Xuất một số giải pháp xử lý tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 80)

BỎ RUỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH 4.2.1. Quan điểm và định hướng sử dụng ruộng đất trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn tới

4.2.1.1. Quan điểm về quản lý đất trồng lúa

lúa nước và đất chuyên trồng lúa khác: đất chuyên trồng lúa nước là đất được trồng từ hai vụ lúa nước trở lên trong năm, đất trồng lúa khác bao gồm đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương, đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm.

Việc quản lý nhà nước về đất trồng lúa là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện những qui định pháp luật để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa trên từng địa bàn, kết hợp với các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất, phân phối lại quĩ đất theo qui hoạch, kế hoạch. Kiểm tra, giám sát, điều tiết các nguồn lợi từ đất đai, xác lập chế độ pháp lý và nắm rõ hiện trạng về quản lý và sử dụng trong đất trồng lúa ở từng địa phương.

Hộ nông dân hay người trồng lúa là đối tượng chi ̣u nhiều tác đô ̣ng nhất khi diê ̣n tı́ch đất lúa thay đổi. Bởi đất đai là nguồn tư liê ̣u sản xuất quan tro ̣ng bậc nhất của “nhà nông”. Như vậy, muốn giữ được đất, phải giữ ta ̣i gốc, có nghı̃a là phải khuyến khı́ch được người nông dân bám đất, giữ đất và làm giàu trên đất. Quan điểm này đã và đang được Đảng, Nhà nước thống nhất, và thể chế hóa bằng hệ thống văn bản pháp luâ ̣t. Trong đó, Nhà nước đă ̣c biê ̣t quan tâm đến việc hỗ trơ ̣ tài chính cho người trồng lúa. Từ Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa (có hiệu lực từ ngày 1/7/2015) đến Thông tư 18/2016/TT-BTC và các văn bản liên quan khác đều quy đi ̣nh khá đầy đủ và rõ ràng về các chı́nh sách ưu đãi tài chı́nh cho người dân trồng lúa.

Nông dân bỏ ruộng lúa sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Đây là biểu hiện cho nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp hiện nay và phản ảnh rằng, hiệu quả nông nghiệp đã thấp hơn so với các hoạt động kinh tế khác. Vì thế, không nhất thiết phải yêu cầu nông dân quay lại làm ruộng; hãy để cho họ làm những gì họ xem là hiệu quả cao hơn.

Giải quyết hiện tượng nông dân bỏ ruộng lúa là phải được giải quyết nhưng phải giải quyết từng bước; các bước tiến hành phải phù hợp với nhu cầu sử dụng đất của các hoạt động kinh tế khác.

Hộ nông dân này bỏ ruộng lại là cơ hội cho những nông dân còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp có điều kiện tổ chức sản xuất quy mô lớn. Vì thế cần tiếp tục thúc đẩy để nông dân chán ruộng, làm ruộng hiệu quả thấp trả lại ruộng, từ đó chính quyền địa phương có cơ hội để bố trí cho các chủ thể kinh tế khác (doanh nghiệp, hộ) tổ chức sản xuất quy mô lớn, chuyên canh.

4.2.1.2. Định hướng xử lý hiện tượng nông dân bỏ ruộng giai đoạn tới

Từ việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh cho thấy có nhiều hướng để xử lý hiện tượng nông dân bỏ ruộng như đã nêu tại phần "định hướng" tại Bảng 4.20, trong đó có một số định hướng quan trọng sau:

a. Cần chuyển đổi diện tích đất trồng lúa (loại hình có nhiều diện tích bị bỏ hoang nhất) sang nuôi, trồng các loại đối tượng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Việc chủ động chuyển một diện tích lúa sang cây trồng khác là giải pháp “đón đầu” hợp lý, tránh tình trạng bỏ phí đất sản xuất do thiếu nước hoặc sản xuất kém hiệu quả sang các loại cây trồng ít cần nước, nhưng có giá trị kinh tế cao

b. Chuyển một số diện tích đất lúa đang bỏ hoang sang phục vụ cho công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với các cụm công nghiệp, khu công nghiệp hiện có cho đồng bộ.

c. Cần đầu tư chuyên sâu cho những diện tích đất còn lại để chuyển đổi sang hình thức trồng lúa có giá trị kinh tế cao như lúa hữu cơ, lúa sạch; sản xuất lúa ở quy mô lớn để cắt giảm chi phí nhằm tăng hiệu quả kinh tế trồng lúa.

d. Tăng cường công tác tiếp thị và cung cấp thông tin để người dân chủ động được nguồn mua vật tư giá rẻ, chất lượng; có được thị trường tiêu thụ.

