Phân tích các giải pháp đã được Thành Phố Bắc Ninh sử dụng để xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 71 - 80)

hiện tượng nông dân bỏ ruộng trên địa bàn

4.1.5.1. Vận động, thuyết phục người dân tiếp tục làm ruộng

Hầu hết diện tích đất ruộng chưa được nông dân trong xã khai thác triệt để vào sản xuất, mà thu nhập chính của bà con chỉ dựa vào trồng lúa. Nếu không may gặp rủi ro thất mùa thì nhiều hộ nông dân sẽ trắng tay, trong khi đó nhiều hộ gia đình có diện tích đất sản xuất rất lớn nhưng lại bỏ hoang, gây lãng phí lớn về tài nguyên đất đai. Sau khi được Hội Nông dân phát động mạnh mẽ phong trào "phủ xanh đất hoang hóa", các hộ nông dân đã cải tạo diện tích đất bỏ hoang để

trồng rau và các loại cây ăn trái… tuy nhiên tình trạng ruộng bỏ hoang vẫn chưa có chuyển biến tốt.

Bảng 4.13. Các hình thức tuyên truyền vận động người dân tiếp tục làm ruộng tại xã, phường

STT Hình thức tuyên truyền Đợt/năm Số người/ đợt

1 Họp dân 6 120

2 Qua truyền thanh 6 -

3 Huy động đoàn thể 2 30

4 Huy động Đảng viên 4 20

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Trước tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng ngày càng nhiều, một trong những giải pháp Thành phố triển khai đầu tiên là thực hiện công tác tuyên truyền, vận động (bảng 4.13) bằng các hình thức như: họp dân, qua truyền thanh, xã huy động đoàn thể, huy động Đảng viên gieo trồng hết diện tích được giao qua các đợt trong năm, chủ yếu triển khai trước giai đoạn trước khi vào vụ. Thành phố đã yêu cầu các xã, phường tìm hiểu tường tận nguyên nhân nông dân bỏ ruộng sau đó giao cho đoàn thể vận động, thuyết phục. Cùng với đó, Thành ủy-UBND thành phố có nhiều cuộc họp bàn để tìm chọn phương án, cách làm nhằm vừa khắc phục bằng được tình trạng bỏ ruộng, vừa thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững đảm bảo thu nhập cho người dân; yêu cầu đội ngũ cán bộ Phòng NN & PTNT, Trạm khuyến nông, cán bộ Bảo vệ thực vật của thành phố được tăng cường trực tiếp về phối hợp với UBND, HTX dịch vụ nông nghiệp các xã để khắc phục tình trạng bỏ ruộng.

Cán bộ ngành Nông nghiệp thường xuyên phối hợp với các HTX chỉ đạo sâu sát từ khâu tập huấn kỹ thuật, ngâm ủ giống, làm đất, làm mạ, phun thuốc trừ cỏ cho bà con nông dân; thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống truyền thanh cơ sở để nông dân tập trung xuống đồng gieo cấy lúa xuân theo khung thời vụ đề ra. Đồng thời, vận động bà con huy động máy móc, nhân lực làm đất sớm, tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng, phát triển thuận lợi ngay từ đầu vụ.

UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo phòng kinh tế, UBND các xã, phường tăng cường công tác kiểm tra, bám sát đồng ruộng, khuyến cáo bà con nông dân tích cực thăm đồng ruộng, tiến hành các biện pháp chăm sóc cây trồng, phòng trừ chuột phá hoại mùa màng, phát hiện sâu bệnh kịp thời, không để lây lan ra diện rộng, phấn

đấu phấn đấu sản xuất thắng lợi trên cả 3 tiêu chí diện tích, năng xuất và sản lượng. UBND các xã, phường cần phải nâng cao nhận thức cho hộ nông dân về vai trò to lớn của đất đai nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, cần khai thác sử dụng đất nông nghiệp hợp lý tiết kiệm. Nếu không có nhu cầu sử dụng phải cho các hộ khác hoặc các tổ chức, cá nhân khác thuê, đấu thầu để khai thác sử dụng triệt để quĩ đất ruộng.

