Những tác hại khi hộ nông dân bỏ ruộng hoang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 67 - 71)

4.1.4.1. Thiệt hại về kinh tế

Đất nông nghiệp nói chung, đặc biệt là đất ruộng có vai trò to lớn trong nền kinh tế nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng, giữ vai trò đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho một quốc gia, địa phương; góp phần ổn định an ninh chính trị. Thực hiện sử dụng đất ruộng đầy đủ và hợp lý là cần thiết vì:

- Làm tăng nhanh khối lượng nông sản trên 1 đơn vị diện tích, xây dựng cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chế độ bón phân hợp lý, góp phần bảo vệ độ phì đất.

- Là tiền đề để sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên khác, từ đó nâng cao đời sống của người nông dân.

- Trong cơ chế kinh tế thị trường cần phải xét đến tính quy luật của nó, gắn với các chính sách vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác và phát triển nền nông nghiệp bền vững, ổn định nền kinh tế xã hội.

Nông dân bỏ ruộng đang đặt ra nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Bỏ hoang ruộng đất gây ra tâm lý bất ổn cho người nông dân, gây lãng phí lớn về nguồn lực đất đai, đe doạ đến an ninh lương thực, thực phẩm trong vùng, quốc gia. Nếu để xảy ra tình trạng nông dân bỏ ruộng ồ ạt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nền nông nghiệp và an sinh xã hội, trật tự xã hội. Và trước hết chính là ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế hộ.

Bảng 4.11 Các chi phí cố định bình quân dù bỏ ruộng hoang hộ nông dân vẫn phải bỏ ra

ĐVT: VNĐ

STT Tiêu chí Đơn vị tính Chi phí

Các khoản phí nộp cho xã đ/sào/vụ 158.000

1 CP thủy lợi (hệ thống tưới tiêu, dẫn nước vào ruộng …)

đ/sào/vụ 40.000

2 Dự báo sâu bệnh đ/sào/vụ 4.000

3 Bảo vệ đ/sào/vụ 14.000

4 Giao thông nội đồng (nộp trong 6 vụ) đ/sào/vụ 100.000 Chi phí lương thực - thực phẩm đ/người/ tháng 1.200.000

Khi đất ruộng bị bỏ hoang lãng phí, người nông dân sẽ mất đi một nguồn thu nhập chính, không những thế các chi phí cố định dù làm ruộng hay bỏ ruộng hoang các hộ dân vẫn phải chi trả cho hợp tác xã như: chi phí thủy lợi, giao thông nội đồng, chi phí bảo vệ, chi phí dự báo sâu bệnh... tổng các chi phí này khoảng 158.000 đ/sào/ vụ; thêm nữa, nếu trước đây người nông dân tự tạo ra sản phẩm nông nghiệp từ việc canh tác gieo trồng – chăn nuôi, các hộ dân chủ động hoàn toàn trong việc cung cấp lương thực thực phẩm cho gia đình từ việc sử dụng chính sản phẩm mình tạo ra, thì nay phải đi mua ở ngoài với giá thành cao hơn với mức chi phí lương thưc- thực phẩm khoảng 1.200.000 đ/người /tháng (bảng 4.11). Ngoài ra, khi đất ruộng bị bỏ hoang sau một thời gian muốn sử dụng lại phải được cải tạo lại, các chi phí để cải tạo lại 1 sào đất lúa bị bỏ hoang cao hơn so với đất ruộng được sử dụng liên tục. Theo kết quả điều tra các hộ bỏ ruộng hoạng sau một thời gian quay trở lại làm ruộng, họ phải bỏ ra một lượng chi phí khá lớn (trung bình 1 sào) như: công khai hoang đất, làm cỏ 350 nghìn đồng, 100 nghìn đồng tiền thuốc diệt sâu bọ chuột phá hoại, 200 nghìn đồng tiền phân bón cải thiện lại chất lượng đất, 120 nghìn đồng vôi bột cải tạo đất. Ngoài ra còn chi phí cải tạo lại hệ thống dẫn nước tưới tiêu cho ruộng, phân hữu cơ, thay tháo nước, thời gian cho đất nghỉ sau khi chất lượng bị xuống cấp. Tổng chi phí đầu tư khai hoang lại gấp 2-3 lần so với việc sử dụng canh tác đất liên tục.

