hai chủng ĐT3 đạt 0,3 g/quả thể , ĐT5 có khối lượng trung bình nhỏ nhất 0,2 g/quả thể, kết quả này cũng phù hợp với kết quả thu được từ Bảng 4.16 và Bảng 4.17 về kích thước quả thể hai chủng này, đó là đường kính thân quả nhỏ. Chủng ĐT5 có chiều dài quả thể ngắn hơn chiều dài quả thể của các chủng khác, như chủng ĐT1 do có đường kính thân quả thể lớn, chiều thân quả dài nên khối lượng trung bình quả thể nặng hơn, khối lượng trung bình quả thể của các chủng khác được 2,4g/quả thể.
Điều này cũng giải thích được tại sao khi chủng ĐT5 có số quả thể trung bình có trong 1 hộp là 107,8 quả thể nhiều gấp 5 lần số quả thể trung bình có 1 hộp nuôi trồng của chủng ĐT4 (chỉ đạt 21,7) nhưng khối lượng trung bình quả thể trong một hộp nuôi trồng của chủng ĐT5 lớn hơn khối lượng trung bình quả thể trong 1 hộp nuôi trồng của chủng ĐT4 chỉ có 2g.
4.3.5. Hiệu suất sinh học và hàm lượng hoạt chất dược liệu của 5 chủng nấm C. militaris C. militaris
4.3.5.1. Hiệu suất sinh học của 5 chủng C. militaris
Một chỉ tiêu rất quan trọng được quan tâm nhiều đó chính là hiệu suất sinh học của các chủng Cordyceps militaris trong nghiên cứu. Đối với các loại nấm ăn và nấm dược liệu nói chung thì hiệu suất sinh học chính là nói đến khả năng sử dụng nguyên liệu để chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng đáp ứng khả năng sinh trưởng, phát triển để tạo ra năng suất. Trong nghiên cứu này, hiệu suất sinh học của nấm đông trùng hạ thảo được tính theo khối lượng quả thể khô thu được trên tổng khối lượng nguyên liệu khô ban đầu chưa bổ sung thêm nước (Shrestha et al., 2012).
Như vậy, hiệu suất sinh học phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất của nấm như: Chiều dài quả thể, đường kính quả thể, tổng số mầm trên hộp, trọng lượng quả thể tươi trong hộp, tỷ lệ mầm hữu hiệu. Ngoài ra, hiệu suất sinh học còn được quyết định bởi chủng giống khác nhau, công thức môi trường nuôi trồng, điều kiện nuôi trồng.
Bảng 4.21. Hiệu suất sinh học và hàm lượng hoạt chất cordycepin và adenosin của 5 chủng nấm C. militaris
Chủng nấm Hiệu suất sinh học (%) Cordycepin (mg/100g) Adenosin (mg/100g) ĐT1 2,1 115 6,14 ĐT2 3,2 153 7,20 ĐT3 8,9 800 21,2 ĐT4 4,5 265 3,66 ĐT5 6,1 510 6,83 CV% 3,1 LSD0,05 0,2
Hình 4.12. Hiệu suất sinh học của 5 chủng nấm C. militaris
Qua kết quả Bảng 4.21, cho thấy chủng ĐT3 có hiệu suất sinh học cao nhất trong 5 chủng C.militaris nghiên cứu, hiệu suất sinh học đạt 8,9%. Cao thứ hai đó là chủng ĐT5 đạt hiệu suất 6,1%. Chủng có hiệu suất thấp nhất chính là chủng ĐT1 với hiệu suất sinh học đạt 2,1%. Số liệu này phù hợp với những số liệu thu được của các chỉ tiêu ảnh hưởng năng suất trong Bảng 4.20.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐT1 ĐT2 ĐT3 ĐT4 ĐT5
Hiệu suất sinh học (%)
4.3.5.2. Hàm lượng cordycepin và adenosin của 5 chủng nấm C. militaris Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền ở Châu Á nhờ có các tác dụng sinh học đa dạng như chống ung thư, tăng cường và điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn…do sự có mặt của hoạt chất chính như Cordycepin và Adenosin…
Hàm lượng cordycepin có sự thay đổi giữa các chủng nấm khác nhau, sự thoái hóa giống nấm, giữa thành phần môi trường nuôi cấy khác nhau, điều kiện nuôi trồng khác nhau. Yếu tố này liên đến cường độ ánh sáng và loại ánh sáng được sử dụng.
Kết quả phân tích hàm lượng Cordycepin và Adenosin trong quả thể nấm C. militaris khô của 5 chủng trong nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.21. Theo kết quả phân tích ta nhận thấy chủng ĐT3 có hàm lượng Cordycepin và Adenosin cao nhất, trong đó Cordycepin đạt 800 mg/100g quả khô (8 mg/1g) và Adenosin đạt 21,2 mg/g (0,21 mg/g). Hàm lượng dược liệu cao thứ 2 là chủng ĐT5 có hàm lượng Cordycepin là 510 mg/g (5,1 mg/g), Adenosin là 6,83 mg/100g (0,06 mg/g). Ba chủng còn lại (ĐT1, ĐT2, ĐT4) có hàm lượng Cordycepin thấp hơn dao động từ 115 mg/100g (ĐT1) đến 265 mg/100g (ĐT4). Và hàm lượng Adenosin trong quả thể khô của 3 chủng này đạt từ 3,66 mg/ 100g của chủng ĐT4 đến 7,20 mg/100g của chủng ĐT2.
Do đó khi phát triển quy trình nuôi trồng nấm Cordyceps militaris các nhà sản xuất cần đáp ứng các yêu cầu về giống nấm, duy trì năng suất quả thể và hàm lượng cordycepin trong quả thể cao. Theo Du et al (2010), đã phát triển được phương pháp nuôi cấy đạt hàm lượng cordycepin cao (24.98 mg/g quả thể khô) trong khi đó Che et al (2004), tạo ra chủng nấm có năng suất cao và ổn định hơn nhờ đột biến bằng tia UV.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