Một số bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu tình trạng nông dân bỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 34)

ruộng trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh

- Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng sản lượng nông sản hàng hóa, chất lượng cao, quy mô lớn là mục tiêu hướng tới của ngành nông nghiệp, thực hiện cơ giới hóa đồng ruộng, nên buộc phải tập trung đất đai hoặc tích tụ ruộng đất. Ruộng đất manh mún gây trở ngại lớn cho cơ giới hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học trong sản xuất nông nghiệp, khó thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa, tăng chi phí sản xuất hiệu quả sử dụng đất thấp, khó tăng năng suất lao động nên dễ dẫn đến tình trạng nông dân bỏ ruộng.

- Việc giao khoán ruộng đất cho các hộ nông dân đã đem lại những thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới với nền sản xuất thủ công lạc hậu, song nó đã bộc lộ nhiều hạn chế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay. Phần lớn diện tích bỏ ruộng hoang là diện tích đất nông nghiệp được giao ổn định lâu dài cho hộ mà không thu tiền sử dụng đất.

nghiệp và công nghệ cao càng làm mất sức hấp dẫn của kinh doanh nông nghiệp đối với các doanh nghiệp. Nói cách khác, lợi thế đầu tư và phát triển nông nghiệp theo bề rộng và nhờ sự giải phóng tâm lý những ngày đầu được giao ruộng đã tới giới hạn, cần được thay bằng yêu cầu tích tụ tập trung ruộng đất và đầu tư phát triển theo bề sâu trong nông nghiệp.

- Bỏ hoang đất ruộng gây tâm lý bất ổn trong nông thôn đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực. Không nên chuyển đổi đất ruộng sang mục đích sử dụng phi nông nghiệp ở những khu vực sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao, đặc biệt là các vùng có đất đai màu mỡ, tưới tiêu thuận lợi và khí hậu cho phép phát triển nhiều loại cây trồng và cho năng suất cao.

- Cần nhận thức sâu sắc rằng hiệu quả sử dụng đất ruộng là kết quả của tất cả các hoạt động phối hợp giữa các đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất với các nhân tố tự nhiên, kinh tế và xã hội để từ đó xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này.

- Trong nền kinh tế thị trường, đất nông nghiệp đặc biệt là đất ruộng đang phải chịu sức ép về khả năng cạnh tranh với các mục đích sử dụng khác. Nền kinh tế phát triển càng nhanh thì nhu cầu chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp sang các loại đất phi nông nghiệp rất lớn. Ngoài ra, việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích ngày càng gia tăng khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nghiêm trọng. Nếu không có giải pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả thì ngay trong thời gian không lâu sẽ gây ra những hậu quả khó lường cả về xã hội lẫn kinh tế, nhất là vấn đề an ninh lương thực. Nền kinh tế sẽ phải đối mặt với tình trạng sản xuất lương thực bị giảm sút, giá lương thực, thực phẩm tăng cao, đất có khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm bị suy kiệt.

- Hệ sinh thái thay đổi có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các tài nguyên nông nghiệp, trong đó có đất đai. Do vậy, các hộ nông dân cần cố gắng đa dạng hóa việc sử dụng đất ruộng để thích ứng với sự thay đổi đó, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

- Khu vực làng nghề không chỉ tạo ra các sản phẩm cho xã hội mà còn tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động, cải thiện thu nhập cho người dân, nhất là khu vực nông thôn. Đẩy mạnh phát triển ngành nghề truyền thống khu vực nông thôn, tạo thêm nguồn thu nhập trong thời gian nhà rỗi, từ đó hạn chế tình trạng di cư lao động ra các thành phố lớn, tạo điều kiện cho lao động gắn bó

với đất. Nếu nguồn thu nhập chính của nông dân là phi nông nghiệp, thì họ có ít động cơ để sử dụng có hiệu quả đất ruộng.