Nông dân bỏ ruộng hoang, không chỉ dừng lại ở việc ảnh hưởng đến kinh tế hộ gia đình mà rộng hơn gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế địa phương, vùng…lao động chính cho sản xuất nông nghiệp bị thiếu hụt, quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp theo vùng, theo quy mô liên kết vùng trên cơ sở gắn với cung - cầu thị trường, gắn với mục tiêu nâng cao hiệu quả, chất lượng, giá trị nông sản bị ảnh hưởng do khó khăn trong việc tập trung đất nông nghiệp nhân rộng mô hình “Cánh đồng lớn”, các vùng chuyên canh, khó áp dụng được những tiến bộ khoa học máy móc hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Sản lượng nông nghiệp giảm gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực thực phẩm của vùng và quốc gia. Ngoài ra, khi bỏ đi tư liệu sản xuất, việc làm không có, nông dân phải tìm công việc khác để bù đắp và cải thiện nguồn thu nhập cho gia đình. Người nông dân sẽ di cư tự do ra thành phố kiếm việc làm, tạo ra gánh nặng về giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn lao động. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, việc làm không phải dễ tìm, từ đó có thể sẽ làm nảy sinh những tệ nạn, ảnh hưởng trật tự xã hội.

4.1.4.2 Ảnh hưởng đến canh tác của các hộ vẫn tiếp tục làm ruộng

Đất đai là yếu tố gắn liền với quá trình sản xuất nông nghiệp, vị trí, thành phần cơ giới đất, độ phì nhiêu của đất ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng, phát triển sinh vật, quyết định đến thu nhập của nhà sản suất nông nghiệp. Ở khu vực đất đai có độ phì nhiêu cao sẽ cho năng suất lao động cao, chi phí cho đầu tư sản xuất thấp hơn những khu đất khác. Do vậy gián đoạn trong quá trình canh tác, hay nói cách khác nếu nông dân từ bỏ việc canh tác trên mảnh ruộng của họ, sau một thời gian đất sẽ bạc màu, quay trở lại giai đoạn vỡ hoang ban đầu.

Bảng 4.12 Hiệu quả kinh tế Cánh đồng không có ruộng bỏ hoang và Cánh đồng có ruộng bỏ hoang ĐVT: VNĐ STT Tiêu chí so sánh Cánh đồng không có ruộng bỏ hoang Cánh đồng có ruộng bỏ hoang Chênh lệch Tổng chi phí/ sào/vụ 1.150.000 1.380.000 -230.000

1 CP thủy lợi (hệ thống tưới tiêu, dẫn nước vào ruộng …)

40.000 40.000 0 2 Thuế đất 0 0 0 3 Dự báo sâu bệnh 4.000 4.000 0

4 Bảo vệ 14.000 14.000 0

5 Thuê cầy bừa 52.000 52.000 0

6 Thuốc sâu 50.000 80.000 -30.000

7 Phân bón 200.000 250.000 -50.000

8 Công cấy, gặt, làm cỏ, phun thuốc…

735.000 850.000 -115.000

9 Giống 50.000 75.000 -25.000

10 Diệt chuột 5.000 15.000 -10.000

Năng suất lúa BQ (tạ/sào/vụ) 2-2,5 1,7-1,9 -(0,3-0,6) Doanh thu Bình quân (sào/vụ) 1.600.000 1.500.000 100.000 Tổng Lợi nhuận thu được (sào/vụ) 500.000 120.000 380.000

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Từ bảng 4.12, ta nhận thấy, hiệu quả kinh tế thu được trên những cánh đồng không có ruộng bỏ hoang và cánh đồng có ruộng bỏ hoang có sự chênh lệch lớn. Nếu chi phí bỏ ra cho một sào lúa trên cánh đồng không có ruộng bỏ hoang là 1.150.000đ/sào/vụ, thì chi phí bỏ ra cho 1 sào lúa trên cánh đồng có ruộng bỏ

hoang là 1.380.000đ/sào/vụ, tăng thêm 230.000đ/sào/vụ. Các chi phí tăng thêm này chủ yếu là phân bón, thuốc trừ sâu, chi phí diệt chuột bọ, giống, công làm cỏ... Các cánh đồng có ruộng bỏ hoang không chỉ chi phí canh tác tăng lên mà năng suất lúa thu được cũng giảm sút hơn so với cánh đồng không có ruộng bỏ hoang, cụ thể: bình quân 1 sào lúa trên cánh đồng có điều kiện canh tác thuận lợi, không có ruộng bỏ hoang, năng suất đạt từ 2- 2,5 tạ/sào, cánh đồng có ruộng bỏ hoang năng suất đạt 1,7-1,9 tạ/sào giảm khoảng 0,3-0,6 tạ /sào. Nguyên nhân là do các mảnh ruộng hiện đang canh tác đan xen với những ruộng bị bỏ hoang, canh tác không đồng bộ, hệ thống kênh, rạch tưới tiêu, bờ ruộng… bị gián đoạn, hư hỏng, gây cản trở đến đi lại, làm đất, chăm sóc ruộng của các hộ khác. Ngoài ra, các ruộng bỏ hoang còn là nơi tập trung các ổ dịch ảnh hưởng đến việc tiếp tục làm ruộng của các hộ bên cạnh do chỉ thấy cỏ mọc um tùm lan sang các ruộng khác, là nơi trú ngụ của chuột, sâu bệnh tràn sang các ruộng canh tác bên cạnh phá hoại các loại cây trồng trên đất ruộng. Gây ảnh hưởng đến việc phát triển và năng suất cây trồng, sản lượng thu hoạch và chất lượng giảm sút hoặc nghiêm trọng hơn là mất trắng (Hộp 4.1).

