Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 45)

3.2.1.1. Phương pháp tiếp cận

a. Phương pháp tiếp cận theo nhóm đối tượng

Phương pháp tiếp cận theo nhóm đối tượng là việc đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp dựa trên những đặc điểm của từng nhóm đối tượng cụ thể. Có những vấn đề liên quan đến nhiều đối tượng, nhưng tuy theo phạm vi và điều kiện nghiên cứu để lựa chọn những nhóm đối tượng phù hợp. Trong nghiên cứu về tình trạng nông dân bỏ ruộng, nghiên cứu sẽ lựa chọn nhóm hộ nông dân bỏ ruộng làm nhóm đối tượng cần tiếp cận chính. Trên cơ sở này, việc tổ chức đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nông dân bỏ ruộng sẽ được tập trung vào nhóm hộ nông dân đã bỏ ruộng; các giải pháp đề xuất cũng sẽ phù hợp và xuất phát từ nhóm hộ nông dân đã bỏ ruộng.

b. Phương pháp tiếp cận theo hai khu vực

Hiện tượng nông dân bỏ ruộng thường được xuất phát từ hai phía, đó là từ khu vực Nhà nước và từ khu vực hộ nông dân. Khu vực Nhà nước là người ban hành, đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan đến sử dụng ruộng đất và cung cấp những hỗ trợ cần thiết (cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, điện; dịch vụ công

như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tiếp cận khoa học và kỷ thuật, thông tin thị trường) cho sản xuất nông nghiệp. Cơ chế chính sách và những hỗ trợ cần thiết càng có nhiều bất cập thì hiện tượng nông dân bỏ ruộng càng dễ sảy ra. Khu vực hộ nông dân là người trực tiếp sử dụng ruộng đất. Mặc dù chính sách không đổi, như do nhu cầu sử dụng ruộng đất của hộ nông dân giảm thì hiện tượng bỏ ruộng cũng sẽ sảy ra. Vì thế, cách tiếp cận theo hai khu vực là khu vực nhà nước và khu vực hộ nông dân nhằm tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất giải pháp được xuất phát từ hai phía.

3.2.1.2. Khung phân tích

Việc quyết định bỏ ruộng của hộ nông dân bắt nguồn từ nhiều yếu tố như nguồn lực của hộ nông dân như lao động; điều kiện sản xuất; khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, tập quán canh tác; cùng với đó là sự chi phối của thể chế, chính sách và các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu sẽ đề cập sâu đến những động cơ chính dẫn đến hiện tượng bỏ hoang đất ruộng của người sản xuất; từ đó chỉ ra rằng khi nghiên cứu tình trạng nông dân bỏ ruộng cần phải đánh giá rõ được các nguyên nhân ra quyết định bỏ ruộng của hộ. Tình trạng bỏ ruộng là tín hiệu cảnh báo hiệu quả sử dụng đất trồng trọt đang ngày một giảm, vì thế trên cơ sở đánh giá được nguyên nhân sẽ đề xuất giải pháp xử lý tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng (Sơ đồ 1)

Sơ đồ 3.1. Khung phân tích tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng

Quản lý nhà nước: thể chế, chính sách Các yếu tố ảnh hưởng đến bỏ hoang đất ruộng Nguồn lực : - Lao động

- Điều kiện sản xuất

- ứng dụng khoa học kỹ thuật - Tập quán canh tác - … - Đất ruộng bỏ hoang Các giải pháp khắc phục tình trạng bỏ hoang đất ruộng

3.2.1.3. Chọn điểm nghiên cứu

Thành phố Bắc Ninh có 19 xã/phường, trong đó có 14 xã/phường có diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn thành phố là 2814 ha, trong đó đất trồng lúa chiếm 77%, còn lại là trồng một số cây khác như cây màu, cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản. Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho hộ dân bỏ ruộng. Nhằm phản ảnh một cách khách quan tình trạng nông dân bỏ ruộng trên địa bàn Thành phố, nghiên cứu lựa chọn 3 phường nơi có diện tích sản xuất nông nghiệp tương đối lớn, tỷ lệ hộ bỏ ruộng cao để làm điểm nghiên cứu chuyên sâu, gồm:

a. Phường Phong Khê: Đây là phường có diện tích trồng lúa tương đối

lớn, tỷ lệ bỏ ruộng tương đối cao. Toàn phường có khoảng 202 ha đất sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên trong năm 2016 tỷ lệ đất bỏ hoang lến đến 48,9%; năm 2017 tỷ lệ này là 60,5%. Có nhiều nguyên nhân làm cho hộ dân bỏ ruộng, nhưng nguyên nhân chính là sự phát triển của làng nghề. Sự phát triển mạnh, thiếu kiểm soát tác động môi trường đang làm cho môi trường nước phục vụ sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng, người dân không làm được ruộng.

b. Phường Đại Phúc: Đây là phường có tỷ lệ hộ nông dân bỏ ruộng khá

cao. Toàn địa phương có khoảng 109 ha đất nông nghiệp. Trong đó, năm 2016 tỷ lệ đất nông nghiệp bị bỏ hoang là 35,6%, đến năm 2017 tỷ lệ này tăng lên đến 50,2%. Nguyên nhân chính của việc bỏ ruộng ở đây là sự phát triển của các khu công nghiệp, khu đô thị.

C. Phường Vũ Ninh: Toàn phường có 195,8 ha đất nông nghiệp, tỷ lệ đất

bị bỏ hoang lên đến 48,8%. Nguyên nhân chính làm cho hộ dân bỏ ruộng là do địa hình đất dốc khó bố trí hệ thống tưới tiêu, chi phí tưới tiêu cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 45)