Nguyên nhân hộ nông dân bỏ ruộng hoang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 67)

4.1.3.1. Hạ tầng sản xuất

Hằng năm, công tác quy hoạch củng cố hệ thống thủy lợi nội đồng nhằm chủ động kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tưới tiêu, khai thông dòng chảy, phục vụ sản xuất nông nghiệp gắn bảo vệ môi trường với kết hợp giao thông nông thôn, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp luôn được thực hiện trên địa bàn Thành phố. Các địa phương cũng có chính sách tỉnh hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống điện, cấp - thoát nước tưới tiêu, xử lý chất thải, cải tạo đồng ruộng) cho các hộ VAC và các chủ trang trại thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới cùng địa phương; tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các mô hình xây dựng nhãn hiệu sản phẩm thông qua chương trình “mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm”… Tại các mô hình ứng dụng công nghệ cao đều áp dụng tự động hóa bằng phần mềm máy tính, sản phẩm đều có mã truy xuất nguồn gốc (QR code) để kiểm tra xuất xứ, quy trình. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau đang làm cho hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất không đảm bảo. Trong đó, có hạ tầng giao thông và thủy lợi. Hiện nay hệ thống thủy lợi nhiều xã trên địa bàn Thành phố đã xuống cấp, do kinh phí cấp cho thủy lợi không đảm bảo, cũng như việc xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cũng làm chia cắt hệ thống thủy lợi và giao thông nông thôn. Đơn cử như tại xã Khắc Niệm. Cùng với hệ thống hạ tầng cũ, trên địa bàn xã có 3 dự án công trình đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn đang được triển khai, trong đó các công trình đường giao thông nông thôn 8.652m, giao thông nội đồng 7.345m và kênh mương nội đồng 6.966m đang được nâng cấp xây dựng. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các hộ dân, nhất là những hộ dân diện tích trồng lúa bị xen kẹp trong các khu, CCN hoặc khu dân cư, hệ thống kênh mương thủy lợi bị chia cắt, việc tưới - tiêu rất khó khăn.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của hệ thống tưới tiêu tới diện tích bỏ hoang của hộ Phương thức Số hộ Diện tích bỏ hoang

(sào) CC (%) Tổng 90 324,9 100 Tự bơm tát 46 182,1 56,0 Bán chủ động 36 84,8 26,1 Hoàn toàn chủ động 8 58 17,9

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Hệ thống tưới tiêu ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bỏ hoang ruộng đất, những thửa ruộng gặp khó khăn về nguồn nước thường bị bỏ hoang nhiều hơn, ngược lại những thửa ruộng chủ động được nguồn nước tưới ít bị các hộ bỏ hoang hơn. Bảng 4.6 cho thấy, tỷ lệ diện tích đất ruộng bỏ hoang của phương thức tưới tiêu tự bơm tát (chủ yếu nhóm I) chiếm 56% bình quân tổng diện tích bỏ hoang/hộ, tỷ lệ diện tích đất ruộng bỏ hoang của phương thức tưới tiêu bán chủ động là 26,1%, tỷ lệ diện tích đất ruộng bỏ hoang chủ động hoàn toàn về nguồn nước chỉ chiếm 17,9% tổng diện tích đất ruộng bỏ hoang/hộ.

Theo kết quả phỏng vấn 90 hộ nông dân có diện tích bỏ ruộng hoang (Đồ thị 4.2) cho thấy, có khoảng 88,4% số hộ cho rằng họ bỏ ruộng hoang là do hệ thống giao thông, thủy lợi không đảm bảo. Đặc biệt là các hộ ở Nhóm I - 97,1%, nhóm II- 90,9%, nhóm III- 77,3% ý kiến các hộ cho rằng điều kiện về giao thông thủy lợi nội đồng tác động lớn đến quyết định bỏ ruộng của các hộ.

Hộp 4.1. Nông dân bỏ ruộng do qui hoạch đô thị

Theo đồng chí Trịnh Xuân Nhàn, Trưởng phòng phòng Kinh tế thành phố Bắc Ninh cho biết: “Một trong số những nguyên nhân nông dân bỏ ruộng là do việc quy hoạch đô thị, các khu dân cư và các khu CCN không đồng bộ nên hệ thống tưới - tiêu nước không phát huy được tác dụng; một số diện tích trồng lúa bị xen kẹp trong các khu, CCN hoặc khu dân cư, hệ thống kênh mương thủy lợi bị chia cắt, việc tưới - tiêu rất khó khăn dẫn tới sản xuất lúa kém hiệu quả”. Điển hình cho tình trạng này là ở một số phường, xã như: Võ Cường, Đại Phúc, Hoà Long, Nam Sơn, Khắc Niệm, Kim Chân, Vũ Ninh...