Vận động các hộ dân tích cực tham gia các buổi hội thảo, các lớp tập huấn ngắn hạn do xã, phường tổ chức, để nâng cao được trình độ hiểu biết của mình về sản xuất nông nghiệp, kĩ thuật nông nghiệp, tiếp cận những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới, hiểu rõ về đất đai,các loại giống và cây trồng mới, chất lượng cao. Từ đó lựa chọn giống thích hợp cho từng loại đất, kĩ thuật chăm sóc, cải tạo cây trồng. Giúp người nông dân nhận thức việc liên kết sản xuất theo nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã để nâng cao tính cạnh tranh là hết sức cần thiết để sản xuất nông nghiệp hiệu quả, giảm rủi ro.

Bảng 4.14. Đánh giá của các nhóm hộ về tuyên truyền vận động hộ nông dân tiếp tục làm ruộng ĐVT: Người Mức độ Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Nhóm hộ I 5 20 8 2 Nhóm hộ II 3 16 6 3 Nhóm hộ III 2 9 7 4

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Qua bảng 4.14, ta thấy đa số đánh giá của các nhóm hộ dân (nhóm hộ I, nhóm hộ II, nhóm hộ III) về các hình thức tuyên truyền vận động tại xã, phường là tốt. Tuy nhiên, khi người nông dân chưa thấy cái lợi và đang nản chí với đồng áng thì rất khó thuyết phục được họ ra đồng tiếp tục cấy hái. Hiệu quả thực hiện giải pháp chưa cao. Theo ý kiến của Phòng Kinh tế của Thành phố, công tác vận động không chỉ thực hiện ở các hộ nông dân, mà đã thực hiện ngay cả những hộ Đảng viên, các đoàn thể. Nhưng hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn.

4.1.5.2. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp trên địa bàn

Nông dân bỏ ruộng xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do chi phí sản xuất nông nghiệp cao, hiệu quả kinh tế thấp. Chính vì vậy, Thành phố chỉ đạo các xã/phường chú trọng quy hoạch ruộng đất, tổ chức lại sản xuất, coi

đây là giải pháp cốt lõi để nông dân gắn bó với đồng ruộng.

Trước mắt, Thành Phố chỉ đạo thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa, các diện tích đất cơ bản được Nhà nước giao mà các hộ nông dân đã bỏ hoang từ 2 vụ trở lên, các xã, phường xem xét nguyên nhân, nếu hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu sản xuất trên diện tích được giao thì yêu cầu chủ hộ viết đơn xin trả lại ruộng, sau đó thu hồi lại, vận động các hộ dồn điền, đổi thửa và giao cho những nông dân có nhu cầu và kinh nghiệm để họ thâm canh, cho năng suất cao, tạo thuận lợi cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tránh tình trạng đồng đất hoang hóa, lãng phí...vận động những hộ không có nguyện vọng sản xuất trả ruộng để tích tụ, mở ra những trang trại, gia trại. Những hộ không có khả năng sản xuất nông nghiệp có thể chuyển giao đất cho người khác để chuyển sang ngành nghề mới phù hợp hơn. Tập trung tuyên truyền rộng rãi về thủ tục pháp lý và lợi ích của việc chuyển nhượng ruộng đất. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân được chuyển nhượng ruộng đất với giá mà họ chấp nhận được.

Bảng 4.15. Kết quả đạt được trong công tác dồn điền đổi thửa của toàn Thành phố Bắc Ninh

STT Chỉ tiêu ĐVT Trước DĐĐT Sau DĐĐT So sánh Tăng (+) Giảm (-)

1 Diện tích đất Nông nghiệp ha 2.813,9 2.813,9 0 2 Tổng số hộ sử dụng đất nông nghiệp Hộ 7.106 7.106 0 3 Tổng số thửa đất nông nghiệp Thửa 42.635 12.790 -29.845 4 Bình quân thửa / hộ Thửa 6 1,8 -4,2 5 Bình quân diện tích trên thửa M2/thửa 660 2.200 1.540 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Về cơ bản, công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh đã tương đối hoàn thiện, sự manh mún về số thửa/hộ giảm từ 6 thửa/hộ xuống còn 1,8 thửa/hộ. Diện tích bình quân trên thửa tăng từ 660m2 lên 2.200m2 (tăng từ 1.8 sào/thửa lên 6,1 sào/thửa. . Điều này tạo điều kiện cho phát triển vùng sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả sử dụng đất cao và giải phóng sức lao động.