4.1.4.3. Ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng tài nguyên đất

Riêng về lĩnh vực quy hoạch và quản lý đất nông nghiệp, hàng năm có hàng triệu lao động nông thôn bỏ ruộng, bỏ vườn đi làm công việc khác, nhưng lại không chuyển quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp sản xuất lớn... Công

Hộp 4.6. Tác hại từ những hộ bỏ ruộng hoang

Ông Nguyễn Văn Tiến- Phường Đại Phúc, dẫn tôi tận mắt chứng kiến nhữngmảnh đất màu mỡ bị hoang hóa gần nơi gia đình ông đang canh tác, cỏ mọc um tùm đất lúa thành nhà của chuột, sâu bọ, rắn…

Ông Tiến cho biết: Đã 2 năm qua không có một hộ nào canh tác gieo trồng lại trên những mảnh ruộng đó, ruộng bỏ hoang trở thành nơi đổ rác. Một số đàn ông trong làng lập hẳn đội bắt chuột vì quá “ lộng hành”, phá hoại thóc lúa, cây trồng ở các mảnh ruộng đang canh tác. Vụ xuân đầu năm nay, nhà ông gieo mạ 2 lần thì cả hai lần đều bị chuột trú ngụ từ mảnh ruộng bỏ hoang nhà bên sang “nhặt”. Các hộ canh tác xung quanh cũng bị chuột bọ phá hoại như ruộng gia đình ông, mặc dù trước đó đội đánh chuột trong làng đã đặt 40 bẫy quanh khu đất ruộng bỏ hoang, nhưng chỉ sau 1 đêm cả 40 bẫy đều sập, bắt được 33 con chuột và vài con ếch…

tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp chưa hoàn thành theo tiến độ; nhiều dự án có thu hồi đất nông nghiệp chậm hoặc không có khả năng thực hiện. Những năm qua, từ trung ương đến địa phương có rất nhiều quy hoạch, nhưng chất lượng thấp, vì vậy nhiều quy hoạch bị vỡ sau thời gian ngắn, sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, ảnh hưởng quá trình cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ và hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa lớn.

Nhìn theo hướng tích cực, rất dễ nhận ra việc một bộ phận nông dân không còn nhu cầu sử dụng ruộng đất lại là điều kiện thuận lợi, mở đường cho những cá nhân, tổ chức tâm huyết với sản xuất nông nghiệp có thể thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất để đầu tư thực hiện những dự án nông nghiệp tập trung, hiện đại, quy mô lớn. Cao hơn, là tiền đề để thực hiện định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp thông minh, sản phẩm làm ra đáp ứng được những nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước - những yêu cầu sản xuất nhỏ lẻ, manh mún không đáp ứng được.

Tuy nhiên, theo nhiều cá nhân, tổ chức, bắt tay vào thực hiện, họ gặp rất nhiều rào cản. Khó nhất là làm sao có thể thuê lại được ruộng đất của nông dân, dồn đổi được thành những khu sản xuất tập trung. Có hộ đồng ý cho thuê, có hộ không, khi đó chính quyền phải thực hiện thêm thao tác dồn đổi ruộng đất của những hộ đồng ý cho thuê tập trung về một nơi, ruộng đất của những hộ không đồng ý về một nơi, sau đó mới có mặt bằng bàn giao cho doanh nghiệp. Khó khăn, phức tạp như vậy nên cả doanh nghiệp và chính quyền địa phương đều rất ngán ngại. Điều này dẫn đến nghịch lý người có đất không cần, người cần không có vẫn cứ tồn tại, hai bên không thể bắt tay nhau. Và những thửa ruộng, cánh đồng bị bỏ hoang vẫn cứ ngày càng nhiều thêm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 67 - 71)