97.1 90.9 77.3 0 20 40 60 80 100 120 Nhóm I Nhóm II Nhóm III

Đồ thị 4.2. Tỷ lệ hộ dân bị ảnh hưởng bởi hệ thống giao thông thủy lợi đến việc bỏ ruộng theo nhóm hộ

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

4.1.3.2. Môi trường đất, nước

Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã mang lại cho Thành phố Bắc Ninh nhiều đổi thay nhưng cũng mang lại cho Thành phố nhiều hệ lụy, khó khăn. Một trong những khó khăn, hệ lụy đó là xử lý nước thải môi trường từ các làng nghề, cụm công nghiệp và khu công nghiệp. Theo số liệu của Phòng Kinh tế Thành phố Bắc Ninh, phần lớn các khu, cụm công nghiệp chưa có khu lưu trữ phân loại rác thải tập trung; phần lớn các làng nghề, khu dân cư cũng chưa có giải pháp xử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường. Nước bị ô nhiễm từ nước thải của các cụm, khu công nghiệp, từ làng nghề, nước thải sinh hoạt từ khu dân cư, bãi rác ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đất và nước tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và năng suất cây trồng. Ở các địa phương có làng nghề như làm giấy Phong Khê, bún Khắc Niệm, làm gỗ Khúc Xuyên… do ruộng lúa ở những diện tích liền kề các khu làng nghề không hiệu quả, cộng thêm việc người dân sợ bị ảnh hưởng đến sức khỏe nên cũng bỏ ruộng hoang. Ngoài ra, còn một số diện tích đã được quy hoạch cho các mục đích khác như khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc quy hoạch đô thị, giá trị đất tăng cao, người nông dân trông chờ được Nhà nước thu hồi, đền bù nên bỏ, không canh tác…

nhà máy xí nghiệp chưa có hệ thống thoát nước thải. Mặc dù các nhà máy này đã bị xử lý sai phạm nhiều lần, song chỉ được 1 thời gian lại xả thải ra ruộng đồng. Một số KCN có xây dựng hệ thống XLNT tập trung nhưng vì để giảm chi phí nên hầu như không vận hành. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Nước thải từ ngành công nghiệp giấy và bột giấy thường có độ pH trung bình từ 9 - 11; nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép đã gây ô nhiễm nguồn nước nặng nề.

Theo khảo sát của Chi cục BVMT tỉnh Bắc Ninh, tuyến đê sông Ngũ Huyện Khê (địa phận phường Phong Khê) trước đây là nguồn cung cấp nước chính cho SXNN và sinh hoạt, thì nay là nơi các người dân thải loại các phế liệu sản xuất, tái chế giấy. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến hàng chục ha đất trồng lúa tại khu vực này, sau một thời gian tiếp nhận nguồn nước thải chứa nhiều hóa chất thì đã không trồng được lúa cũng như không thể trồng được bất cứ loại cây nào.

62.9 60.6 81.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Nhóm I Nhóm II Nhóm II

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Đồ thị 4.3 Tỷ lệ hộ dân bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường đất, nước đến việc bỏ ruộng theo nhóm

Theo kết quả phỏng vấn 90 hộ nông dân có diện tích bỏ ruộng hoang (Đồ thị 4.3) cho thấy, có khoảng 68,4% số hộ cho rằng họ bỏ ruộng hoang là do hệ ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước phục vụ cho sản xuất. Ở nhóm I – 62,9%, nhóm II- 60,6%, nhóm III- 81,8% ý kiến các hộ cho rằng một trong những nguyên nhân chính của việc bỏ ruộng tại các nơi gần Khu công nghiệp là do môi

trường đất, nước ô nhiễm nặng dẫn đến việc năng xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp kém hiệu quả. Ngoài vấn đề này, họ còn lo ngại việc canh tác gần các khu vực công nghiệp, cụm công nghiệp bị ô nhiễm gây bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe, nên hầu như các mảnh ruộng nhỏ lẻ đan xen tại khu công nghiệp hầu như dân bỏ ruộng, không canh tác (Hộp 4.5).

