Đặc điểm hình thành, phát triển mầm quả thể của 5 chủng nấm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng, năng suất và chất lượng dược liệu của một số chủng đông trùng hạ thảo (cordyceps militaris) nhập nội (Trang 66 - 71)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3.3. Đặc điểm hình thành, phát triển mầm quả thể của 5 chủng nấm

C. militaris trong giai tạo mầm quả thể

Sau khi khi kết thúc giai đoạn tạo sắc tố sẽ chuyển sang giai đoạn nảy chồi tạo mầm quả thể, được đánh dấu bằng sự xuất hiện mầm quả thể, lúc này vật chất dinh dưỡng sợi nấm tích lũy trong pha ươm sợi chuyển dần sang kích tạo

mầm và nuôi mầm quả thể. Trong giai đoạn này điều kiện nuôi trồng phải được tối ưu hóa để cho mầm phát triển: Nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng sinh khối nấm và năng suất quả thể là 18 – 20 oC, Cường độ ánh sáng đạt từ 500 – 1000 lux độ thông thoáng tốt kích thích sự sinh trưởng của chồi nấm, độ ẩm thích hợp cho nấm dao động từ 70 - 90%, tương đương với độ ẩm không khí trong tự nhiên sẽ phù hợp cho việc tạo quả thể (Zhang et al., 2010).

4.3.3.1. Tỷ lệ xuất hiện mầm quả thể của 5 chủng nấm C. militaris

Tỷ lệ xuất hiện quả thể, là tỷ lệ số hộp có quả thể trên trên tổng số hộp thí nghiệm của một công thức trong giai đoạn ra quả thể. Tỷ lệ này phụ thuộc rất nhiều vào chủng giống cũng như sự thoái hóa của giống, hay sự không phù hợp với điều kiện nuôi trồng. Ngoài ra, nếu đánh giá các chủng Cordyseps militaris

lai tạo thì tỷ lệ này ảnh hưởng bởi thế hệ nuôi trồng, thường trong thế hệ F1 con lai hay xảy ra hiện tượng Stress, nên tỷ lệ xuất hiện mầm quả thể thường thấp hơn so với chủng bố, mẹ (Shrestha et al., 2012).

Trong nghiên cứu này khi theo dõi sự hình thành và phát triển mầm quả thể của 5 chủng nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trên môi trường nuôi trồng cho kết quả như sau: Các chủng khác nhau có tỷ lệ thành mầm cũng khác nhau, tỷ lệ cao nhất nhất là chủng ĐT3 là 98,9 % và chủng ĐT5 có tỷ lệ hình thành mầm là 97,6%, chủng ĐT4 đạt tỷ lệ hình thành quả thể là 93,2%. Tỷ lệ xuất hiện quả thể thấp nhất là chủng ĐT1 với tỷ lệ 68,3%, còn lại là chủng ĐT2 có tỷ lệ trung bình 83,3%.

4.3.3.2. Thời gian hình thành mầm quả thể của 5 chủng nấm C. militaris Thời gian hình thành mầm quả thể là thời gian tính từ khi hệ sợi kín toàn bộ cơ chất cho đến khi kích thích và mầm bắt đầu xuất hiện lên khỏi bề mặt cơ chất, có hai giai đoạn xuất hiện mầm quả thể đó là:

Xuất hiện mầm được 10%: Đó là thời gian tính từ khi cấy giống cho đến khi hệ sợi kín toàn bộ cơ chất cho đến khi có 10% số hộp trong thí nghiệm theo dõi xuất hiện mầm, với chỉ tiêu này thì chủng ĐT3 có thời gian xuất hiện mầm 10% nhanh nhất là 18 ngày, chủng ĐT5 có thời gian xuất hiện mầm được 10% muộn nhất là 25 ngày.

