2.2.1.1. Quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
ACB được thành lập ngày 04/06/1993 với tầm nhìn xác định là trở thành ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Hiện nay, ACB đã là ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với hơn 200 sản phẩm và dịch vụ được đánh giá là một trong những ngân hàng cung cấp dịch vụ phong phú dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Để thực hiện các chiến lược kinh doanh mới, duy trì phát triển các chi nhánh hiện tại và tăng cường mở rộng mạng lưới ACB luôn luôn coi trọng việc hoạch định nhân sự, tìm kiếm nhân tài để bổ sung cho nhân sự hiện tại và luôn hoàn thiện chính sách nhân sự, phát triển nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên.
ACB tạo mọi điều kiện giúp mỗi cá nhân phát triển nghề nghiệp đồng thời xây dựng một lực lượng nhân viên chuyên nghiệp cho ngân hàng.
Ở ACB, các chương trình học tập đều xuất phát từ nhu cầu cụ thể. ACB khuyến khích nhân viên chủ động trong học tập và phát triển nghề nghiệp của bản thân. Nhân viên quản lý, điều hành của ACB cũng được chú trọng đào tạo chuyên sâu về quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng,…
Chế độ khen thưởng cho nhân viên của ACB gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh và chất lượng dịch vụ của mỗi nhân viên thực hiện cho khách hàng. Về quy định chung, ACB có các chế độ cơ bản như sau : Một năm, nhân viên được hưởng tối thiểu 13 tháng lương. Ngoài ra nhân viên còn được hưởng thêm lương, thưởng cho các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong năm, thưởng sáng kiến, thưởng trong các dịp lễ tết của quốc gia và kỷ niệm thành lập Ngân hàng.
Tất cả nhân viên chính thức của ACB đều được hưởng các trợ cấp xã hội phù hợp với Luật Lao động. Bên cạnh đó, nhân viên của Ngân hàng còn nhận được các phụ cấp theo chế độ như phụ cấp độc hại, phụ cấp rủi ro tiền mặt, phụ cấp chuyên môn và được hưởng các chương trình phúc lợi hữu ích cho nhân viên.
Tại ACB, các tổ chức như công đoàn, đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật. ACB thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt đoàn thể nhằm tạo không khí vui tươi, thân thiện cho nhân viên.
2.2.1.2. Quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM
(HDBank)
HDBank được thành lập ngày 04/01/1990, là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam. Cổ đông sáng lập chủ yếu là các đơn vị kinh tế lớn của TP.HCM với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng.
Nhân lực là nguồn lực đảm bảo sự phát triển bền vững của một tổ chức. HDBank đã và đang đào tạo được cho m.nh một nhân sự dồi dào, có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Từ đây, HDBank sẽ hình thành nên một sức mạnh tập thể, tạo đà cho sự phát triển bền vững.
Với tiêu chí không ngừng đầu tư để phát triển nhân sự, HDBank đã đầu tư Trung tâm đào tạo quy mô lớn, đồng bộ. Trung tâm này cung cấp các chương trình đào tạo nghiệp vụ tài chính – ngân hàng, đào tạo thực hành và các kỹ năng bổ trợ khác,…
Bên cạnh đó, Trung tâm còn phối hợp với các trường Đại học, học viện, các cơ sở đào tạo uy tín khác trong và ngoài nước để cùng xây dựng các chương trình đào tạo ngắn – trung – dài hạn theo mục tiêu phát triển nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên, bồi dưỡng kiến thức sư phạm để Ban lãnh đạo HDBank tham gia vào đội ngũ giảng viên nội bộ.
HDBank đã thuê tư vấn nước ngoài xây dựng kế hoạch đào tạo tổng thể cho toàn ngân hàng, hoạch định chiến lược phát triển nhân sự để đáp ứng nhu cầu phát triển tăng tốc hiện nay và trong tương lai.
Cùng những chính sách chăm lo cho đời sống cán bộ nhân viên, kết hợp với chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đến nay HDBank đã có một đội ngũ nhân sự hùng hậu trên 1.500 người. Đây là những cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tận tình, ham học hỏi và tràn đầy nhiệt huyết cống hiến.
Không ngừng đầu tư phát triển nhân sự là một trong những chiến lược quan trọng trong kế hoạch phát triển của HDBank. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng, phục vụ tối đa cho công tác mở rộng mạng lưới, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn của HDBank.
2.2.2. Bài học rút ra về quản trị nhân sự cho Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kinh Bắc
Thực trạng quản trị nhân sự của HDBank và ACB có tính chất chuyên nghiệp và có nhiều điểm giống thực tiễn quản trị nhân sự các ngân hàng nước ngoài, vì vậy BIDV Kinh Bắc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, đề cao vai trò của nhân sự trong hoạt động kinh doanh cũng như phát triển của ngân hàng.
Hai là, thực hiện tốt hoạch định nhân sự trong từng giai đoạn.