Hộp 4.2. Ô nhiễm môi trường và ruộng bỏ hoang ở Khắc Niệm

Chạy dọc các cánh đồng ở khu Tiền Trong (Khắc Niệm), chúng tôi thấy nhiều tuyến kênh, mương chứa đầy nước thải đặc sệt, sủi bọt trắng, bốc mùi hôi thối. Chị Nguyễn Kim Oanh, một người dân ở đây cho biết: “Nước thải đổ ra đồng ruộng, khiến cho sản xuất lúa bị lốp xanh, không cho thu hoạch, nhiều người dân đành bỏ không…”. Đến nay, toàn khu Tiền Trong có khoảng hơn 20 ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang. Tương tự như khu Tiền Trong, khu Thượng cũng xảy ra tình trạng người nông dân bỏ hoang đất nông nghiệp. Ông Nguyễn Hữu Hiếu, Trưởng khu Thượng cho biết: “Trong thời gian qua, nhiều Công ty, Doanh nghiệp đổ nước thải ra môi trường, gây ách tắc dòng chảy, khiến cho những diện tích đất xen kẹp ở cánh đồng Ma, đồng Rồi… khó canh tác, dẫn đến tình trạng người dân bỏ không gần 30 ha đất nông nghiệp và họ phải chuyển sang phát triển các nghề dịch vụ, kinh doanh như xây phòng trọ, bán hàng tạp hóa, kinh doanh cửa hàng ăn uống”.

Nguồn: Ngô Phú - Phong Vân (2018)

4.1.3.3. Hiệu quả kinh tế của làm ruộng

Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, kể cả những năm được mùa được giá thì tính thu nhập của người nông dân không thể bằng lao động trong lĩnh vực khác. Theo kết quả điều tra, thu nhập từ sản xuất lúa, 1 sào cao thì được 2 tạ, trừ chi phí giống, thuốc BVTV, phân bón, công làm đất, cấy, thu hoạch, phơi sấy… kể cả chi phí của lao động, nếu bán với giá 8.000 đồng/kg thì chỉ lợi nhuận cao nhất chỉ 25- 30%, tức là 1kg thóc người dân lãi được 2.000- 2.400 đồng/1kg là cao, tương đương khoảng 450.000 đồng/sào/vụ (Bảng 4.7). Lợi nhuận này chỉ tương đương khoảng 2 ngày làm việc của một lao động làm trong khu công nghiệp, hoặc dịch vụ tại các thành phố. Đấy là tính cho năm nay năm mà người dân được mùa, còn gặp những năm mất mùa, giá bán thấp thì thu không đủ bù chi, hộ làm lúa bị lỗ nặng.

Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế trồng lúa ở Thành phố Bắc Ninh

TT Chỉ tiêu Giá trị (nghìn đồng/sào/vụ)

1 Doanh thu (GO)/sào/vụ 1.600

2. Chi phí (TC./sào/vụ 1.150

- Giống 50

- Phân bón, thuốc trừ sâu 250

- Thủy lợi, giệt chuột bọ, bảo vệ 100

- Công cấy, gặt, làm cỏ, phun thuốc, thuê cày bừa… 750

3 Lợi nhuận (TPr)/sào/vụ 450

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Qua kết quả điều tra 90 hộ dân trên địa bàn cho thấy, có nhiều nguyên nhân làm cho hiệu quả làm ruộng thấp, nhưng nguyên nhân phổ biến là do:

Thứ nhất, giá lúa thấp, chi phí đầu vào cao. Theo kết quả điều tra, hiện

nay, giá lúa chỉ dao động trong mức 7.000-8.500 đồng/kg; trong khi giá phân bón, thuốc BVTV, ngày công tăng cao và không có xu hướng giảm, nên cân đối lại bà con thấy lỗ hoặc chưa có tiền công sức bỏ ra (Hộp 4.3).

Thứ hai, ruộng đất manh mún, quy mô nhỏ nên chi phí và hiệu quả sản

xuất cũng không cao. Theo số liệu của Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Bắc Ninh (2017), diện tích đất trồng lúa trung bình một hộ gia đình khoảng từ 0,2ha/hộ, trung bình mỗi hộ có khoảng 2 - 5 mảnh ruộng. Phân theo quy mô diện tích chung cả thành phố, các nhóm hộ có quy mô rất nhỏ và nhỏ chiếm diện tích lớn. Hộ sử dụng dưới 0,2ha chiếm 68,7% số hộ sử dụng đất trồng lúa; nhóm hộ sử dụng từ 0,2 đến dưới 0,5ha chiếm 29,1%; nhóm hộ sử dụng trên 0,5ha chỉ chiếm 2,2%.

