Cơ sở thực tiễn về tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 27)

2.2.1. Tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Thái Lan

Thái Lan năm 2007, nước này xuất khẩu 9 triệu tấn gạo, đạt 3,5 tỷ USD, giữ vững thế độc tôn, do có lợi thế về lao động nông nghiệp và đất đai. Nhưng hiện nay đang phải đối mặt với thách thức lớn, diện tích đất ruộng có xu hướng giảm mạnh, thoái hóa khiến người nông dân ở một số tỉnh, đặc biệt là vùng Đông Bắc Thái Lan, không mặn mà với nghề nông, bỏ lại ruộng vườn tìm đến những thành phố lớn như Bangkok làm thuê. 30 năm trước, có thời gian diện tích đất nông nghiệp của Thái Lan tăng “đột biến”. Người Thái cần cù lao động, bám chặt đồng ruộng để mong thay đổi cuộc sống. Còn các nhà hoạch định chính sách Thái Lan coi nông nghiệp là nội lực sống còn để phát triển kinh tế quốc dân. Với lợi thế về nhân lực nông nghiệp (có đến 80% dân số Thái sinh sống vùng nông thôn), diện tích đấtcanh tác sẵn có, Thái Lan đã nhanh chóng hiện thực hóa được ước mơ trở thành “nồi cơm” của thế giới. Nỗi lo bắt đầu manh nha trong giới lãnh đạo của quốc gia được xem là luôn đi đầu khu vực trong xuất khẩu nông sản này khi diện tích đất ruộng nông nghiệp gần đây (hiện nay là 22 triệu ha. có xu hướng giảm

mạnh. Nguyên nhân được các nhà nghiên cứu Thái Lan mổ xẻ: tốc độ công nghiệp hóa, sự mở rộng các khu công nghiệp, giải trí; “trương nở” của những đô thị lớn; kèm theo đó là hiện tượng lơ là trong việc áp dụng các kỹ thuật canh tác mới theo phương châm phát triển bền vững khiến màu mỡ đất ruộng bị rửa trôi, xói mòn . Như một “phản ứng dây truyền”, diện tích đất ruộng giảm, thoái hóa khiến người nông dân ở một số tỉnh, đặc biệt là vùng Đông Bắc Thái Lan, không mặn mà với nghề nông, bỏ lại ruộng vườn tìm đến những thành phố lớn như Bangkok làm thuê. Theo một thống kê, hơn 10 năm trước số lao động nông nghiệp Thái Lan chiếm từ 55-60% dân số thì gần đây, con số này chỉ còn khoảng 40% và dự báo đến 2013 sẽ tiếp tục giảm xuống còn 37% (Đức Phường, 2008).

2.2.1.2. Trung Quốc

Theo báo điện tử Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc - CRI ngày 20/09/2009, Trung Quốc có đất đai rộng mênh mông, loại hình tài nguyên đất đai đa dạng. Ruộng đất, vùng rừng, đồng cỏ, hoang mạc rải rác tại Trung Quốc với diện tích lớn. Nhưng Trung Quốc có đất đồi nhiều, đồng bằng ít, ruộng đất và vùng rừng chiếm tỷ lệ nhỏ. Tài nguyên đất đai các loại rải rác không đồng đều, ruộng đất chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng và vùng lòng chảo thuộc khu vực gió mùa miền đông; phần lớn vùng rừng tập trung ở vùng hẻo lánh ở miền đông bắc và tây nam; đồng cỏ chủ yếu rải rác ở vùng cao nguyên và vùng núi ở đất liền. Nông dân hiện vẫn chiếm đại bộ phận trong tổng số 1,3 tỷ dân Trung Quốc. Thế nhưng bộ phận này dường như bị gạt ra ngoài lề của công cuộc chấn hưng kinh tế đất nước. Sự thần kỳ của nềnkinh tế lớn đông dân nhất thế giới đem lại thu nhập khá cao, 1.000 USD/năm cho người dân thành thị, nhưng thu nhập của những người dân quê chỉ đạt khoảng 317USD/năm và khoảng cách này ngày càng rộng ra cùng với sự bùng nổ sản xuất công nghiệp của Trung Quốc. Trong khi giá cả hàng nông sản gia tăng chậm chạp thì những chi phí sản xuất như giá phân bón, xăng dầu phục vụ sản xuất nông nghiệp lại tăng cao theo giá công nghiệp, đẩy thu nhập ròng của người nông dân vốn đã thấp lại càng thấp hơn so với mặt bằng chung của xã hội. Tính tới nay đã có hàng trăm triệu nông dân Trung Quốc bỏ ruộng vườn ra thành phố tìm kiếm việc làm tại các khu công nghiệp (Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc – CRI, 2014).