Thời gian xuất hiện mầm 90%: Là thời gian tính từ khi cấy giống đến khi hệ sợi phát triển kín toàn bộ cơ chất sau đó có 90% số hộp nuôi trồng xuất hiện mầm quả thể, kết quả theo dõi Bảng 4.14 cho thấy chủng ĐT3 có thời gian xuất

hiện mầm đạt 90% sớm nhất là 23 ngày và muộn nhất là chủng ĐT5 với thời gian là 30 ngày, chậm hơn so với chủng ĐT3 là 7 ngày.

4.3.3.3. Thời gian sinh trưởng của 5 chủng nấm C. militaris trên môi trường nuôi trồng nhân tạo

Trong điều kiện tự nhiên nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris là một loại ký sinh trên côn trùng và ấu trùng của côn trùng. Chúng chủ yếu lây nhiễm ở giai đoạn nhộng rồi nhân lên trong cơ thể ký chủ vào mùa đông. Bào tử nấm theo gió đính vào bên ngoài ký chủ và hình thành các ống nảy mầm có các thể bám. Các ống này tiết ra enzyme như Lipase, chitinase, protease làm tan vỏ ngoài của ký chủ và xâm nhập vào bên trong cơ thể. Sau đó hệ sợi nấm hút dinh dưỡng và sinh trưởng, phát triển rồi xâm chiếm toàn bộ cơ thể và gây chết ký chủ. Đến mùa hè hoặc sang thu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi quả thể nấm nhô ra ngoài để phát tán bào tử vào không khí (Kobayashi, 1982; Kamble and Agre, 2012).

Như vậy, quá trình sinh trưởng, phát triển của nấm đông trùng hạ thảo

Cordyceps militaris gồm 2 giai đoạn chính: Giai đoạn đầu là bào tử nấm xâm

nhiễm ký chủ (nhộng hoặc ấu trùng) sẽ phải có thời gian dài để sợi nấm nhân sinh khối và xâm chiếm toàn bộ cơ thể của ký chủ. Giai đoạn sau khi đã đủ sinh khối sợ sẽ hình thành quả thể nấm nhô lên khỏi mặt đất để phát tán bào tử vào trong không khí. Tuy nhiên, do trên độ cao 2000 – 3000 m so với mực nước biển, vào mùa đông điều kiện nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhân sinh khối cũng như quá trình nẩy chồi tạo quả thể, nên phải đợi đến cuối mùa hè, đầu mùa thu khi nhiệt độ, độ ẩm môi trường thích hợp thì nấm mới nảy mầm và phát triển quả thể để hình thành và phát tán bào tử.

Nhờ những nghiên cứu và quan sát về sự sinh trưởng phát triển của nấm

Cordyceps minitaris trong điều kiện tự nhiên, mà con người đã ứng dụng vào

công nghệ nuôi trồng nhân tạo bằng cách cung cấp đủ điều kiện tối ưu về dinh dưỡng, điều kiện môi trường, cấy lượng giống nhiều hơn vào môi trường mục đích làm tăng sinh khối sợi nhanh trong cơ chất để rút ngắn thời gian nuôi. Thời gian tạo quả thể nấm dao động theo loại môi trường sản xuất quả thể, thường trong khoảng 35 – 70 ngày (Du et al., 2010). Trên môi trường gạo cần 45 – 55 ngày cho thời gian thu hoạch quả thể, khi sử dụng các môi trường khác như hạt kê, ngô thì thời gian tạo quả thể sẽ dài hơn (Zhang and Liu, 1997).

khi cấy giống cho đến khi thu hái nấm. Với chỉ tiêu này chủng ĐT3 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 57 ngày, chủng có thời gian sinh trưởng dài nhất trong 5 chủng nghiên cứu đó là ĐT5 sinh trưởng 65 ngày, 3 chủng còn lại có thời gian sinh trưởng lần lượt là: 62 ngày là thời gian sinh trưởng của hai chủng ĐT1, ĐT2, 60 ngày là thời gian sinh trưởng của chủng ĐT4.

Bảng 4.14. Thời gian sinh trưởng của 5 chủng C. militaris trong nghiên cứu.

