Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 39)

3.1.3.1. Đất đai

Năm 2017, tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là 8.260,7 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 2.813,9 ha, chiếm 34%. Diện tích đất phi nông nghiệplà 5.415 ha, chiếm 65,6% tổng diện tích tự nhiên. Đất đai thành phố Bắc Ninh được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Cầu, sông Đuống nên tính chất đất đai và địa hình, mang điển hình của đất phù sa. Chất đất phù sa

màu mỡ đã tạo điều kiện thuận lợi cho Bắc Ninh trong phát triển nông nghiệp (Chi cục Thống kê thành phố Bắc Ninh, 2017).

Số liệu Bảng 3.1. cho thấy, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sử dụng đất nhưng có xu hướng giảm xuống do hiệu quả kinh tế thu được thấp dẫn đến không kích thích được người dân mở rộng diện tích canh tác, phát triển các giống cây trồng mới, chính vì thế diện tích đất trồng các loại cây nông nghiệp cũng đang bị thu hẹp lại qua các năm, cụ thể: đất các loại cây nông nghiệp trên địa bàn TP Bắc Ninh đang có sự thu hẹp đáng kể qua các năm. Nếu như năm 2014 toàn TP có 3900,1 ha, thì đến năm 2017 chỉ còn 2813,9 ha, giảm 1086,2 ha so với năm 2014.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp thành phố Bắc Ninh

STT Loại đất

Diện tích theo năm (ha)

2014 2015 2016 2017

Tổng diện tích tự nhiên 8.303,1 8.260,6 8.260,6 8.260,7

1 Đất nông nghiệp 3.900,1 3.941,2 2.904,2 2.813,9

Đất trồng lúa 3.208,9 3.202,8 2.258,9 2.179,5

Đất trồng cây hàng năm khác 107,7 104,7 95,0

Đất trồng cây lâu năm 51,3 51,7 49,9 51,4

Đất rừng phòng hộ 208,7 220,0 195,2 192,1

Đất nuôi trồng thuỷ sản 351,4 357,8 294,3 294,6

Đất nông nghiệp khác 79,8 1,2 1,2 1,2

2 Đất phi nông nghiệp 4.403 4.180 5.324 5.415

3 Đất chưa sử dụng 139,4 32,4 31,9

Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường TP Bắc Ninh (2017)

Diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên. Diện tích tất cả các loại đất chưa sử dụng có chiều hướng giảm theo thời gian. Điều đó cho thấy thành phố đã chú trọng khai thác quỹ đất chưa sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội, từng bước khắc phục tình trạng lãng phí tài nguyên đất. Sự thay đổi diện tích và cơ cấu đất phi nông nghiệp gắn liền với sự thay đổi của dân cư và các ngành kinh tế trong thành phố. Năm 2014 diện tích đất phi nông nghiệp là 4.403 ha (chiếm khoảng 53% tổng diện tích đất tự nhiên), năm 2015 là 4.180 ha (chiếm khoảng 50.6% tổng diện tích đất tự nhiên), thì đến năm 2016 diện tích này tăng lên là 5.324 ha (chiếm khoảng 64,5% tổng diện tích đất tự nhiên), năm 2017 là 5.415 ha (chiếm khoảng 65,6% tổng diện tích đất tự nhiên).

3.1.3.2. Dân số - lao động

Tính đến năm 2017, thành phố Bắc Ninh có 213.616 người, mật độ dân số 2.584 người/km2, là một trong những địa phương có mật độ dân số cao trong cả nước (bình quân 271 người/km2); bình quân 3,7 người/hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2014 là 1,02 %, tỷ suất sinh 15% (Chi cục Thống kê TP Bắc Ninh, 2017).

