Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.5. Tình hình nghiên cứu nấm Cordyceps militaris trên thế giới và Việt Nam
2.5.2. Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống và quy trình công nghệ nuôi trồng
nấm Cordyceps militaris tại Việt Nam
2.5.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài
Tác giả Trịnh Tam Kiệt (2001), đã công bố dang sách các loài nấm thuộc
chi Cordyceps có ở vệt Nam. Đó là: Cordyceps martialis Speg., Cordyceps
sinensis (Berk) Sacc. và loài Cordyceps sobolifera (Hill) Berk & Br. Phân bố chủ
yếu ở các tỉnh như Lào Cai, Lai Châu, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội.
Phạm Quang Thu (2009), phát hiện thêm hai loài thuộc chi Cordyceps mới ở Bắc Giang và Vĩnh Phúc là Cordyceps nutans và Cordyceps gunnii.
Phạm Quang Thu (2010), phát hiện thêm loài nấm Đông trùng hạ thảo nữa
là Cordyceps talaomontana, đưa tổng số loài nấm Đông trùng hạ thảo được phát
hiện ở Việt Nam lên 06 loài.
Phạm Thị Thùy (2010), đã tiến hành thu thập 05 nguồn nấm Cordyceps spp
tại một số vườn quốc gia ở Việt Nam, trong đo đã xác định Cordyceps militaris
có giá trị dược liệu, có khả năng làm thực phẩm chức năng cho người Việt Nam. Hoàng Tiến Công (2010), nghiên cứu thành phần loài của nấm Đông trùng hạ thảo thuộc khu bảo tổn thiên nhiên Tây Yên Tử - Sơn Động - Bắc Giang đã thu thập được 13 loài nấm Đông trùng hạ thảo, trong đó có 05 thuộc chi
Cordyceps. Thành phần các loài nấm Cordyceps militaris được phân bố theo
nhiều loại hình rừng và độ cao khác nhau. Đặc biệt 05 loài nấm thuộc chi
Cordyceps thu thập được có sự đa dạng cao về giá trị dược liệu.
2.5.2.2. Nghiên cứu về nhân giống nấm Cordyceps militaris ở Việt Nam
Phạm Quang Thu và cs. (2009), tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học hệ sợi nấm Đông trùng hạ thảo trong môi trường nuôi cấy thuần khiết đã chỉ ra rằng 8 chủng nấm Đông trùng hạ thảo C. militaris ở Việt Nam, 3 chủng nhập nội từ Nhật Bản, 1 chủng từ Trung Quốc, tất cả vẫn sinh trưởng bình thường trên môi
trường dinh dưỡng nhân tạo. Môi trường thích hợp là môi trường PDA có bổ sung thêm 10% nhộng tằm, nhiệt độ không khí thích hợp nhất là 20 - 25oC, một số chủng sinh trưởng ở nhiệt độ thấp 15oC, độ ẩm không khí 80 - 85% và môi trường pH là acid 4,5 - 6,5.
Trần Thúy Hường (2010), nghiên cứu môi trường nuôi cấy nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris đã kết luận rằng: Môi trường bao gồm đường sacarose, maltose, peptone, cao nấm men là tối ưu cho sinh trưởng hệ sợi nấm Đông trùng hạ thảo. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng hệ sợi của nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris là 26,2oC.
2.5.2.3. Nghiên cứu về nuôi trồng nấm Cordyceps militaris ở Việt Nam Trần Văn Mão (2002), đã nêu sơ bộ về môi trường nhân giống, kỹ thuật nuôi trồng thể quả và nuôi cấy sinh khối hệ sợi nấm Cordyceps sinensis. Tuy nhiên, những thông tin này đều tập hợp từ các nguồn tài liệu tham khảo của Trung Quốc.
Phạm Quang Thu (2009), tiến hành nghiên cứu nuôi trồng thể quả nấm Đông trùng hạ thảo trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm với nhiều loại giá thể khác nhau để tìm ra được công thức hiệu quả nhất để có thể nhân rộng việc nuôi cấy nhân tạo loài nấm này tại Việt Nam.
Như vậy: Các nghiên cứu về nuôi trồng nấm Cordyceps militaris đã khẳng định rằng: (1) Sử dụng nhân giống dịch thể trong nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris mang lại hiệu quả cao hơn về thời gian và năng suất nuôi trồng so với giống dạng rắn. (2) Môi trường nhân giống và nuôi trồng nấm Cordyceps militaris đặc biệt quan trọng với nguồn dinh dưỡng cung cấp cacbon và nito, trong đó nguồn dinh dưỡng hữu cơ được ưu tiên nhiều hơn. (3) Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, yếu tố nhiệt độ ánh sáng là hai yếu tố cần được đặc biệt quan tâm cho sự hình thành và phát triển quả thể nấm
C. militaris (Trần Thu Hà, 2014)
Lê Văn Vẻ và cs. (2014), thành công bước đầu nghiên cứu quy trình kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm C. militaris tại Việt Nam, nhóm tác giả đã đánh giá sự ảnh hưởng của cơ chất nuôi trồng đến năng suất và đặc điểm hình thái của nấm, ngoài ra tác giả cũng nhấn mạnh hiện tượng thoái hóa giống trong quá trình sản xuất nấm C. militaris qua nhiều thế hệ, ở đời thứ 8 sau khi đưa vào sản xuất thì xảy ra hiện tượng thoái hóa giống rõ rệt: mật độ sợi bề
mặt thưa, khả năng hình thành quả thể kém, màu sắc quả thể nhạt dần, năng suất sinh học thấp.
