Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 94 - 95)

Cần tăng cường sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với thị trường vật tư đầu vào thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp, nhất là thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Cần bảo đảm bình ổn giá vật tư nông nghiệp và có các chế tài xử phạt nghiêm minh nhằm hạn chế tình trạng giá cả leo thang, vật tư trôi nổi, kém chất lượng... Thông qua cán bộ khuyến nông sẽ tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, quy định của Nhà nước, quy hoạch, định hướng về sản xuất nông nghiệp, thông tin khoa học kỹ thuật, thị trường, giá cả nông lâm thuỷ sản cho nông dân; đồng thời cũng cập nhật thông tin từ các thôn bản, các địa phương để giúp các nhà tư vấn, hoạch định chính sách cho sản xuất nông nghiệp một cách chính xác và kịp thời.

Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các phương án, nhanh chóng hoàn thành dồn điền đổi thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân. Thực hiện giao đất lâu dài và ổn định cho các tổ chức, đơn vị kinh tế, cá nhân. Nhà nước phải tạo ra một hệ thống, khung khổ pháp lý, phản ứng năng động trước thay đổi thị trường để khuyến khích nông dân tạo ra ngày càng nhiều lợi ích trên đồng ruộng. Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế, văn bản pháp quy, công khai thông tin nhằm hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp có cơ sở pháp lý tự nguyện hợp tác với nhau.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo mọi điều kiện cho nông dân tự chuyển đổi ngành nghề qua các chương trình, hình thức đào tạo, như: đào tạo nghề thông qua hệ thống khuyến nông, các tổ chức dạy nghề của Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức khác; hỗ trợ các cộng đồng nông thôn xây dựng chương trình dạy nghề và cung cấp thông tin cho lao động nông thôn; đào tạo ngắn ngày

ngay tại doanh nghiệp; đào tạo theo hợp đồng giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo, nhất là các nghề phù hợp với quá trình tuyển dụng của các công ty khi khu công nghiệp ở các vùng nông thôn dần được hình thành và đi vào hoạt động. Đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, triển khai chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề.

Nhà nước cần có những chính sách, giải pháp để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp một cách căn cơ hơn, cụ thể:

+ Chính sách đầu tư, hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp phải triệt để gắn với qui hoạch phát triển nông nghiệp. Nếu người nông dân sản xuất theo kiểu phong trào, tự phát, không tuân thủ theo qui hoạch của Nhà nước thì sẽ không được hưởng các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước.

+ Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển nhanh, hiệu quả và vững chắc kinh tế hợp tác, hợp tác xã.

+ Cần áp dụng các hình thức hỗ trợ thiết thực cho nông dân, giúp họ ổn định cuộc sống, giảm khó khăn. Tạo điều kiện cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để chuyển dịch cơ cấu sản phẩm thời hạn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp; Hỗ trợ nông dân phát triển các loại hình dịch vụ nông nghiệp để tận dụng thời gian nông nhàn, giúp nông dân tăng thu nhập, bên cạnh thu nhập chính là các thu nhập phụ trợ. Hỗ trợ kinh phí trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức thị trường, chuyển dịch cơ cấu và tái cấu sản phẩm nông nghiệp cho các hộ nông dân; Miễn các loại thuế và thủy lợi phí, giảm các khoản phí, lệ phí đối với nông dân ở mức thấp nhất.Thành lập quỹ hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp trên cơ sở huy động từ nhiều nguồn khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)