Bảng 3.2. Dân số và lao động thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2013-2017

Chỉ tiêu Dân số và lao động theo năm

2013 2014 2015 2016 2017

1. Dân số (người) 178,1 181,7 186,0 190,6 196,3

2. Cơ cấu theo giới tính (%) 100 100 100 100 100

- Nam 48,7 49,3 49,2 49,5 49,1

- Nữ 51,3 50,7 50,7 50,4 50,8

3. Cơ cấu theo khu vực (%) 100 100 100 100 100

- Thành thị 71,8 71,9 85,6 85,7 86,6

- Nông thôn 28,2 28,1 14,1 14,3 13,4

4. Lao động đang làm việc (người) 50,9 54,3 64,4 80,3 99,4

5. Cơ cấu lao động (%) 100 100 100 100 100

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 0,9 0,8 0,6 0,5 0,2

- Công nghiệp – TTCN 77,7 78,9 79,8 78,0 76,7

- Dịch vụ 21,4 20,3 19,6 21,5 23,1

Nguồn: Chi cục Thống kê TP Bắc Ninh (2013-2017)

3.1.3.3. Tình hình kinh tế xã hội

Trong những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố tương đối cao; trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, ngành nông nghiệp và dịch vụ tỷ trọng thấp. Theo Báo cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội của UBND Thành phố (2018)- Phòng kinh kế Thành phố Bắc Ninh, tại thời điểm năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,2%; tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tới 98,7% GRDP, tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ còn 1,3%.

Hiện trên địa bàn thành phố đã hình thành nhiều hệ thống trung tâm thương mại như: Him Lam Plaza; Dabaco; Trần Anh; Media Mart; Điện máy Xanh... Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ hiện đại, đạt tiêu chuẩn cao như: Le Indochina; Mường Thanh; Phoenix… cùng nhiều chuỗi cửa hàng ẩm thực của

các tập đoàn, thương hiệu lớn trên thế giới (Lotteria, King BBQ, Jollibee...). Đặc biệt, thành phố đã có 21 chi nhánh cấp 1 và gần 70 điểm giao dịch của các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong, ngoài nước… Đồng thời, hình thành 02 khu công nghiệp tập trung và 5 cụm công nghiệp, làng nghề thu hút gần 2.000 doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả.

Đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng lên đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 6.000 USD/năm, gấp gần 2,5 lần so với bình quân cả nước; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,8% (theo chuẩn nghèo đa chiều). Các giá trị văn hóa truyền thống được thành phố được bảo tồn, gìn giữ và phát triển. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Thành phố Bắc Ninh phát triển vượt bậc. Giáo dục và đào tạo được quan tâm đầu tư đúng mức ở hầu hết các trường với cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giảng dạy theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 92,96%, tỷ lệ kiên cố hóa phòng học đạt 98,65%... Nhiều Trung tâm ngoại ngữ có người nước ngoài giảng dạy được thành lập như: Apollo, Ocean Education, Atlantic… đã giúp học sinh có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài và học môn Tiếng Anh sớm hơn so với các địa phương khác trong tỉnh. Góp phần đưa phong trào giáo dục của Thành phố Bắc Ninh dẫn đầu phong trào giáo dục toàn tỉnh, luôn nằm trong top 10 tỉnh của cả nước.

Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư được chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt, đạt những kết quả tích cực. Đặc biệt, thành phố Bắc Ninh là địa phương duy nhất được Chủ tịch UBND tỉnh cho phép thí điểm thành lập Trung tâm Hành chính công trực thuộc UBND cấp huyện, đơn vị đầu tiên trong tỉnh đưa Trung tâm Hành chính công đi vào hoạt động đã góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư khá đồng bộ, hiện đại, có các yếu tố cấu thành đô thị thông minh trong tương lai như: Hệ thống wifi miễn phí, camera công cộng; hệ thống điện, cáp viễn thông hạ ngầm... Nhiều dịch vụ tiện ích công cộng phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân như: Khu vui chơi giải trí miễn phí cho trẻ em; công viên, vườn hoa tích hợp thiết bị thể thao; nhà chờ xe buýt... cùng hàng loạt công trình quy mô tạo điểm nhấn cho thành phố như: Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc; Công viên Nguyễn Văn Cừ; Hoàng Quốc Việt; Hồ Điều hòa Văn Miếu; Trung tâm Văn hóa thể thao thành phố... Nhiều khu đô thị mới được hình thành với kết cấu đồng bộ, hiện đại như: Hòa Long - Kinh Bắc; Vũ Ninh - Kinh