e. Thúc đẩy và thực hiện tốt công tác tích tụ, tập trung ruộng đất bảo đảm hài hòa về cả hai mặt kinh tế và xã hội. Đây là một trong những yếu tố tạo điều kiện hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy lợi thế về quy mô do khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, mở rộng diện tích canh tác, tránh lãng phí đất; có khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là cơ giới hóa... qua đó nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Tích tụ, tập trung ruộng đất sẽ góp phần làm giảm chi phí xã hội, thuận lợi hơn trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn (giao thông, hệ thống thủy lợi...), thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phân công lại lao động trong nông nghiệp và hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung, góp phần cải thiện chất lượng và giảm tình trạng suy thoái đất đai do chế độ canh tác hợp lý và do thâm canh, cải tạo đất, làm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Thực tế chứng minh rằng, khi quy mô ruộng đất lớn hơn thì năng suất cao hơn. Tuy nhiên, diện tích lớn năng suất cao không đồng nghĩa với diện tích nhỏ, năng suất thấp. Bởi năng suất trong nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, như thời tiết, độ màu mỡ của đất đai, giống

cây trồng và vật nuôi mới, phân bón kỹ thuật gieo cấy, thu hoạch và sự chăm sóc của nhà nông... Tích tụ, tập trung ruộng đất làm giảm chi phí, tăng sản lượng, lợi nhuận và những lợi ích vật chất khác cho người sản xuất. Tích tụ, tập trung ruộng đất cũng là yếu tố giúp hộ gia đình tăng thu nhập, thông qua đầu tư mua máy móc nông nghiệp phục vụ cho sản xuất của gia đình mình, ngoài ra còn cho thuê máy móc hoặc làm dịch vụ nông nghiệp cho các hộ khác... để có thêm thu nhập.

f. Các địa phương và ngành chức năng sẽ rà soát, kiểm tra cụ thể từng diện tích đất nông nghiệp mà nông dân bỏ hoang, hoặc trả ruộng, để có kế hoạch đổi điền dồn thửa, tạo thành các cánh đồng lớn; đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực có diện tích đất bỏ hoang. Sau đó, chính quyền địa phương sẽ vận động các hộ dân có nhu cầu làm ruộng, hoặc doanh nghiệp nhận số đất hoang để sản xuất nông nghiệp. Chính quyền địa phương sẽ rà soát, thống kê số ruộng của các hộ dân không tha thiết sản xuất nông nghiệp nữa, để thu hồi theo pháp luật đất đai, rồi kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư, sản xuất nông nghiệp…Cần lưu ý: Chính quyền địa phương nên đóng vai trò trung gian, xúc tác hỗ trợ doanh nghiệp và hộ nông dân trong thỏa thuận mua, thuê đất. Doanh nghiệp tự thương thảo với nông dân theo cơ chế thị trường, tức là gặp nhau giữa “cung và cầu”, chính quyền đứng ra làm chứng, xác nhận để người dân yên tâm hơn. Chính quyền không được ép buộc hộ nông dân nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất khi họ chưa tự nguyện, nếu ép buộc thì sẽ biến tướng sang thu hồi đất bằng biện pháp hành chính, như vậy không phù hợp với luật pháp.

Bảng 4.20. Phân tı́ch SWOT lựa chọn hướng giải quyết hiện tượng nông dân bỏ ruộng trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh

Điểm mạnh

- Đất tương đối phì nhiêu; Khí hậu thuận hoà; giao thông thuận lợi

-Người dân có kiến thức trồng trọt chăn nuôi tiến bộ,

- Văn hoá, thái độ, hành vi của người dân tích cực

- Công nghệ thông tin, truyền thông phát triển, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Điểm yếu

- Sản xuất nhỏ, manh mún, không có kế hoạch chung. Nguồn lao động nông nghiệp ít

- Nông sản phục vụ chủ yếu cho tiêu dùng trong nội tỉnh.

- Giá vật tư nông nghiệp cao, không ổn định, chưa kiểm soát được chất lượng.

- Thuỷ lợi, giao thông nội đồng chưa hoàn chỉnh ảnh hưởng đến việc điều tiết nước và cơ giới hoá nông nghiệp

- Chất lượng nông sản chưa khẳng định được vị thế trên thị trường. Ít am hiểu về kỹ thuật cao, công nghệ mới trong thu hoạch, bảo quản, đóng gói nông sản.

Cơ hội

- Thời tiết khí hậu thuận lợi, ít thiên tai. - Thị trường nông sản trong vùng ngày càng phát triển, nhu cầu về nông sản ngày càng cao và đa dạng. - Khoa học-kỹ thuật, công nghệ trong nông nghiệp có nhiều thành tựu mới có khả năng áp dụng

- Vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm đang trở thành vấn đề quan tâm mang tính toàn cầu. Chính phủ khuyến khích nhập khẩu các giống cây trồng, vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao -Mạng lưới thông tin khá phát triển.

Định hướng 1

- Kết hợp điểm mạnh 1 với cơ hội 1: Canh tác thuận lợi, cây trồng phát triển tốt, năng suất cao - Kết hợp điểm mạnh 2 với cơ hội 3: nâng cao kiến thức công nghệ kĩ thuật sản xuất mới cho người dân, phát triển nền NN công nghệ cao, hữu cơ và bền vững, tạo lập vùng sản xuất tập trung hóa, chuyên môn hóa, cơ giới hóa, tự động hóa, quản trị tiên tiến.

- Kết hợp điểm mạnh 1 với cơ hội 4: Sản xuất nông nghiệp được nhà nước quan tâm chú trọng, có nhiều chính sách ưu đãi.