Thực hiện chuyển đổi đất lúa sang làm trang trại chăn nuôi. Đối với diện tích đất gieo cấy kém hiệu quả do khó điều tiết nước tưới tiêu, chuột phá hoại thì các xã, phường đề xuất giải pháp việc khắc phục, cải tạo lại đất. Sau khi đã cải

tạo lại đất, tiến hành giao ruộng cho các cá nhân, hộ gia đình thực hiện gieo cấy, nếu hết thời hạn hợp đồng thì UBND xã, phường có thể gia hạn nếu chủ hộ có nhu cầu sản xuất tiếp. Ngoài ra, những diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả bỏ hoang tập trung thành vùng lớn, xã, phường cần tổng hợp lại để đề nghị cấp trên cho phép chuyển đổi làm trang trại chăn nuôi và trồng cây khác.

Bảng 4.16. Kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi đất lúa sang làm trang trại tại TP Bắc Ninh

ĐVT: ha

STT Các hình thức trang trại Trước

chuyển đổi

Sau chuyển đổi

1 Trang trại chăn nuôi lợn 124 257

2 Trang trại chăn nuôi gà 54 115

3 Nuôi cá giống (rô phi đơn tính và chép lai, các loại cá giống truyền thống...)

107 350

4 Trang trại tổng hợp 142 458

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Trong lĩnh vực chăn nuôi – nuôi trồng thủy sản,TP Bắc Ninh đã đưa nhiều giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, các sản phẩm của công nghệ sinh học, sử dụng thức ăn chăn nuôi theo độ tuổi, công nghệ chuồng kín với hệ thống máng ăn, máng uống và điều khiển nhiệt độ chuồng nuôi tự động, công nghệ xử lý chất thải bằng bể biogas, chế phẩm sinh học, máy ép tách phân,... được áp dụng rộng rãi vào sản xuất chăn nuôi trang trại, sơ chế, chế biến thực phẩm và phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Hình thành vùng nuôi cá trong ao đất tập trung (quy mô 10ha trở lên), bước đầu đưa công nghệ nuôi cá sông trong ao, Biofloc vào sản xuất có hiệu quả; hình thành các vùng nuôi cá lồng trên sông, cơ sở nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP, cơ sở sản xuất cá giống áp dụng công nghệ đẻ vuốt và ấp trứng bằng bình vây.

Thay đổi hệ thống giống để nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp, từ đó giảm diện tích ruộng bị bỏ hoang, Thành phố đã chỉ đạo các phòng chức năng, các địa phương thay đổi chất lượng giống lúa, đưa những giống mới vào sản xuất. Thành lập những vùng sản xuất hàng hóa tập trung có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dưới hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới để nâng cao thu nhập trên một đơn vị canh tác giúp người dân yên tâm sản xuất. Ðồng thời đẩy mạnh việc chuyển đổi đất

chuyên lúa hiệu quả thấp sang trồng rau màu, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản hiệu quả kinh tế cao hơn. Ðối với các địa phương có nhiều lao động đi làm công nhân ở công ty, xí nghiệp, cần có chính sách tích tụ ruộng đất bằng hình thức cho các tổ chức, cá nhân thuê lại ruộng đất của những gia đình không có nhu cầu sản xuất để sản xuất theo cánh đồng lớn, qua đó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Ðến nay, Thành phố Bắc Ninh triển khai thành công nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong lai tạo và chọn lọc con giống, tạo ra giống vật nuôi đạt năng suất và chất lượng. Về thủy sản, các cơ sở giống của tỉnh đã ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo và công nghệ sử dụng hoóc-môn chuyển đổi giới tính trong sản xuất giống cá. Các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng CNC trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận được khoa học - công nghệ tiên tiến.