2.2.1.3. Philippines

Ở Philippines thu nhập từ nông nghiệp thấp, hầu hết lao động trẻ đều tìm đến những thành phố lớn để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao, đã tạo luồng di

cư lao động từ nông thôn đến các thành phố lớn. Khu vực nông thôn thiếu hụt lao động, ruộng đồng bị bỏ hoang trong khi đất nước phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực. Khi Philippines phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong nhiều năm nay, thì rất nhiều nông dân ở chính khu vực cấy trồng đã từ bỏ ruộng đồng, đến với các nghề có thu nhập hấp dẫn hơn. Ruộng lúa bậc thang 2.000 năm tuổi của Philippines tại dãy núi Coridellera đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Tuy nhiên, nó đã bị bỏ quên và không được tu sửa khi người nông dân rời bỏ ruộng đồng đến với những nguồn thu hấp dẫn khác. Ông Raymond cho biết: Diện tích ruộng bậc thang của chúng tôi đang sụt giảm ở mức báo động. Khoảng 25-30% đất đã bị bỏ hoang, lãng quên hay sử dụng vào mục đích khác. Một số nông dân đã chuyển đổi từ trồng lúa sang các sản phẩm có giá trị caohơn như rau, cao su, cà phê, nhưng rất nhiều người khác thì bỏ ruộng đồng đi tìm việc làm ở các thành phố lớn. Những phòng trọ, cửa hiệu lương thực và bán lẻ đã lấn dần đất nông nghiệp. Hồi chuông cảnh báo về viễn cảnh tồi tệ trong cung cấp lương thực đã vang lên, chính phủ Philippines đã ra lệnh dừng mọi kế hoạch chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác. Nhưng họ làm không tích cực để ngăn chặn việc dân di cư tới thành phố, rời bỏ ruộng đồng. “Đây là điều đáng buồn vì hầu hết thanh niên đều có giấc mơ kiếm sống dễ dàng hơn, có nghề nghiệp thu nhập cao hơn ở các thành phố hay nước ngoài”, Raffy Menen, lãnh đạo một hiệp hội nông dân ở vùng ruộng bậc thang cho biết. Hầu hết học sinh trung học ở trong làng của ông chẳng có hứng thú gì với nghề trồng lúa truyền thống đã có lịch sử hơn 2.000 năm của ông cha. “Đây là công việc khó khăn, tất cả đều làm bằng tay vì chúng tôi không có gia súc cũng như thiết bị phù hợp với những thửa ruộng nhỏ. Thanh niên trong làng đều muốn kiếm việc tại các khách sạn hay nhà hàng trong thị trấn” (Kỳ Thư, 2008).

Tóm lại, đất nông nghiệp trên thế giới đã không nhiều so với tổng diện tích tự nhiên, lại bị khai thác sử dụng kém hiệu quả gây lãng phí lớn về nguồn lực từ đất. Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp các nước khu vực Đông Nam Á có điều kiện tương đồng với Việt Nam nhận thấy rằng, đất đai bị thoái hóa do sử dụng nhiều hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, hiệu quả sản suất nông nghiệp thấp, thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp cao đã tác động trực tiếp đến tâm lý người nông dân không gắn bó với đồng ruộng. Tăng cường quản lý và áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý là một việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

2.2.2. Tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng tại một số địa phương ở Việt Nam

2.2.2.1. Tại tỉnh Hải Dương

Năm 2017, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 486,3 ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang (tăng 66,2 ha so với năm 2016). Các huyện có nhiều diện tích bỏ hoang nhiều, như: Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Gia Lộc, thị xã Chí Linh. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hộ dân bỏ ruộng đó là: i) Một số nơi địa hình không thuận lợi. Diện tích bỏ hoang chủ yếu là chân ruộng trũng thấp, điều kiện canh tác khó khăn như: xen kẹt, ruộng trũng, việc tưới tiêu không thuận lợi, chất đất kém, ô nhiễm do nước thải công nghiệp. Những diện tích này địa phương đang có kế hoạch chuyển đổi sang trồng một số loại cây khác có giá trị cao hơn, tuy nhiên chưa được các cấp thẩm quyền phê duyệt nên vẫn bỏ hoang. ii) Hiệu quả kinh tế thấp do ruộng đất manh mún, chi phí đầu vào ngày một tăng cao, giá nông sản thấp nhất là sản xuất lúa đầu ra có xu hướng giảm, sản xuất bấp bênh do thiên tai, dịch bệnh nhiều hoặc gần Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp bị chuột cắn phá, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nguồn nước tưới nên hiệu quả kinh tế thấp. Để hạn chế tình trạng bỏ ruộng hoang, sở NN&PTNT Hải Dương đã có văn bản đề nghị các địa phương hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn các loại cây phù hợp, cho giá trị kinh tế cao; đồng thời có thể nghiên cứu quy hoạch vùng nuôi thủy sản đối với vùng trũng, thấp. Đồng thời, Sở đã yêu cầu cơ quan chức năng, chuyên môn ngành tài nguyên môi trường giám sát, kiểm tra chặt chẽ các nhà máy, công ty ở khu công nghiệp, cụm công nghiệp xả thải, khói, bụi… gây ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp của người dân, có giải pháp và xử lý nghiêm không để tình trạng, ngày thêm nhiều đất nông nghiệp bị hoang hóa (Phạm Hoàng, 2017).