Định hướng 2

- Kết hợp điểm yếu 1 với cơ hội 1: đẩy mạnh quá trình tích tụ ruộng đất, qui hoạch lại đất để chuyển đổi giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, qui mô lớn hơn,phát triển nông nghiệp hàng hóa. Tạo nhiều việc làm,Thu hút nguồn lao động cho sản xuất nông nghiệp. - Kết hợp điểm yếu 2 với cơ hội 2: Tìm hiểu nhu cầu sử dụng nông sản, phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phầm không chỉ trong nội tỉnh mà còn cả các khu vực khác.

- Kết hợp điểm yếu 5 với cơ hội 5: Đẩy mạnh công tác khuyến nông, hệ thống đài phát thanh, cung cấp kịp thời tri thức mới về khoa học, thực hiện có hiệu quả chính sách về thương mại và marketing nông sản.

Thách thức

-Giá nông sản thấp, không ổn định.

-Biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính đang gây ra nhiều tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp. -Ô nhiễm đồng ruộng, nguồn nước -Thu nhập thấp từ nông nghiệp, phương thức sản xuất còn thủ công, lượng nông sản hàng hoá trên thị trường chưa nhiều.

Định hướng 3

- Kết hợp điểm mạnh 1 với thách thức 1: chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng , thay dần các giống cũ năng suất thấp, chất lượng thấp như: lúa, ngô, rau… sang các giống mới có năng suất chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái và đáp ứng nhu cầu thị trường - Kết hợp điểm mạnh 3 với thách thức 3: Xây dựng các dự án quản lý môi trường một cách dài hạn, tuyên truyền và vận động người dân có ý thức bảo vệ môi trường.

Định hướng 4

Kết hợp điểm yếu 1 với thách thức 1: thực hiện qui hoạch lại đất, tổ chức lại sản xuất,

- Kết hợp điểm yếu 3 với thách thức 1: Tăng cưởng quản lý đối với thị trường vật tư đầu vào thiết yếu cho sản xuất NN để giảm chi phí đầu vào cho người nông dân, tăng hiệu quả sản xuất NN

- Điểm yếu 4 với thách thức 2: Xây dựng, cải tạo lại hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất NN.

4.2.2. Một số giải pháp xử lý tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

4.2.2.1. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng

a. Mục đích của giải pháp

Thúc đẩy chuyển đổi mục đích từ loại đất có hiệu quả kinh tế thấp sang loại đất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

b. Nội dung của giải pháp

- Thay dần các giống cũ có năng suất, chất lượng thấp bằng các giống mới có năng suất, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đưa công nghệ sinh học, giống mới, quy trình sản xuất mới, công nghệ mới vào việc bảo quản, chế biến nông sản... vào tăng trưởng của từng ngành, từng sản phẩm, từng lĩnh vực và từng vùng kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện sinh thái cụ thể. Khuyến khích mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ nông nghiệp như: trợ giúp kỹ thuật, cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ tài chính và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm... Xóa bỏ tình trạng độc quyền, hạn chế rủi ro thị trường bằng việc cải thiện điều kiện mua bán sản phẩm của người nông dân; củng cố hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác này để có thể nhanh chóng ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp; xúc tiến công tác đào tạo nông dân cả về kỹ thuật sản xuất và quản lý kinh doanh để giúp họ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt, Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ nông dân (trong khuôn khổ quy định của WTO), nhất là các chính sách về khuyến nông, đầu tư khoa học - kỹ thuật để nâng cao sản phẩm của khu vực nông nghiệp.

- Điều chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất để chuyển đổi đất trồng lúa bỏ hoang hiện nay sang trồng các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn; quy mô lớn hơn. Tập trung chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao như: khoai tây, cà chua, hành hoa. Đây là đối tượng đang cho hiệu quả kinh tế cao tại Thành phố Bắc Ninh.

Khi thực hiện giải pháp này cần lưu ý tới điều kiện chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác hoặc đất phi nông nghiệp cần tuân theo Điều 4 & điều 5 của Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

4.2.2.2. Cải tạo, nâng cấp hạ tầng tại các vùng sản xuất nông nghiệp

a. Mục đích của giải pháp

- Tạo ra hệ thống thủy lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới, từng bước thích ứng biến đổi khí hậu; cơ sở hạ tầng được cải thiện sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất hiện tại theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích trồng lúa.

- Đáp ứng nhu cầu dân sinh và sản xuất thực hiện theo lộ trình xây dựng nông thôn mới. Tạo ra sự phát triển đồng bộ và toàn diện cho nông nghiệp và nông thôn của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

b. Nội dung của giải pháp

- Phát triển hệ thống thủy lợi, kiên cố hoá kênh mương phục vụ tưới tiêu, đặc biệt là cho những vùng lúa đang bỏ hoang có hướng để chuyển đổi sang trồng lúa hữu cơ, hoặc trồng cây khác. Phát triển hệ thống thoát nước an toàn, bền vững, quản lý tài nguyên theo lưu vực sông, tái xử lý nước thải, nước mưa,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)