Một số giải pháp xử lý tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 85)

thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

4.2.2.1. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng

a. Mục đích của giải pháp

Thúc đẩy chuyển đổi mục đích từ loại đất có hiệu quả kinh tế thấp sang loại đất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

b. Nội dung của giải pháp

- Thay dần các giống cũ có năng suất, chất lượng thấp bằng các giống mới có năng suất, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đưa công nghệ sinh học, giống mới, quy trình sản xuất mới, công nghệ mới vào việc bảo quản, chế biến nông sản... vào tăng trưởng của từng ngành, từng sản phẩm, từng lĩnh vực và từng vùng kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện sinh thái cụ thể. Khuyến khích mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ nông nghiệp như: trợ giúp kỹ thuật, cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ tài chính và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm... Xóa bỏ tình trạng độc quyền, hạn chế rủi ro thị trường bằng việc cải thiện điều kiện mua bán sản phẩm của người nông dân; củng cố hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác này để có thể nhanh chóng ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp; xúc tiến công tác đào tạo nông dân cả về kỹ thuật sản xuất và quản lý kinh doanh để giúp họ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt, Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ nông dân (trong khuôn khổ quy định của WTO), nhất là các chính sách về khuyến nông, đầu tư khoa học - kỹ thuật để nâng cao sản phẩm của khu vực nông nghiệp.

- Điều chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất để chuyển đổi đất trồng lúa bỏ hoang hiện nay sang trồng các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn; quy mô lớn hơn. Tập trung chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao như: khoai tây, cà chua, hành hoa. Đây là đối tượng đang cho hiệu quả kinh tế cao tại Thành phố Bắc Ninh.

Khi thực hiện giải pháp này cần lưu ý tới điều kiện chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác hoặc đất phi nông nghiệp cần tuân theo Điều 4 & điều 5 của Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

4.2.2.2. Cải tạo, nâng cấp hạ tầng tại các vùng sản xuất nông nghiệp

a. Mục đích của giải pháp

- Tạo ra hệ thống thủy lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới, từng bước thích ứng biến đổi khí hậu; cơ sở hạ tầng được cải thiện sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất hiện tại theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích trồng lúa.

- Đáp ứng nhu cầu dân sinh và sản xuất thực hiện theo lộ trình xây dựng nông thôn mới. Tạo ra sự phát triển đồng bộ và toàn diện cho nông nghiệp và nông thôn của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

b. Nội dung của giải pháp

- Phát triển hệ thống thủy lợi, kiên cố hoá kênh mương phục vụ tưới tiêu, đặc biệt là cho những vùng lúa đang bỏ hoang có hướng để chuyển đổi sang trồng lúa hữu cơ, hoặc trồng cây khác. Phát triển hệ thống thoát nước an toàn, bền vững, quản lý tài nguyên theo lưu vực sông, tái xử lý nước thải, nước mưa, cũng như quản lý bùn thải, lựa chọn công nghệ thi công, công nghệ xử lý.

- Phát triển hệ thống giao thông: xây dựng, sửa chữa lại hệ thống đường giao thông tại một số vùng nông thôn trong tỉnh còn nhỏ hẹp, nhiều tuyến đường đã xuống cấp do ảnh hưởng bởi các khu công; tạo thêm một số tuyến đường giao thông kết nối những vùng có diện tích lúa bị bỏ hoang với đường liên xã, tạo thêm đường giao thông để tránh việc chia cắt giao thông bởi các khu công nghiệp hiện nay. Các xã, phường cần huy động nhân dân toàn xã tích cực tham gia phong trào làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng như, xây dựng các tuyến đường bê tông liên thôn, liên xóm. Vận động bà con nông chung sức cùng với nhà nước xây dựng đường giao thông theo cơ chế NTM”. Những tuyến đường mới hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, vận chuyển phân bón, nông sản của bà con nông dân trong những vụ mùa tiếp theo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Thực hiện giải pháp này, Thành phố phải trích nguồn vốn từ ngân sách và thu một phần từ đóng góp của người dân. Trong đó, ngân sách Thành phố phải chiếm tỷ lệ từ 80 - 90%; người dân đóng góp chỉ từ 10 - 20%.

4.2.2.3. Thu hút đầu tư chiều sâu để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

a. Mục đích của giải pháp

qua việc thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất theo yêu cầu phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ và bền vững, tạo lập vùng sản xuất tập trung hóa, chuyên môn hóa, cơ giới hóa, tự động hóa, quản trị tiên tiến.