Bảng 4.17. Kết quả đạt được trong công tác thay đổi giống lúa cũ sang một số giống lúa mới khác tại Thành phố Bắc ninh

ĐVT: ha

STT Các loại giống lúa mới Trước chuyển đổi Sau chuyển đổi

1 Thiên ưu 8 47 96

2 Bác ưu 903-KBL 53 105

3 Giống HDT10 41 84

4 Lúa thơm tẻ 17 35

5 Lúa nếp thơm 33 77

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Để tăng năng suất và chất lượng cây lúa, Sở Khoa học và Công nghệ đã khảo nghiệm, bổ sung nhiều giống lúa mới, lựa chọn được những giống lúa năng suất, chất lượng cao và ổn định. Các giống cây trồng đã được thử nghiệm và ứng dụng đưa vào sản xuất như giống lúa Thiên ưu 8, Bác ưu 903-KBL, Giống HDT10, mô hình sản xuất lúa thơm tẻ tại Quế Võ 10 ha, mô hình lúa nếp thơm tại huyện Yên Phong 50ha...

Bên cạnh đó, sở còn chuyển giao kỹ thuật xây dựng mô hình đưa các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày có năng suất và chất lượng vượt trội như giống lạc TQ1, đậu tương DT99, giống cà chua BM199, khoai tây Diamant trên đất hai vụ lúa. Các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng đã được thử nghiệm và ứng dụng đưa vào sản xuất đại trà như: giống ngô NK4300, NK6654, HN88; giống khoai tây mới, cà rốt mới… Ðến nay, diện tích lúa năng suất, chất lượng cao chiếm

hơn 50% diện tích gieo cấy. Ðiển hình là mô hình sản xuất rau, bí đỏ, mô hình sản xuất măng tây xanh tại huyện Tiên Du quy mô 1 ha, ...

Bảng 4.18. Kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi Giống lúa sang một số giống cây trồng khác tại Thành phố Bắc ninh

ĐVT: ha

STT Các loại giống cây trồng khác

thay thế giống lúa chuyển đổi Trước Sau chuyển đổi

1 Mô hình vườn rau an toàn VietGAP 2,2 6,7

2 Vùng trồng cà chua 3,1 7,8

3 Mô hình sản xuất khoai tây giống từ củ nuôi cấy mô

0 0,2

4 Mô hình trồng rau tía tô trong nhà kính 2 5,4

5 Các giống cây trồng khác 3,5 11,4

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Những kết quả trên đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, an ninh lương thực được bảo đảm, đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng nông thôn ngày càng được nâng cao...

Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Bắc Ninh vẫn còn những hạn chế, đó là: sản xuất về cơ bản vẫn là nhỏ lẻ, manh mún; việc ứng dụng các công nghệ thông tin, tự động hóa, các quy trình canh tác tiên tiến vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm còn ít; một số mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, như lúa VietGAP, rau an toàn VietGAP còn khó nhân ra diện rộng; quan hệ sản xuất trong nông nghiệp – nông thôn từng bước được đổi mới nhưng liên kết, liên doanh giữa các thành phần kinh tế chưa nhiều, chưa hình thành được nhiều chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ.

Thực tế phát triển kinh tế trang trại thời gian qua ở Bắc Ninh cho thấy, hướng phát triển kinh tế trang trại đã có những đóng góp quan trọng trong chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp. Tuy nhiên, mô hình này đang gặp khó khăn do một số chủ trang trại còn hạn chế về năng lực quản lý, trang thiết bị phục vụ sản xuất. Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cần nguồn nhân lực trình độ cao về kỹ năng quản lý, sản xuất, thị trường trong khi hiện nay các chủ trang trại, gia trại vẫn chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm, truyền thống. Đa phần các trang trại hiện đang thiếu vốn để đầu tư mua sắm máy

móc, vật tư, cây, con giống. Hiệu quả sản xuất của các trang trại không đồng đều; việc ứng dụng công nghệ, áp dụng khoa học, kỹ thuật tại một số địa phương còn chậm được thực hiện; việc bảo quản sản phẩm sau thu hoạch còn lạc hậu… Do đó, nguyện vọng chung của các cá nhân, doanh nghiệp tham gia phát triển kinh tế trang trại ở Thành phố Bắc Ninh hiện nay là đề xuất các cơ quan chức năng đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 50 năm cho các chủ trang trại, gia trại theo tiêu chí mới; khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, canh tác bền vững nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời, cần có cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ những giống cây trồng, vật nuôi mang lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 71 - 80)