Ba là, thực hiện tốt công tác phân tích công việc. Cần thiết phải xây dựng một Bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân hàng tương đương với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực. Việc xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp ứng với mỗi chức danh, vị trí công việc làm cơ sở hướng đến việc tiêu chuẩn hóa cán bộ theo các cấp độ đào tạo khác nhau. Đây là thông lệ phổ biến của các NHTM trên Thế giới, nhưng mới chỉ bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Có thể nói cụ thể hơn là Bộ tiêu chuẩn chức danh cán bộ ngân hàng, hệ thống bản mô tả công việc
tại mỗi vị trí chức danh công việc, hệ thống đánh giá chất lượng công việc của lao động tại mỗi vị trí…
Bốn là, áp dụng các kỹ thuật mới trong tuyển dụng: Như chấm điểm trên máy, phỏng vấn chuyên sâu,…nhằm tuyển dụng được nhân sự giỏi.
Năm là, chú trọng đặc biệt công tác đào tạo, phát triển nhân sự. Cần có kế hoạch, chiến lược đẩy mạnh đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự ngành tài chính, nâng cao tính chuyên nghiệp trong các hoạt động kinh doanh. Theo đó, các cơ sở đào tạo nhân sụ cho ngành cần từng bước tổ chức đa dạng các chương trình đào tạo ở các cấp độ cơ bản cũng như nâng cao, nghiên cứu ban hành các giáo trình chuẩn, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên,…
Sáu là, áp dụng các biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần đối với nhân viên.
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
BIDV Kinh Bắc có trụ sở nằm tại địa chỉ khu nhà ở và DVCC Cát Tường New, Lô CC03 Đường Lý Thái Tổ, Phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Hoạt động kinh doanh của BIDV Kinh Bắc tập trung chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Ninh là một tỉnh mới được tái lập vào đầu năm 1997, đến nay đã được 21 năm, cùng với sự đi lên của đất nước, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều khởi sắc. Bắc Ninh có diện tích tự nhiên là 803,93 km2, với dân số khoảng trên 1 triệu người, chiếm 0,24% diện tích tự nhiên và 1,23% dân số cả nước, là một tỉnh nhỏ nhưng lại đông dân.
Về phương diện kinh tế - xã hội, Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 30km. Bắc Ninh còn nằm trên trục đường sắt xuyên Việt, đoạn Hà Nội - Lạng Sơn - Hữu Nghị Quan nối với tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc, có mạng lưới sông ngòi nối liền với các tỉnh lân cận và cảng Hải Phòng, Cái Lân… Vị trí địa lý của Bắc Ninh là một trong những thuận lợi để giao lưu, trao đổi với bên ngoài tạo ra nhiều cơ hội lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội và phát huy triệt để tiềm năng của tỉnh.
Bên cạnh đó là địa phương có số lượng làng nghề truyền thống vào loại nhiều nhất toàn quốc, chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống xuất khẩu, là nơi hội tụ nhiều tiềm năng đáng kể về tự nhiên và xã hội. Nhất là kể từ khi được thủ tướng chính phủ phê duyệt cho phép thành lập các khu công nghiệp (KCN) tập trung đó là KCN Quế Võ, Tiên Sơn, Đại Đồng – Hoàn Sơn, Yên Phong… cùng với sự ra đời hàng loạt các cụm công nghiệp làng nghề truyền thống như Sắt Đa Hội, Mộc Đồng Kỵ, Giấy Phong Khê… đã dần làm thay đổi bộ mặt của địa phương. Từ một tỉnh nông nghiệp thuần túy, đến nay Bắc Ninh đã cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, với nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đứng trong tốp cao nhất cả nước. Năm 2018, tình hình kinh tế -xã hội tỉnh Bắc Ninh tiếp tục ổn định, đảm bảo an toàn và phát triển, đưa Bắc Ninh trở thành
điểm sáng trong bức tranh kinh tế cả nước với: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP đạt 161.708 tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2017 (chiếm khoảng 3,25% GDP cả nước, xếp thứ 4/63 tỉnh/thành phố); quy mô kinh tế tiếp tục mở rộng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 76,6%; dịch vụ chiếm 16,6%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,7%, thuế sản phẩm 4,1%. Tổng thu NSNN đạt 27.911,9 tỷ đồng tăng 24% so với năm 2017.
Từ những đặc điểm trên đã tạo ra những thời cơ và thách thức cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
* Thời cơ:
Bắc Ninh là một tỉnh có vị trí địa lý và môi trường kinh tế thuận lợi, được đánh giá là một tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh trong việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội; là một trọng điểm kinh tế quan trọng, một vùng kinh tế động lực của đất nước. Bên cạnh đó việc mở rộng đầu tư vào các KCN, làng nghề theo định hướng của tỉnh đã là một trong những cơ hội cho các Doanh nghiệp và tổ chức tài chính ngân hàng cùng tham gia để mở rộng thị phần hoạt động của đơn vị mình trên địa bàn. Hiện nay tỉnh Bắc Ninh có nhiều KCN như: KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ, KCN Yên Phong, KCN VSIP và một số cụm công nghiệp nằm quanh thành phố Bắc Ninh vì vậy việc thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài rất thuận lợi. Từ đó cũng là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng có thể tiếp cận và gia tăng khách hàng quan hệ tại ngân hàng.