Thứ ba, phương thức sản xuất của hộ còn thô sơ, lạc hậu, chủ yếu là lao

động thủ công, tỷ lệ các khâu trong sản xuất được cơ giới hoá thấp nên năng suất lao động không cao. Hơn 70% nông sản sản xuất ra nông dân phải tự tiêu thụ, 83% chưa qua chế biến, thị trường tiêu thụ nhiều nơi bị thu hẹp. Nông sản hàng hóa đến người tiêu dùng phải qua quá nhiều khâu trung gian, giá sản phẩm tăng qua mỗi khâu, nhưng nông dân được hưởng rất ít, không đáng kể. Hộ sản xuất quy mô nhỏ, đơn lẻ, chưa đủ khả năng sản xuất lớn để tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng.

Thứ tư, vấn đề liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ hàng hóa nông sản của

nông dân còn nhiều bất cập trong thực tế; sự liên kết 4 nhà vẫn chưa có tiếng nói chung; điều dễ nhận thấy nhất là: có rất ít các hợp đồng được ký kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong việc sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp và hợp đồng thường bị phá vỡ khi thị trường có những biến động bất lợi cho một trong hai phía. Đa số các doanh nghiệp còn ngần ngại đầu tư vào nông nghiệp vì rủi ro cao.

Hộp 4.3. Đánh giá của hộ dân về hiệu quả kinh tế từ việc làm ruộng Ông Cao Văn Vũ (phường Vũ Ninh), 65 tuổi, cho biết: Ở cái tuổi mà lẽ ra ông được nghỉ ngơi, an nhàn nhưng vào mỗi vụ sản xuất, ông vẫn phải lội ruộng bón phân, làm đất. Trải qua hàng chục năm làm ruộng, chưa có thời kỳ nào ông Vũ cảm thấy sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Ông Vũ có một bài toán chi tiết về lợi nhuận từ sản xuất lúa vụ xuân. Theo đó, với giá lúa cao nhất hiện nay là lúa BT7 8.000 đồng/kg và năng suất 200 kg/sào, người nông dân sẽ thu về 1,6 triệu đồng/sào. Trong khi đó, tổng chi phí cho một sào lúa (bao gồm: công làm đất, công thuê cấy, tiền giống lúa, tiền phân bón, thủy lợi phí, dịch vụ, thuốc BVTV, công gặt...) khoảng trên 1,3 triệu đồng. Như thế, số tiền lãi thu về từ một sào ruộng trong vụ xuân của người nông dân chỉ vẻn vẹn trên dưới 300 nghìn đồng sau 3 tháng gieo trồng, chăm sóc. Đó là trong trường hợp mưa gió thuận hòa, nếu bị thiên tai, sâu bệnh thì nhiều nông dân trong phút chốc trở nên trắng tay...

Tương tự, gia đình Bà Nguyễn Thị Đối trồng hơn 1 mẫu ruộng – số ruộng được coi là khá nhiều ở miền Bắc, nhưng gia đình bà vẫn chỉ tạm gọi là đủ ăn, lấy công làm lãi là chính. Bà Đối nhẩm tính cụ thể với 1 vụ: Công cấy 150.000 đồng/sào, công cày bừa 90.000 đồng/sào, các chi phi thuốc trừ sâu, giống hết khoảng 200.000 đồng/sào, phân bón 200.000 đồng/sào. Đến lúc thu hoạch, nếu chân ruộng khô thuê gặt máy 120.000 đồng/sào, còn nếu không phải thuê gặt tay là 200.000 đồng/sào. Các chi phí như công phun thuốc, công làm 3 đợt cỏ lúa khoảng 300.000 đồng…Tính tổng chi phí đầu tư cho 1 sào ruộng là 1 – 1,1 triệu đồng/vụ. Nếu cấy giống lúa Nàng Xuân (Bắc thơm 7), năng suất đạt bình quân 1,6 tạ/sào/vụ, bán với giá 900.000 – 950.000 đồng/tạ, trừ chi phí thì tính ra lãi thu về được khoảng 300.000 - 400.000 đồng/vụ. – bà Đối chia sẻ.

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp hộ dân

Quyết định đầu tư vào đồng ruộng của hộ nông dân phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả kinh tế của việc sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế làm ruộng cao thì hộ mới có tâm lý muốn sản xuất, còn hiệu quả thấp dễ gây tâm lý chán ruộng và sẽ bỏ ruộng nếu hiệu quả kinh tế tiếp tục thấp hơn.

4.1.3.4. Sự phát triển của sinh kế thay thế làm ruộng

Bảng 4.8. Sinh kế của hộ nông dân

ĐVT: hộ STT Sinh kế Nhóm hộ I Nhóm hộ II Nhóm hộ III 1 NN-CN-Ngành nghề 35 33 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)