Chủng nấm

Tỷ lệ hộp có mầm quả thể

(%)

Thời gian từ khi cấy giống Thời gian sinh trưởng (ngày) Xuất hiện mầm 10% (ngày) Xuất hiện mầm 90% (ngày) ĐT1 68,3 22 28 62 ĐT2 83,3 20 27 62 ĐT3 98,9 18 23 57 ĐT4 93,2 20 26 60 ĐT5 97,6 25 30 65

Hình 4.7. Thời gian xuất hiện mầm quả thể và thời gian sinh trưởng của 5 chủng C. militaris

4.3.3.4. Số lượng và kích thước mầm quả thể của 5 chủng nấm C. militaris Số lượng và kích thước mầm quả thể có ảnh hưởng đến năng suất, hình thái, đặc điểm quả thể sau này. Số mầm trong một hộp nuôi trồng dao động từ 14,5

0 10 20 30 40 50 60 70 ĐT1 ĐT2 ĐT3 ĐT4 ĐT5

TG xuất hiện mầm (ngày) TGST (ngày)

mầm/hộp của chủng ĐT1 cho đến 149,9 mầm/hộp là số mầm của chủng ĐT5 đạt được khi xuất hiện.

Bảng 4.15. Đặc điểm hình thái mầm quả thể của 5 chủng C. militaris khi mới hình thành Chủng nấm Số mầm/hộp (mầm/hộp) Chiều dài mầm (mm) ĐK chân mầm (mm) ĐK đỉnh mầm (mm) ĐT1 14,5 2,1 3,9 2,6 ĐT2 24,5 2,07 2,1 1,1 ĐT3 136,0 2,23 1,4 0,8 ĐT4 37,1 2,26 1,3 1,0 ĐT5 149,7 1,37 1,1 0,9 CV % 4,4 LSD0,05 6,02

Chiều dài mầm được tính từ chân mầm sát với bề mặt cơ chất cho đến đỉnh cao nhất trên mầm quả (đỉnh mầm), với kết quả thu được từ Bảng 4.15 cho thấy 2 chủng ĐT3 và ĐT4 có chiều dài mầm cao nhất là 2,23 mm với chủng ĐT3, và 2,26mm là chiều dài mầm của chủng ĐT4, chủng ĐT5 có chiều dài mầm1,37mm là chiều dài thấp nhất trong phạm vi nội dung nghiên cứu.

Đường kính chân mầm chính là đường kính gốc mầm khi mới hình thành, Trong thí nghiệm này đường kính chân mầm khi vừa hình thành mầm là chủng ĐT5 là nhỏ nhất 1,1 mm, đường kính to nhất là 3,9 mm.

Đường kính đỉnh mầm của chủng ĐT5 nhỏ nhất trong 5 chủng nghiên cứu, còn chủng ĐT1 có đường kính đỉnh mầm lớn nhất 2,6mm. Kết quả này tương ứng với chỉ tiêu đương đường kính chân mầm, khi chân mầm to thi tương ứng với nó đường kính đỉnh mầm cũng lớn hơn.

Hình thái mầm quả thể nấm của 5 chủng có sự khác nhau đáng kể, chủng ĐT1 và ĐT2 lúc mới hình thành số mầm trên 1 hộp ít (từ 14,5 đối với chủng ĐT1 và 25,5 đối với chủng ĐT2) nên có sự thông thoáng khoảng cách giữa các mầm xa nhau nên gốc mầm to, đầu mầm to hơn. Đối với 3 chủng còn lại thì số mầm trên một hộp có nhiều hơn (Từ 37,1 mầm/hộp của chủng ĐT4 đến 149,7 mầm/hộp với chủng ĐT5), các chủng này do có số lượng mầm nhiều hơn nên khoảng cách giữa các mầm gần nhau làm cho gốc mầm nhỏ (đỉnh mầm nhọn hướng thẳng đứng lên trên, quả thể có xu hướng mọc thẳng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng, năng suất và chất lượng dược liệu của một số chủng đông trùng hạ thảo (cordyceps militaris) nhập nội (Trang 66 - 71)