Nghiên cứu nuôi trồng nấm C. militaris trên nhộng tằm cũng đang được các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm, ngoài năng suất mong muốn thì điều kiện để nuôi trồng quả thể và yếu tố làm tăng hoạt tính dược liệu trong nấm C.
militaris đang được nghiên cứu nhiều hiện nay. Nghiên cứu về ảnh hưởng của
ánh sáng và nhiệt độ đến năng suất cũng như chất lượng dược liệu của nấm C.
militaris. Phạm Thị Lan và cs. (2016), nghiên cứu sự ảnh hưởng của ánh sáng
và nhệt độ tới sinh trưởng, phát triển và hàm lượng hoạt chất cordycepin của
nấm C. militaris NBRC 100741 trên nhộng tằm cho thấy: Nhiệt độ tối ưu cho
sự sinh trưởng, phát triển, hình thành quả thể và hàm lượng cordycepin của
nấm C. militaris trên nhộng tằm lá 250C. Ánh sáng từ đèn Compact (công suất
20W, tương đương 350 lx) và thời gian chiếu sáng ngắt quãng 12h sáng/ 12h tối cho hiệu suất hình thành qủa thể và hàm lượng cordycepin cao hơn so với ánh sáng từ nguồn đèn LED màu xanh dương và ánh sáng màu đỏ.
Nguyễn Thị Liên Thương và cs. (2016), nghiên cứu đặc điểm sinh học và giá trị dược liệu, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi trồng nấm C.
militaris trên môi trường nuôi trồng khác nhau chỉ ra rằng: Việc nuôi cấy các
loại môi trường khác nhau hiệu quả khác nhau, môi trường rắn hiệu quả hơn về diện tích nuôi trồng nhỏ, giảm lượng nước tiêu thụ so với nuôi cấy lỏng, giảm chi phí xử lý nước thải và tiêu thụ năng lượng trong quy trình nuôi nấm.
Trong nghiên cứu đặc điểm sinh học hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết các chủng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris nhập nội và Việt Nam (Phạm Quang Thu và cs.,2010). Các chủng C. militaris khác nhau sẽ sinh trưởng, phát triển trên môi trường thuần khiết với những điều kiện nuôi khác nhau, tuy nhiên thí môi trường đều có tỷ lệ nhất định về nhộng tằm từ 5% - 10%, pH giao động từ 5 – 6,5. Nhiệt độ thích hợp cho các chủng nấm cũng khác nhau do các chủng này được thu thập từ các vùng sinh thái khác nhau nhiệt độ phát triển hệ sợi là 150C - 250C. Độ ẩm thích hợp cho hệ sợi sinh trưởng 80% - 85%.
Trịnh Thị Xuân và Lê Tuấn Anh (2016), nghiên cứu môi trường thích hợp sản xuất quả thể nấm dược liệu Cordyceps militaris chỉ ra rằng: môi trường SDAY1 (10g pepton, 40g dextrose, 2g cao nấm men, 20g agar) và
SDAY3 (10g pepton, 40g dextrose, 2g cao nấm mem, 1g KH2PO4, 0,5g MgSO4) thích hợp cho nấm Cordyceps militaris phát triển, dùng gạo ST20 có hàm lượng protein cao kết hợp với việc bổ sung các chất dinh dưỡng trong dung dịch nghiên cứu cũng góp phần làm tăng năng suất và chất lượng dược liệu của quả thể nấm C. militaris trong nuôi trồng nhân tạo, quả thể dài 5,82 – 7,94 cm sau 60 ngày nuôi trồng, trọng lượng quả thể tươi đạt 16,52g, hàm lượng Cordycepin đạt 5,56 mg/g. Theo nhóm tác giả nhận định môi trường dùng để nuôi trồng nấm C. militaris rất quan trọng để quyết định chất lượng và số lượng quả thể nấm (Phạm Thị Lan và cs., 2016).
Nấm Cordyceps militaris là loại nấm có giá trị sử dụng cao. Nuôi trồng
nấm Cordyceps militaris đang quan tâm lớn ở nhiều quốc gia trên thế giới
trong đó có Việt Nam, nhất là khi thực tế tình hình về bệnh ung thư đang ngày một gia tăng ở nước ta như hiện nay.