Bắc; Hồ Ngọc Lân; HUD, Việt Trang; An Huy... cùng các khu nhà ở, khu chung cư thu nhập thấp được đưa vào sử dụng để phục vụ nhu cầu của người dân, công nhân, người lao động; Công tác quản lý đô thị được đặc biệt quan tâm với nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, góp phần đưa trật tự, kỷ cương, văn minh đô thị dần đi vào nền nếp. Thành phố có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, thủy nội địa thuận lợi cho việc sản xuất, lưu thông hàng hóa và thu hút đầu tư trên các lĩnh vực thương mại - dịch vụ - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, theo hướng công nghệ cao và phát triển du lịch. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, an sinh xã hội được quan tâm, chú trọng đầu tư hệ thống công viên, vườn hoa, nhà văn hóa, công trình thể thao của thành phố Bắc Ninh cũng phát triển toàn diện… An ninh chính trị - trật tự được giữ vững, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Với những thành quả đã đạt được, ngày 25/12/2017, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 2088/QĐ-TTg công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bắc Ninh

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

3.2.1.1. Phương pháp tiếp cận

a. Phương pháp tiếp cận theo nhóm đối tượng

Phương pháp tiếp cận theo nhóm đối tượng là việc đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp dựa trên những đặc điểm của từng nhóm đối tượng cụ thể. Có những vấn đề liên quan đến nhiều đối tượng, nhưng tuy theo phạm vi và điều kiện nghiên cứu để lựa chọn những nhóm đối tượng phù hợp. Trong nghiên cứu về tình trạng nông dân bỏ ruộng, nghiên cứu sẽ lựa chọn nhóm hộ nông dân bỏ ruộng làm nhóm đối tượng cần tiếp cận chính. Trên cơ sở này, việc tổ chức đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nông dân bỏ ruộng sẽ được tập trung vào nhóm hộ nông dân đã bỏ ruộng; các giải pháp đề xuất cũng sẽ phù hợp và xuất phát từ nhóm hộ nông dân đã bỏ ruộng.

b. Phương pháp tiếp cận theo hai khu vực

Hiện tượng nông dân bỏ ruộng thường được xuất phát từ hai phía, đó là từ khu vực Nhà nước và từ khu vực hộ nông dân. Khu vực Nhà nước là người ban hành, đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan đến sử dụng ruộng đất và cung cấp những hỗ trợ cần thiết (cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, điện; dịch vụ công

như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tiếp cận khoa học và kỷ thuật, thông tin thị trường) cho sản xuất nông nghiệp. Cơ chế chính sách và những hỗ trợ cần thiết càng có nhiều bất cập thì hiện tượng nông dân bỏ ruộng càng dễ sảy ra. Khu vực hộ nông dân là người trực tiếp sử dụng ruộng đất. Mặc dù chính sách không đổi, như do nhu cầu sử dụng ruộng đất của hộ nông dân giảm thì hiện tượng bỏ ruộng cũng sẽ sảy ra. Vì thế, cách tiếp cận theo hai khu vực là khu vực nhà nước và khu vực hộ nông dân nhằm tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất giải pháp được xuất phát từ hai phía.

3.2.1.2. Khung phân tích

Việc quyết định bỏ ruộng của hộ nông dân bắt nguồn từ nhiều yếu tố như nguồn lực của hộ nông dân như lao động; điều kiện sản xuất; khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, tập quán canh tác; cùng với đó là sự chi phối của thể chế, chính sách và các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu sẽ đề cập sâu đến những động cơ chính dẫn đến hiện tượng bỏ hoang đất ruộng của người sản xuất; từ đó chỉ ra rằng khi nghiên cứu tình trạng nông dân bỏ ruộng cần phải đánh giá rõ được các nguyên nhân ra quyết định bỏ ruộng của hộ. Tình trạng bỏ ruộng là tín hiệu cảnh báo hiệu quả sử dụng đất trồng trọt đang ngày một giảm, vì thế trên cơ sở đánh giá được nguyên nhân sẽ đề xuất giải pháp xử lý tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng (Sơ đồ 1)

Sơ đồ 3.1. Khung phân tích tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng

Quản lý nhà nước: thể chế, chính sách Các yếu tố ảnh hưởng đến bỏ hoang đất ruộng Nguồn lực : - Lao động

- Điều kiện sản xuất

- ứng dụng khoa học kỹ thuật - Tập quán canh tác - … - Đất ruộng bỏ hoang Các giải pháp khắc phục tình trạng bỏ hoang đất ruộng

