4.1.2.1. Diện tích ruộng bỏ hoang ở các hộ
nghiệp khác nhau như đất dụng cho trồng lúa, trồng rau màu và một số cây hàng năm khác. Trong đó, diện tích đất được chia cho trồng lúa của các hộ thuộc Nhóm hộ I (hộ thu có nhập chính từ nông nghiệp) bình quân là 13,1 sào, các hộ của Nhóm hộ II (hộ có thu nhập đồng đều cả từ nông nghiệp và phi nông nghiệp) là 10,3 sào, các hộ thuộc Nhóm hộ III (hộ có thu nhập chín từ phi nông nghiệp) là 9,6 sào.
Trong tổng diện tích đất được chia chủ yếu là diện tích đất trồng lúa, đồng thời có thể canh tác trồng rau màu và gieo trồng một số cây khác. Kết quả điều tra cho thấy, nhóm hộ I có diện tích bình quân trồng rau màu là 2,5 sào, chiếm 19,1% tổng diện tích. Nhóm hộ II có diện tích bình quân trồng rau màu là 2,1 sào, chiếm 20,4% tổng diện tích. Nhóm hộ III có diện tích bình quân trồng rau màu là 1,9 sào, chiếm 19,8% tổng diện tích. Đất ruộng của thành phố Bắc Ninh khá manh mún, được chia đều cho các hộ theo nguyên tắc có thửa tốt, thửa xấu, thửa xa, thửa gần. Bình quân mỗi hộ được chia 5-7 thửa. Trong đó, đất lúa của nhóm hộ I được chia 4 thửa, đất lúa của nhóm hộ II được chia 4 thửa, đất lúa của nhóm hộ III được chia 3 thửa.
Bảng 4.4. Diện tích đất ruộng được giao/hộ
Chỉ tiêu Nhóm hộ I Nhóm hộ II Nhóm hộ III DT (sào) CC (%) DT (sào) CC (%) DT (sào) CC (%)
I. Diện tích được chia (sào) 13,1 100 10,3 100 9,6 100
1. Lúa 9,4 71,7 7,3 70,9 6,9 71,9
2. Rau màu 2,5 19,1 2,1 20,4 1,9 19,8
3. Khác 1,2 9,2 0,9 8,7 0,8 8,3
II. Số thửa bình quân được chia (thửa.
7 100 6 100 5 100
1. Lúa 4 4 3
2. Rau màu 2 1 1
3. Khác 1 1 1
Nguồn: Số liệu điều tra (2018)
Mặc dù các nhóm hộ đều có đất nông nghiệp nhưng thực tế chỉ có nhóm hộ I và nhóm hộ II tham gia sản xuất, còn lại nhóm hộ III bỏ hoang hoàn toàn.
Diện tích đất ruộng bỏ hoang bình quân trên từng nhóm hộ có sự chênh lệch lớn do nhu cầu sử dụng đất của các nhóm hộ khác nhau. Đối với nhóm I, họ buộc
0.9 2.5 9.5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nhóm I Nhóm II Nhóm III
phải gắn với sản xuất nông nghiệp nên có nhu cầu cao hơn, song do điều kiện sản xuất của một số thửa ruộng khó khăn, hiệu quả thấp buộc họ phải bỏ hoang đất. Nhóm II, nguồn thu nhập chính của họ từ các hoạt động phi nông nghiệp, họ chỉ tranh thủ làm thêm nông nghiệp để tăng thu nhập; riêng nhóm III, những hộ thuộc nhóm này hoàn toàn không có nhu cầu sử dụng đất ruộng cũng như sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất ruộng bỏ hoang bình quân của từng nhóm hộ như sau: Nhóm hộ I bình quân một hộ bỏ 0,9 sào/hộ, nhóm hộ II là 2,5 sào hộ và nhóm hộ III là 9,5 sào/hộ, diện tích này chủ yếu tập trung vào đất lúa. Qua điều tra thực tế 90 hộ có diện tích đất ruộng bỏ hoang cho thấy diện tích thửa bị bỏ hoang bé nhất là 0,16 sào, diện tích thửa bị bỏ hoang lớn nhất là 2,3 sào (Đồ thị 4.1).