* Khó khăn và thách thức:
Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh vẫn còn bộc lộ những khó khăn và thách thức, đó là điểm xuất phát về kinh tế và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn thấp, trình độ dân cư chưa cao, các doanh nghiệp địa phương tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng quy mô còn nhỏ, cơ cấu doanh nghiệp chưa hợp lý, trình độ công nghệ còn thấp các sản phẩm sản xuất chưa có tính cạnh tranh cao, chưa tạo được thương hiệu riêng.
Năm 2018 kinh tế của tỉnh Bắc Ninh tuy đã có những khởi sắc nhưng vẫn ảnh hưởng bởi môi trường kinh doanh, bởi năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh vẫn còn thấp phần lớn phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI.
địa bàn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 32 chi nhánh ngân hàng và 26 Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. BIDV Kinh Bắc nhận thức rõ điều này khi mà trình độ công nghệ, sản phẩm dịch vụ tiên tiến của các ngân hàng khác sẽ là đối thủ cạnh tranh trong mọi mặt hoạt động của các ngân hàng.
Chương trình cải cách thể chế với quy mô lớn đang thực hiện tại tỉnh đó là việc xây dựng, tăng cường năng lực mới, việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, nhấtlà việc tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp còn chậm
3.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kinh Bắc
3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Kinh Bắc
Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kinh Bắc.
Tên viết tắt: BIDV Kinh Bắc.
Địa chỉ trụ sở: Khu nhà ở và DVCC Cát Tường New, Lô CC 03 Đường Lý Thái Tổ, Phường Ninh Xá, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh.
Điện thoại: 0222.3874.181; Fax: 0222.3874.181
Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc là 1 chi nhánh thành viên của BIDV Việt Nam.
Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc được thành lập trên cơ sở quyết định số 589/QĐ-NHNN ngày 25/04/2015 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chính thức đi vào hoạt động ngày 23/05/2015 nhưng với sự phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên trên tất cả các mảng hoạt động nâng cao nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, Chi nhánh đã đạt được những kết quả rất khả quan chứng tỏ được vị thế của mình trong sự phát triển chung của tỉnh.
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Kinh Bắc giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) Bình quân (%) 2017/2016 2018/2017 1. Tổng nguồn vốn huy động 1.652 2.013 2.534 121,85 125,88 23,85
2. Tổng dư nợ cho vay 1.364 1.906 2.464 139,74 129,28 34,40 3. Tỷ lệ nợ xấu (nhóm
3,4,5)/tổng dư nợ (%) 1,22 0,83 0,61 68,03 73,49 (29,29) 4. Chênh lệch thu chi 28,38 50,7 74,90 178,65 147,73 62,46 5. Lợi nhuận trước
thuế 21,2 33,91 65,2 159,95 192,27 75,37
6. Thu DVR/Tổng thu
nhập (%) 9 10 12 111,11 120 15,47
7. Các khoản thuế đã
nộp 0,35 0,58 0,87 165,71 150 57,66
8. Bảo hiểm xã hội đã
nộp 0,6 0,66 0,74 110 112,2 11,06
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2016-2018 của phòng Quản lý nội bộ BIDV Kinh Bắc Với những bước chuyển mình vững chắc, từ một chi nhánh xếp hạng III có kết quả hoạt động thấp, nhưng chi nhánh đã phấn đấu hết sức mình để đến năm 2017 được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam công nhận là chi nhánh hạng II. Khi mới thành lập chi nhánh chỉ có 1 điểm giao dịch duy nhất, đến nay ngoài trụ sở chi nhánh còn có thêm 3 Phòng giao dịch, cả ba phòng giao dịch đều được xếp hạng 2, không có phòng giao dịch hạng 3 và 4.
Lượng khách hàng tăng lên đáng kể cả về quy mô và chất lượng. BIDV Kinh Bắc phát triển các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích ngân hàng đa dạng, hiện đại trên tất cả các lĩnh vực thương mại, dịch vụ công nghiệp, xuất nhập khẩu, nông nghiệp... Tính đến nay số lượng khách hàng cá nhân của chi nhánh đạt trên 30.000 khách hàng trong đó khách hàng quan trọng, thân thiết hơn 900 khách hàng. Hệ thống mạng lưới ngân hàng tự động của chi nhánh có 4 máy ATM và 60 máy POS luôn sẵn sàng phục vụ.
Trong quá trình xây dựng và phát triển chi nhánh đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua và phần thưởng cao quý.
Ngành nghề kinh doanh:
Trước những yêu cầu đổi mới, phát triển của nền kinh tế và nhu cầu vốn