Đối với Tỉnh, Thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 96)

Tỉnh cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, theo hướng hình thành nền nông nghiệp có cơ cấu sản phẩm hợp lý, phù hợp với điều kiện thị trường. Phải coi trọng công tác quy hoạch vùng sản xuất, dựa vào lợi thế của từng vùng. Khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, khắc phục tình trạng những vùng đất trồng lúa hiệu quả thấp nhưng không phát triển các sản phẩm khác có giá trị cao hơn. Đồng thời coi trọng việc tái cơ cấu sản phẩm nông nghiệp xuất phát từ người nông dân, từ cơ sở thực tiễn, khắc phục tình trạng áp đặt những mô hình không phù hợp. Nghiên cứu rất kỹ thị trường trong nước và

thị trường xuất khẩu, cả các thị trường xa (như châu Âu, Mỹ) và thị trường gần (như Trung Quốc, ASEAN...). Vì tái cơ cấu là tạo ra một cơ cấu kinh tế nông nghiệp thị trường, nếu không tiếp cận được thị trường sẽ không xác định được phương hướng, mục tiêu để phát triển sản xuất.

Tỉnh, Thành phố cần đầu tư cho nông nghiệp theo các chương trình dự án từng thời kì, ưu tiên cho các chương trình giống, các vùng sản xuất tập trung, các dự án phòng trừ sâu bệnh và vệ sinh môi trường. Tiến hành xây dựng danh mục các chương trình, dự án khuyến nông phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp: nguồn kinh phí khuyến nông của địa phương thực hiện trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội, khí hậu, đất đai, phù hợp với định hướng của ngành nông nghiệp và khả năng tiếp nhận khoa học công nghệ của nông dân ở địa phương; nguồn kinh phí khuyến nông trung ương để thực hiện các chương trình, dự án mới, có ý nghĩa trong vùng sinh thái, từng khu vực theo định hướng, quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Để tránh tình trạng, hiệu quả các chương trình, dự án chỉ dừng lại ở từng mô hình, khi nhân rộng lại dư thừa sản phẩm, cần phải gắn công tác khuyến nông về khoa học kỹ thuật với thị trường, thông tin về “sản xuất thế nào?” cũng cần gắn với thông tin “bao nhiêu là đủ? giá thế nào?, bán ở đâu?”.

Phải đầu tư chính sách marketing, nếu không sản phẩm nông nghiệp sẽ không chỉ khó xuất khẩu mà cả thị trường trong nước cũng khó tiếp cận. Gắn với nhu cầu thị trường và thực hiện có hiệu quả chính sách về thương mại và marketing nông sản. Ngành nông nghiệp cần hướng dẫn, tư vấn cho các địa phương nghiên cứu thị trường nông nghiệp để giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Đồng thời, đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, bảo đảm đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng, đặc biệt phải hoàn thiện hệ thống thủy lợi hiện đại, tạo sự đột phá trong sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 96)