đổi mới, phát triển của nền kinh tế và nhu cầu vốn ngày càng lớn với phương châm “đi vay để cho vay”, do vậy Ngân hàng TMCP Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kinh Bắc đã đề ra chiến lược huy động vốn: Mở rộng mạng lưới tiết kiệm (tăng lãi suất tiền gửi…), cải tiến các phương tiện thanh toán… Đặc biệt với chương trình INCAS – mạng lưới máy tính hiện đại đồng bộ gửi tiền một nơi nhưng khách hàng có thể rút tiền ở nhiều nơi, khách hàng có thể giao dịch được tiền từ nhiều nơi khác nhau mà ko phải gặp mặt trực tiếp. Với chương trình INCAS, Ngân hàng TMCP Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kinh Bắc đã thực sự thành công khi thu hút được một lượng tiền nhàn rỗi khá lớn trong dân cư, trong các tổ chức kinh tế… đồng thời giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí. Số tiền được gửi vào tài khoản trong thời gian không sử dụng sẽ được tính theo lãi suất không kỳ hạn.

Ngoài việc cho vay theo phương thức truyền thống, Ngân hàng TMCP Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Kinh Bắc đang đẩy mạnh triển khai phát triển sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế “ Visa, Marter card”, với tiện ích mà thẻ tín dụng mang lại trong tương lai nó sẽ chiếm 1 tỉ trọng tương đối trong cơ cấu cho vay.

Từ khi ra đời Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Kinh Bắc với cơ sở vật chất trang thiết bị chưa đầy đủ, nhưng trước sự nỗ lực của tập thể cán bộ và ban lãnh đạo Ngân hàng, Ngân hàng đã từng bước thay đổi. Đến nay Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc không ngừng lớn mạnh cả về quy mô cơ cấu và cơ sở vật chất kỹ thuật, có trụ sở làm việc khang trang rất thuận tiện cho khách hàng mỗi khi đến giao dịch. Các phòng ban được đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, với lực lượng cán bộ công nhân viên chức được bố trí làm việc ở các nơi như: Chi nhánh tại Phường Ninh Xá – Thành phố Bắc Ninh, phòng giao dịch Đại Phúc, phòng giao dịch Minh Khai và phòng giao dịch Nguyễn Văn Cừ.

Với phương châm “Hiệu quả kinh doanh của bạn hàng là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng”, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi

nhánh Kinh Bắc đã đa dạng hoá trong tất cả mọi hoạt động của Ngân hàng như: ứng dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại để tiết giảm chi phí, phong cách phục vụ khách hàng nhiệt tình chu đáo với mục tiêu vì sự phát triển của Ngân hàng cho lợi ích phát triển kinh tế xã hội, thực thi chính sách tiền tệ Quốc gia. Quán triệt các mục tiêu đề ra, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Kinh Bắc luôn luôn chủ động hướng phát triển kinh doanh của mình và ngày càng chiếm ưu thế quan trọng trong nền kinh tế thị trường

a, Cơ cấu tổ chức

Trong công tác tổ chức tính đến 31/12/2018 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kinh Bắc có tổng số 65 cán bộ nhân viên.

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức BIDV Kinh Bắc

Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ– BIDV Kinh Bắc Ngoài các phòng tại hội sở chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Kinh Bắc còn có các phòng giao dịch trực thuộc như:

+ Phòng giao dịch Đại Phúc + Phòng giao dịch Minh Khai + Phòng giao dịch Nguyễn Văn Cừ

*) Chức năng của Phòng quản lý khách hàng (KH)

Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng. Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, kinh doanh vốn và tiền tệ...).

Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng.

Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn cho vay và đề xuất cho vay. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng.

Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro.

Ban giám đốc 03 P. Giao dịch P.khách hàng DN P. khách hàng cá nhân P. Quản trị tín dụng Tổ dịch vụ kho quỹ P. Quản

lý rủi ro lý nội bộ P. Quản

P. Giao dịch khách

Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định.

Tuân thủ các giới hạn hạn mức cho vay của ngân hàng đối với khách hàng. Chịu trách nhiệm đầy đủ về:

+) Thực hiện việc xử lý nợ xấu;

+) Thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại;

+) Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của ban lãnh đạo.

*) Chức năng của Phòng Quản lý rủi ro (QLRR)

Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay.

Phổ biến các văn bản chỉ đạo, quy chế, quy trình, chính sách cho vay, chính sách khách hàng do BIDV ban hành.

Xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác cho vay phù hợp với điều kiện của chi nhánh. Xây dựng chương trình, biện pháp phát triển cho vay và nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho vay.

Xác định các chỉ số liên quan đến kế hoạch cho vay. Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

Phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản cho vay, khách hàng có dấu hiệu bất thường hoặc khoản vay của khách hàng chuyển sang trạng thái nợ xấu.

Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro cho vay. Trình lãnh đạo cấp cho vaybảo lãnh cho khách hàng.

Phối hợp, hỗ trợ Phòng quản lý khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề.

Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay theo phạm vi nhiệm vụ được giao. Giám sát các khoản cấp cho vay tại chi nhánh tuân thủ đúng quy định hiện hành.

Phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ tại chi nhánh.

Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sản phẩm hiện có hoặc sắp có.

Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh.

*) Chức năng của Phòng quản trị tín dụng (QTTD)

Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân sự tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc, tỉnh bắc ninh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)