2.2.2.2. Tại Thành phố Hải Phòng

Sản xuất nông nghiệp ở TP Hải Phòng đang phải chịu sức ép ngày càng lớn từ phat triển công nghiệp đô thị, hạ tầng phục vụ sản xuất bị phá vỡ, còn nguồn lao động đang ngày càng khan hiếm. Và đây là những nhân tố chủ yếu khiến cho hàng trăm ha đất nông nghiệp tại TP Hải Phòng đang bị bỏ hoang. Trong đó, không ít diện tích thuộc loại “ruộng mật, bờ xôi”, có thể đạt năng suất lúa tới 6,7 tấn/ ha. Theo hộ nông dân Hải Phòng, con số có thể lên đến 400-500ha tùy từng thời điểm. Trên bản đồ quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã Tú Sơn, Vụ mùa năm 2014 toàn xã có 113 ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang, chiếm

47% diện tích đất lúa. Cánh đồng ở thôn 7 vẫn là đất lúa 2 vụ. Tuy nhiên đã nhiều năm nay, phần lớn diện tích này đã trở thành cánh đồng hoang.Vụ mùa mới đây, cả thôn có 250 hộ thì cả 250 hộ đều bỏ cấy. Lao động bỏ lên thành phố khiến nông nghiệp không có người làm là vấn đề chung của xã Tú Sơn. Trong khi đó, tại xã An Đồng (An Dương), ruộng đất phải bỏ hoang ngày càng nhiều vì hạ tầng thủy lợi bị phá vỡ. Câu chuyện này bắt đầu từ khi các nhà máy công nghiệp mọc lên (nhà máy sơn, xà phòng…), ngay bên cạnh cánh đồng. Việc canh tác của người dân cũng bị gặp khó do nước thải xả ra từ các nhà máy (Giang Hải và Nguyễn Phương, 2014).

2.2.2.3. Tại tỉnh Nam Định

Tı̀nh tra ̣ng nông dân bỏ ruô ̣ng tại Nam Định đang gia tăng. Các huyê ̣n bỏ ruộng nhiều là Nam Trực hơn 210 ha; Ý Yên khoảng 200 ha; Trực Ninh hơn 140 ha; Mỹ Lộc hơn 110 ha… Phần lớn đất lúa bị bỏ hoang nằm ở các xã có làng nghề, khu cu ̣m công nghiệp hoă ̣c gần đô thị. Theo ngành NN - PTNT tỉnh Nam Đi ̣nh, năm 2015 có hơn 5.600 hộ nông dân ta ̣i đi ̣a phương này bỏ hoang 533 ha đất nông nghiệp hai vụ lúa. Đến vu ̣ lúa đông xuân năm 2016, diê ̣n tı́ch ruộng bỏ hoang gần 840 ha, đều là đất “bờ xôi, ruô ̣ng mâ ̣t”. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hộ nông dân bỏ ruộng. Thứ nhất là, hiệu quả kinh tế làm ruộng khá thấp, lời từ làm ruộng chỉ khoảng 300 - 600 nghìn đồng/sào/vụ (trong vòng 3 tháng); trong khi đi làm thuê có thể được thu nhập từ 4 - 7 triệu đồng/người/tháng. Vì thế, những lao động trẻ, khỏe không ở nhà sản xuất mà ra các thành phố lớn làm nghề xe ôm, làm thuê… để kiếm “tiền tươi, thóc thật” mang về nuôi vợ con. Cũng có nhiều trường hợp, khi con cái ra Hà Nội, bố mẹ cũng đi cùng nên bỏ ruộng. Thứ hai, là ảnh hưởng bởi sự phát triển của quy hoạch đô thị, khu công nghiệp. Hiện nay, việc quy hoạch các khu dân cư và các khu cụm công nghiệp không đồng bộ. Nhiều nơi diện tích đất trồng lúa bị xen kẹt trong các khu, cu ̣m công nghiệp nên hệ thông kênh mương thủy lợi bị chia cắt, khó tưới tiêu, bị ô nhiễm do nước thải làng nghề nước, thải sinh hoạt... dẫn tới viê ̣c trồng lúa kém hiệu quả, càng làm cho nông dân không thiết tha với đồng ruộng (Thành Đức, 2016).

