Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 48)

3.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu

Để có cơ sở làm rõ vấn đề nghiên cứu, số liệu điều tra hộ sẽ được nhập vào máy tính (phần mềm Excel), sau đó phân 90 hộ thành các tổ. Tiêu chí phân tổ theo: quy mô sử dụng đất ruộng của hộ; theo mức độ bỏ ruộng của hộ; theo nguyên nhân bỏ ruộng của hộ; theo thời gian bỏ ruộng của hộ. Trên cơ sở đó làm rõ được thực trạng và nguyên nhân hộ nông dân bỏ ruộng một cách đa chiều, nhiều khía cạnh.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

a. Phương pháp thống kê mô tả

Các số liệu đã thu thập được quy về một số chỉ tiêu, sắp xếp khoa học trong bảng thống kê. Thông qua các số liệu thống kê có thể phản ánh thực trạng, tình hình bỏ ruộng tại thành phố. Để đạt được mục đích đề ra, kết quả điều tra sẽ được phân tích thông qua phương pháp thống kê mô tả. Qua đó đánh giá một cách khách quan về thực trạng tình hình bỏ ruộng tại thành phố Bắc Ninh.

Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau, cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

• Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

• Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

• Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

b. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở số liệu điều tra, sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh, đối chiếu, phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến tình trạng bỏ ruộng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tình trạng bỏ ruộng theo thời gian và không gian, so sánh mức độ ảnh hưởng của

các yếu tố đến tình trạng bỏ ruộng. So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, số lượng hộ bỏ ruộng, diện tích ruộng bỏ hoang qua các năm từ đó tổng hợp, đánh giá những nét chung, nét riêng của chỉ tiêu được so sánh. Trên cơ sở đó có thể đánh giá được một cách khách quan tình trạng bỏ ruộng trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, đưa ra các giải pháp cụ thể, tối ưu nhất.

C. Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Nguy cơ). Khung phân tích SWOT thường được trình bày dưới dạng lưới, bao gồm 4 phần thể hiện 4 nội dung chính của SWOT: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (thách thứC.. Công cụ này thường được sử dụng khi đối tượng phân tích được xác định rõ ràng, vì SWOT chính là tổng quan của một đối tượng (có thể là một sản phẩm, một sự án, một ý tưởng, một vùng, một phương pháp hay một lựa chọn…).

Trong nghiên cứu này, khung phân tích SWOT được sử dụng để tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sử dụng đất nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu tại thành phố Bắc Ninh. Kết quả phân tích ma trận SWOT sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để ra quyết định lựa chọn giải pháp xử lý tình trạng nông dân bỏ ruộng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 48)