Nội dung nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 27)

- Nghiên cứu phạm vi hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn: Nội dung này

sẽ tập trung làm rõ phạm vi bỏ ruộng trên toàn địa bàn Thành phố (tỷ lệ xã có hộ nông dân bỏ rộng hoang trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh); tỷ lệ hộ bỏ ruộng hoang trên địa bàn cấp xã (số hộ nông dân bỏ ruộng tại các xã qua các năm; diện tích ruộng bị bỏ hoang trên địa bàn xã nghiên cứu); các loại hình đất nông nghiệp đang được canh tác (đất trồng lúa, đất trồng rau màu, đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm...) và loại hình đất nông nghiệp nào bị bỏ hoang? Loại đất nào bị bỏ hoang nhiều nhất? trong phạm vi địa bàn nghiên cứu. Từ đó tổng hợp kết quả

điều tra về phạm vi hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn nghiên cứu (Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).

- Nghiên cứu về mức độ bỏ ruộng trong các hộ nông dân: Nội dung này sẽ

tập trung làm rõ diện tích ruộng bị bỏ hoang trong tổng diện tích trồng trọt ở cấp độ hộ gia đình theo các nhóm hộ điều tra (bao gồm 3 nhóm hộ chính: Nhóm hộ I là những hộ có đất ruộng bỏ hoang, thu nhập chính từ nông nghiệp; Nhóm hộ II là những hộ có đất ruộng bỏ hoang, thu nhập chính tương đối đồng đều từ cả nông nghiệp và phi nông nghiệp; Nhóm hộ III là những hộ có đất ruộng bỏ hoang, thu nhập chính chủ yếu từ phi nông nghiệp). Dựa vào số liệu điều tra các hộ để nắm rõ tổng diện tích đất canh tác của hộ; tổng diện tích đất canh tác bị bỏ hoang; tổng số thửa được phân và tổng số thửa ứng với diện tích đã bỏ hoang; thời gian các hộ gia đình đã bỏ hoang ruộng (thời gian bỏ hoang là 1 vụ, 2 vụ, 3 vụ và trên 3 vụ. Từ đó tổng hợp số liệu điều tra, đưa ra bức tranh chi tiết về bỏ ruộng hoang ở cấp hộ hộ trên địa bàn nghiên cứu.

- Nghiên cứu về tác hại của việc hộ nông dân bỏ ruộng: Nội dung này tập

trung làm sáng tỏ những tác hại của việc nông dân bỏ ruộng hoang. Các tác hại được nhìn dưới góc độ kinh tế, xã hội và quản lý tài nguyên. Chỉ ra những ảnh hưởng của việc bỏ hoang ruộng đối với nền kinh tế - xã hội đất nước như thế nào (đất ruộng bị bỏ hoang, không tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động trong nông nghiệp thiếu, áp lực giải quyết việc làm cho một số bộ phận lao động di chuyển ra Thành phố làm việc, các vấn đề về tệ nạn xã hội phát sinh...). Tác động đến công tác quản lý tài nguyên (cụ thể là tài nguyên đất) ra sao? Những tác hại không chỉ gây ảnh hưởng chính những hộ bỏ ruộng mà còn ảnh hưởng đến canh tác của các hộ lần cận (hệ thống tưới tiêu, giao thông nội đồng bị gián đoạn, cỏ dại lây lan sang ruộng, chuột bọ, sâu bệnh phá hoại...) cũng như công tác quản lý đất nông nghiệp của các cơ quan nhà nước.

- Nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến hộ nông dân bỏ ruộng: Đây cũng

chính là các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng nông dân bỏ ruộng. Nội dung này tập trung làm rõ các nguyên nhân dân đến người dân ra quyết định bỏ ruộng hoang trên địa bàn nghiên cứu. Các nguyên nhân dẫn đến nông dân bỏ ruộng tương đối đa dạng. Nó có thể xuất phát từ hạ tầng phục vụ sản xuất không đảm bảo; môi trường đất và nước không bị ô nhiễm; hiệu quả kinh tế của làm ruộng không cao,thậm chí bị thua lỗ (hiệu quả kinh tế không cao dẫn đến nguồn thu nhập của gia đình không ổn định, đây có thể coi là nguyên nhân chính dẫn đến

các hệ quả kháC.; các sinh kế thay thế làm ruộng ngày càng phát triển mạnh (dịch vụ, chăn nuôi, làm thuê phát triển mạnh); nguồn lực lao động chính tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp trong gia đình thiếu (lao động trẻ đi làm ăn trên thành phố hoặc làm công dân, đi lao động nước ngoài..., lực lượng lao động chủ yếu làm nông nghiệp là người già khả năng tiếp thu trình độ khoa học kĩ thuật áp dụng vào sản xuất nông nghiệp bị hạn chế). Khi nghiên cứu nội dung này sẽ có được cơ sở để đề xuất giải pháp giảm thiểu hiện tượng nông dân bỏ ruộng một cách triệt để nhất.

- Nghiên cứu các giải pháp chính quyền đã sử dụng để xử lý tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng: Mục đích nội dung này là rà soát lại các giải pháp mà chính

quyền tại địa bàn nghiên cứu đã sử dụng để xử lý tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng. Trong đó sẽ tập trung làm rõ về tên từng giải pháp, nội dung từng giải pháp, kết quả đạt được và hạn chế của từng giải pháp để từ đó thêm cơ sở đề xuất giải pháp mới hiệu quả hơn. Nghiên cứu nội dung này sẽ giúp cho đề tài đề xuất các giải pháp hiệu quả hơn trên cơ sở kế thừa, tránh được bất cập, thất bại của những giải pháp đã xử lý trước đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)