Đồ thị 4.1. Diện tích ruộng bị bỏ hoang trung bình một hộ (sào)
Nguồn: Số liệu điều tra (2018)
Với tâm lý giữ ruộng, coi là tài sản để dành phòng khi làm ăn kinh doanh thất thoát có đất để quy lại làm ruộng, có cơ hội để nhận tiền đền bù khi nhà nước thu hồi, cùng với đó nhà nước hiện nay không thu thuế sử dụng đất nông nghiệp nên mặc dù bỏ ruộng hoang nhưng người dân nhất định không trả lại cho UBND xã. Đất bỏ hoang thường là những mảnh đất có điều kiện canh tác khó khăn, lại nằm phân tán nên không thu hút được người thuê, nên dù có cho thuê giá rẻ cũng khó cho người khác thuê.
4.1.2.2. Thời gian gian bỏ ruộng hoang trong các hộ
hoang theo vụ và bỏ hoàn toàn. Bỏ hoang theo vụ thường là những diện tích đất trũng hoặc diện tích quá khó khăn trong việc tiêu thoát nước và cấp nước tưới. Đối với những diện tích này, hộ nông dân chỉ gieo trồng 1-2 vụ lúa vào mùa mưa để tận dụng nước tự nhiên, ngoài ra không gieo trồng một loại cây nào khác, thời gian bỏ ruộng ít nhất là 6 tháng, lâu nhất là 36 tháng (chủ yếu là thuộc nhóm hộ I và nhóm hộ II). Từ bảng 4.5.a, ta có tỷ lệ hộ bỏ hoang 6 tháng ở nhóm 1 là 26% nhóm II là 27%; tỷ lệ hộ bỏ hoang 12 tháng ở nhóm I là 48%, ở nhóm II là 46%; Tỷ lệ hộ bỏ hoang 36 tháng ở nhóm I là 20%, nhóm II là 18%, số còn lại bỏ hoang trên 36 tháng là rất thấp chỉ chiếm 6%-9%. Bỏ hoang hoàn toàn là hiện tượng hộ không tham gia trồng bất kỳ một loại cây nào, cũng như không có hộ nào cho thuê, đấu thầu, tình trạng này diễn ra tại nhóm hộ III với 100% các hộ điều tra bỏ hoang trên 36 tháng. Những ruộng xấu, điều kiện canh tác khó khăn, thường xuyên bị ngập úng khó tiêu thoát nước hay thuộc khu cao khó khăn cho việc bơm tát, hoặc những thửa ruộng quá nhỏ. Đối với những thửa ruộng này đầu tư vào canh tác thường thu được lợi nhuận không cao, mức độ rủi ro lớn, thậm chí bị lỗ vốn nên hộ nông dân chán nản, không mặn mà với những thửa ruộng như vậy và bỏ hoang, thời gian bỏ ruộng đối với những diện tích đất này tương đối dài, được tính là trên 2 năm, có những hộ đã bỏ khoảng 4-6 năm. Mặt khác, những hộ thuộc nhóm III, do phát triển sản xuất kinh doanh, thu nhập cũng như đời sống của họ cao nên không quan tâm đến đồng ruộng. Đối với họ, sản xuất nông nghiệp giờ đây không còn quan trọng nữa, nguồn thu nhập của họ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp đem lại nguồn thu nhập cao hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp. Họ chỉ giữ đất để chờ đợi có cơ hội để chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc nhà nước thu hồi đất để nhận tiền đền bù.
Bảng 4.5 Thời gian bỏ ruộng hoang ở các nhóm hộ
Đơn vị tính: %
STT Thời gian bỏ hoang Nhóm I Nhóm II Nhóm III
1 Bỏ hoang 1 vụ 26 27 0
2 Bỏ hoang 2 vụ 48 46 0
3 Bỏ hoang 3 vụ 20 18 0
4 Bỏ hoang trên 3 vụ 6 9 100
Tổng 100 100 100
Qua đó cho thấy, thời gian bỏ ruộng hoang ở các hộ là khác nhau, khác nhau giữa các hộ cũng như khác nhau giữa các mảnh trong cùng một hộ. Tuy nhiên, hầu hết thời gian bỏ hoang đất ruộng ở các hộ điều tra là dưới 6 năm, từ thời điểm TP Bắc Ninh đón nhận nhiều khu công nghiệp, dự án, chịu ảnh hưởng nặng nề của nguồn nước, chuột bọ và nhiệt độ quá cao, không thể canh tác.