3.2.1.3. Chọn điểm nghiên cứu

Thành phố Bắc Ninh có 19 xã/phường, trong đó có 14 xã/phường có diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn thành phố là 2814 ha, trong đó đất trồng lúa chiếm 77%, còn lại là trồng một số cây khác như cây màu, cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản. Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho hộ dân bỏ ruộng. Nhằm phản ảnh một cách khách quan tình trạng nông dân bỏ ruộng trên địa bàn Thành phố, nghiên cứu lựa chọn 3 phường nơi có diện tích sản xuất nông nghiệp tương đối lớn, tỷ lệ hộ bỏ ruộng cao để làm điểm nghiên cứu chuyên sâu, gồm:

a. Phường Phong Khê: Đây là phường có diện tích trồng lúa tương đối

lớn, tỷ lệ bỏ ruộng tương đối cao. Toàn phường có khoảng 202 ha đất sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên trong năm 2016 tỷ lệ đất bỏ hoang lến đến 48,9%; năm 2017 tỷ lệ này là 60,5%. Có nhiều nguyên nhân làm cho hộ dân bỏ ruộng, nhưng nguyên nhân chính là sự phát triển của làng nghề. Sự phát triển mạnh, thiếu kiểm soát tác động môi trường đang làm cho môi trường nước phục vụ sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng, người dân không làm được ruộng.

b. Phường Đại Phúc: Đây là phường có tỷ lệ hộ nông dân bỏ ruộng khá

cao. Toàn địa phương có khoảng 109 ha đất nông nghiệp. Trong đó, năm 2016 tỷ lệ đất nông nghiệp bị bỏ hoang là 35,6%, đến năm 2017 tỷ lệ này tăng lên đến 50,2%. Nguyên nhân chính của việc bỏ ruộng ở đây là sự phát triển của các khu công nghiệp, khu đô thị.

C. Phường Vũ Ninh: Toàn phường có 195,8 ha đất nông nghiệp, tỷ lệ đất

bị bỏ hoang lên đến 48,8%. Nguyên nhân chính làm cho hộ dân bỏ ruộng là do địa hình đất dốc khó bố trí hệ thống tưới tiêu, chi phí tưới tiêu cao.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, Phòng Tài nguyên - Môi trường thành phố Bắc Ninh, Phòng Kinh tế thành phố Bắc Ninh, Chi cục thống kê thành phố Bắc Ninh. Sử dụng các báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn, từ các nghiên cứu, bản tin, từ các cơ quan nghiên cứu, các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước.

3.2.2.2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu sơ cấp

được thu thập chủ yếu tại địa bàn này. Phương pháp thu thập thông tin chủ yếu dựa vào phương pháp điều tra chọn mẫu có sử dụng phiếu điều tra. Đối tượng và số lượng điều tra từng đối tượng nêu tại Bảng 3, cụ thể như sau:

Điều tra hộ nông dân: Nghiên cứu đã tổ chức điều tra 90 hộ gia đình nông

dân có diện tích ruộng bỏ hoang tại 3 phường nghiên cứu (mỗi phường điều tra 30 hộ). Phiếu điều tra hộ nông dân được nêu tại Phụ lục 1.

- Điều tra cán bộ xã/phường: Nghiên cứu sẽ tổ chức điều tra 9 cán bộ tại 3

phường nghiên cứu; mỗi phường điều tra 3 người gồm: chủ tịch UBND xã, cán bộ nông nghiệp và cán bộ địa chính.

- Điều tra cán bộ thành phố: Nghiên cứu sẽ tổ chức điều tra 2 cán bộ

thành phố làm việc tại Phòng Kinh tế (lĩnh vực nông nghiệp) và Phòng Tài nguyên và Môi trường (lĩnh vực quản lý đất nông nghiệp). Phiếu điều tra cán bộ được nêu tại Phụ lục 2.

- Tiêu chí chọn mẫu căn cứ danh sách các hộ gia đình có tổng diện tích đất ruộng bị bỏ hoang, từ đó phân chia thành các nhóm hộ:

+ Nhóm hộ I, là những hộ có đất ruộng bỏ hoang, thu nhập của hộ chủ yếu

từ nông nghiệp.

+ Nhóm hộ II, là những hộ có đất ruộng bỏ hoang, thu nhập của hộ tương

đối đồng đều cả từ nông nghiệp và phi nông nghiệp.

+ Nhóm hộ III, là những hộ có đất ruộng bỏ hoang, thu nhập của hộ chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)