- Tạo ra những đột phá mới trong liên kết giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân, HTX để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch.

b. Nội dung của giải pháp

- Thành phố phải đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất để sản xuất quy mô lớn. Việc tích tụ, tập trung ruộng đất có thể thực hiện cùng lúc theo 4 hướng:

+ Hướng 1: Các hộ nông dân liên kết ruộng đất với nhau trong các HTX thành vùng sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng cao; Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế hộ - với tư cách đơn vị sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ ở nông thôn - lực lượng này giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo ra việc làm mới thu hút một phần lao động nông nghiệp. Khuyến khích mô hình hợp tác xã kiểu mới - loại hình tổ chức kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tập thể trong khu vực nông nghiệp. Sắp xếp lại và đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong khu vực nông nghiệp, thực hiện đa dạng hóa hình thức sở hữu các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh; thay đổi cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động công ích thành những doanh nghiệp mạnh, đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật, cung ứng giống, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

+ Hướng 2: Tích tụ ruộng đất cho các hộ nông dân sản xuất hàng hóa giỏi (trang trại sản xuất hàng hóa lớn); tạo điều kiện hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy lợi thế về quy mô do khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, mở rộng diện tích canh tác, tránh lãng phí đất; có khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là cơ giới hóa... Để thực hiện tốt công tác tích tụ ruộng đất, Thành phố cần rà soát lại diện tích đất nông nghiệp, để từ đó xây dựng chiến lược, quy hoạch sử dụng đất hợp lý; sắp xếp, cơ cấu lại nhằm phát triển sản xuất nông sản có giá trị cao hơn. Cần tuyên truyền rộng rãi về thủ tục pháp lý và lợi ích của việc chuyển nhượng ruộng đất. Những hộ không có khả năng sản xuất nông nghiệp có thể chuyển giao đất cho người khác để chuyển sang ngành nghề mới phù hợp hơn Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân được chuyển nhượng ruộng đất với giá mà họ chấp nhận được. Khắc phục

tình trạng hiện nay ở nhiều nơi, người dân không muốn chuyển nhượng vì giá chuyển nhượng quá thấp; nên họ vẫn giữ ruộng, nhưng lại bỏ hoang hoặc sử dụng không hiệu quả, người muốn đầu tư lại không có ruộng đất.

+ Hướng 3: Các hộ nông dân góp vốn bằng quyền sử du ̣ng ruô ̣ng đất, liên kết với các doanh nghiệp hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn; Nhà nước cần đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp. Đây là vấn đề cần quan tâm đúng mức nhằm phát triển những sản phẩm, vùng nguyên liệu tập trung, gắn với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản. Qua đó, sẽ tạo ra liên kết ổn định, bền vững chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp với nông dân và các tổ chức của nông dân trên địa bàn. Khuyến khích nông dân trở thành cổ đông của các doanh nghiệp nông nghiệp thông qua góp vốn bằng đất đai là một cách thức cần được quan tâm hiện nay.

+ Hướng 4: Các hộ cho các doanh nghiệp thuê lại đất của các hộ nông dân bỏ ruộng để họ tổ chức sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Thực hiện nội dung này, Thành phố cần quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn; kêu gọi các nhà đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; đồng hành cùng nhà đầu tư trong quá trình đàm phán thuê đất của hộ dân. Thành phố cần phải hỗ trợ kinh phí tổ chức thảo luận với dân để cho doanh nghiệp (hộ đại điền) thuê đất; kinh phí đo đạc lại đất khi họ dân cho thuê; kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp (hộ đại điền) tổ chức sản xuất khi thuê đất lại của các hộ bỏ ruộng.

- Thành phố sẽ phải có chính sách hỗ trợ để khuyến kích các hộ gia đình đổi mới cách thức sản xuất, áp dụng giống mới, quy trình sản xuất mới để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Chính sách hỗ trợ được thực hiện dựa trên nguồn kinh phí của Trung ương, tỉnh và ngân sách của Thành phố. Nguồn ngân sách của Trung ương sẽ được tận dụng thông qua việc thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Trung ương như: chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao (tại Quyết định số 1895/QĐ-TT ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ); chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ (tại Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ); chính sách tín dụng nông thôn (tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ); chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp (tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018).