Đất nông nghiệp đang bị bỏ hoang một cách lãng phí nhiều nơi tại Tỉnh Nam Định, một ví dụ điển hình là việc bỏ hoang ruộng tại Huyện Ý Yên. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ý Yên, tổng diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang trong vụ Xuân năm 2018 lên tới gần

260ha, tập trung chủ yếu tại các xã Yên Đồng, Yên Trị, Yên Tiến và Thị trấn Lâm. Cánh đồng rộng trên 30 ha gần khu vực chân đê tại xã Yên Đồng đã bị bỏ hoang gần một nửa. Xen kẽ ruộng lúa đang trổ bông chuẩn bị đến thời kỳ thu hoạch là những mảnh đất bỏ hoang cỏ mọc um tùm.

Theo ông Đặng Văn Căn - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Yên Đồng, toàn xã có trên 300ha đất hai lúa, vụ Xuân này nhiều gia đình vẫn còn cấy lúa nhưng đến vụ Mùa sẽ bỏ hoang nhiều hơn. Nhiều hộ chỉ cấy 1 vụ, còn vụ sau bỏ không rất lãng phí.

Gia đình anh Nguyễn Vũ Tuấn có gần 2 sào lúa ở khu vực chân đê xã Yên Đồng. Theo tính toán của anh Tuấn, tổng chi phí tiền cày, bừa đến giống, phân bón, thuốc trừ sâu, tiền thuê cấy, gặt đối với 1 sào lúa ước tính khoảng từ 800.000 - 900.000 đồng, trong khi năng suất chỉ đạt 200kg/sào. Với giá bán trên thị trường hiện vào khoảng hơn 5.000 đồng/kg, người trồng lúa cũng chỉ thu được trên 1 triệu đồng/sào. Sau khi trừ phí chí, tính ra 6 tháng trời nông dân chỉ được lãi khoảng 200.000 - 300.000 đồng/sào. Thu nhập từ cây lúa quá thấp chính khiến nhiều người không còn thiết tha với đồng ruộng

Đi dọc theo các trục đường chính tại xã Yên Đồng dễ dàng nhận thấy đa phần lực lượng lao động chủ yếu đang bón phân, dọn cỏ bờ vùng bờ thửa, phun thuốc trừ sâu, chăm sóc cho lúa trên cánh đồng là người trung tuổi, học sinh tham gia phụ giúp gia đình; hiếm thấy lực lượng lao động thanh niên.

Ông Phạm Văn Tình - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Đồng cho biết, toàn xã có 4.000 hộ với gần 15.000 nhân khẩu; trong đó thanh niên trong độ tuổi lao động chiếm 65%. Xã hiện có trên 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc và một số nghề truyền thống cho thu nhập từ 5 -7 triệu đồng/người/tháng, vì vậy đã thu hút rất nhiều lao động trẻ. Thanh niên giờ đây không còn thiết tha với công việc đồng áng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hơn 80ha đất "bờ xôi ruộng mật" trong xã bị bỏ hoang.

Theo ông Trịnh Văn Mậu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ý Yên, nông dân bỏ ruộng là do một số diện tích thuộc chân ruộng trũng hay bị ngập úng vào mùa mưa, đồng ruộng ở xa khu dân cư, chi phí đầu tư sản xuất cao, trong khi giá trị lợi nhuận thấp. Một số xã có ngành nghề phụ như may mặc, thủ công mỹ nghệ và đặc biệt là các khu, cụm công nghiệp đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương nên nông dân không còn mặn mà với việc trồng cấy mà thay vào đó là đi làm công nhân.

2.2.2.4. Tại tỉnh Thanh Hóa

Theo báo cáo từ Sở TN&MT Thanh Hóa, tại thời điểm năm 2013, trên địa bàn tỉnh có 11 thị xã xảy ra tình trạng nông dân bỏ ruộng, trả ruộng với tổng diện tích đất là 1.104,7 ha, bao gồm 534,1 ha đất chuyên sản xuất lúa và 570,6 ha đất sản xuất nông nghiệp khác. Trong đó có 8.359 hộ dân bỏ hoang 886,75 ha ruộng, 2.183 hộ dân đã trả 218,95 ha đất nông nghiệp cho chính quyền. Đến nay, tình trạng nông dân bỏ ruộng vẫn diễn ra và ngày càng có xu hướng tăng. Nguyên nhân chủ yếu của việc bỏ ruộng là do hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp. Để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 27)