- Thành phố cần tăng cường phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp, để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu rủi ro về giá cho các hộ dân; các hộ dân tiếp cận được tốt hơn về thị trường, về khoa học và công nghệ thông qua sự hỗ trợ, hợp tác với các doanh nghiệp. Thực hiện nội dung này, Thành phố cần triển khai tốt Nghị nghị số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

4.2.2.4. Nâng cao trách nhiệm cuả chính quyền địa phương

a. Mục đích của giải pháp

- Quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hợp lý tránh, lãng phí tài nguyên đất.

- Thực thi tốt quy định pháp luật trong quản lý nhà nước về kinh tế, trong đó có lĩnh vực đất đai.

b. Nội dung của giải pháp

- Đề nghị thành phố tăng cường việc quản lý đất đai, nhất là đất nông nghiệp. Hiện nay bên cạnh sự hoạt động hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhiều cá nhân, tổ chức sau khi chuyển đổi đất nông nghiệp đã sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí đất đai, khó khăn cho công tác quản lý. Việc quy hoạch, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị còn chạy theo mục đích thu hút đầu tư để phát triển kinh tế địa phương nên chưa sàng lọc được nhà đầu tư kém năng lực, dẫn đến tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, chủ đầu tư bao chiếm, găm giữ đất, bỏ hoang gây lãng phí. Công tác quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau khi phê duyệt tại nhiều địa phương chưa được coi trọng trong khâu thực hiện. Vì vậy, khi chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, nếu chủ đầu tư không thực hiện dự án, thực hiện dự án không đúng tiến độ để đất hoang hóa, chính quyền cần thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai, tránh tình trạng tự ý chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất thổ cư một cách tràn lan. Việc quản lý đất đai phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng nơi, có quy hoạch, chỉ đạo cụ thể của cấp có thẩm quyền.

- Đề nghị thành phố thực hiện tốt hơn chức năng giám giát thực hiện quy hoạch; xử lý nghiêm những hiện tượng gây ô nhiệm môi trường, nhất là xử lý

chất thải từ các làng nghề, vùng, khu công nghiệp để không làm ô nhiễm môi trường đất, nước khu vực sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các vùng sản xuất lúa: + Để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường, góp phần đẩy mạnh phát triển nền kinh tế, thời gian tới, Bắc Ninh sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Hoàn thiện cơ chế, chính sách về BVMT làng nghề; Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa Luật BVMT năm 2014; Tạo điều kiện, hỗ trợ các làng nghề nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các làng nghề truyền thống theo quy định tại Khoản 3, Điều 2, Nghị quyết số 19/2011/QH13 của Quốc hội. Đồng thời, cụ thể hóa trách nhiệm của các Sở, ngành và UBND các cấp trong công tác quản lý làng nghề, quản lý các đối tượng sản xuất trong làng nghề và BVMT làng nghề; Tăng cường công tác truyền thông, đào tạo và nâng cao năng lực BVMT làng nghề cho cán bộ các cấp làm công tác quản lý môi trường. Từ đó, đề ra kế hoạch, biện pháp xử lý ô nhiễm, vận động các làng nghề áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ môi trường. Tập huấn lồng ghép với các chương trình khuyến nông cho nông dân về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hướng dẫn thu gom bao bì sau sử dụng. Đẩy mạnh các phong trào bảo vệ môi trường như: “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”; “Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”; “Con đường tự quản”; “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường”... Vận động các gia đình, nhất là những hộ làm nghề phụ, cơ sở sản xuất trong khu dân cư tự nguyện ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định bảo đảm vệ sinh môi trường, gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh… Phân loại rác từ hộ gia đình, đổ rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng túi nilon trong sinh hoạt…

+ Bên cạnh đó, triển khai xây dựng, thực hiện quy hoạch ngành nghề sản xuất theo cụm công nghiệp - làng nghề; Lập danh mục các làng nghề cần có lộ trình chuyển đổi ngành nghề sản xuất hoặc di dời (trước mắt tập trung vào các làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng). Ngoài ra, Thành phố sẽ lồng ghép chương trình BVMT làng nghề vào các chương trình, đề án, quy hoạch có liên quan như: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia về Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn... nhằm hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề sản xuất và xây dựng, cải tạo hệ thống cơ sở

hạ tầng BVMT làng nghề như hệ thống tiêu thoát nước, các điểm thu gom, xử lý chất thải. Tổ chức thực hiện định kỳ việc thau rửa, vớt rác trên hệ thống kênh để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)