- Có khá nhiều nhân tố tác động đến hiện tượng bỏ hoang đất ruộng, bao gồm cả nhân tố tự nhiên và xã hội, nhân tố chủ quan và khách quan (sự phát triển của các khu CN- CCN, hạ tầng phục vụ sản xuất, hiệu quả và nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, nguồn lao động trong nông nghiệp, chi phí sản xuất...). Để đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng bỏ hoang đất ruộng tại mỗi địa phương, cần nghiên cứu kỹ tác động của những nhân tố này.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Vi ̣ trı́ đi ̣a lý

Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Nam sông Cầu, phía Đông Bắc của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30km về phía Nam, cách thành phố Bắc Giang 20km về phía Bắc; với diện tı́ch đất tự nhiên là 8.260,7 km2, bằng 10,04% diê ̣n tı́ch đất tự nhiên của tı̉nh Bắc Ninh. Thành phố có 19 đơn vị hành chính gồm 16 phường và 3 xã, dân số năm 2017 là 213.616 người. Vị trí của thành phố được giới ha ̣n bởi: phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; phía Nam giáp Tiên Du, Quế Võ; phía Đông giáp Quế Võ; phía Tây giáp Tiên Du, Yên Phong (Hình 1).

Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Bắc Ninh

Các con sông lớn chảy qua địa phận thành phố (sông Thái Bình, sông Đuống nối ra sông Hồng, sông Ngũ Huyện Khê) và nhiều tuyến xe buýt, đường sắt là những tuyến đường quan trọng giúp luân chuyển hàng hoá đến các địa phương khác trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Nhờ vậy, sản xuất hàng hoá tiểu thủ công nghiệp của thành phố đã phát triển mạnh mẽ với nhiều làng nghề truyền

thống như bún Khắc Niệm, giấy Phong Khê… Về nông nghiệp có nhiều nông sản như khoai tây, rau – lúa VietGAP, rau – hoa cao cấp, hoa lan nuôi cấy mô.

Ngoài ra, Thành phố Bắc Ninh nằm liền kề với Sân bay Quốc tế Nội Bài. Từ trung tâm thành phố Bắc Ninh đến Sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 30 km được nối bằng QL18. Hệ thống đường nội bộ các khu đô thị mới, khu công nghiệp trên địa bàn toàn Thành phố được đồng bộ hiện đại thích ứng được với quá trình đô thị hóa nhanh của các địa phương , các tuyến này cũng được liên kết với nhau nhằm tạo lập hệ thống giao thông liên hoàn để việc vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn giảm áp lực giao thông cho các quốc lộ trên địa bàn.

Với vị trí địa lý cực kỳ thuận lợi, gần Hà Nội, nhiều tuyến đường cao tốc đi qua, nằm ngay trên các trục giao thông của hành lang kinh tế Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn - Hạ Long - Móng Cái - Thái Nguyên… đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Bắc Ninh trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ.

3.1.2. Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1. Đặc điểm địa hình

Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng. Địa hình của thành phố có thể được chia thành 2 vùng: địa hình đồng bằng và địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du. có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 – 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60 – 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, tiến đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m (Phòng Tài nguyên môi trường thành phố Bắc Ninh, 2016).

3.1.2.2. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn

Thành phố Bắc Ninh có hệ thống sông, kênh mương tương đối lớn, bao gồm hệ thống các sông chính và hệ thống sông ngòi, kênh mương ao hồ. Sông Cầu

là nguồn nước mặt chủ yếu của thành phố (bắt nguồn từ tỉnh miền núi Bắc Cạn), đoạn chảy qua thành phố dài đến 30km (chiếm khoảng 1/4 tổng chiều dài qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh), lòng sông mùa khô rộng (60 - 80m), mùa mưa rộng (100 - 120m). Số liệu đo mực nước tại Đáp Cầu: mực nước lớn nhất là 8,09m (năm 1971), lưu lượng tối đa 1780m3/s, mực nước nhỏ nhất - 0,17m (năm 1960), lưu lượng tối thiểu 4,3m3/s. Mực nước báo động cấp 1 là 3,8m; mực nước báo động cấp 3 là 5,8m. Cùng với đó là các sông như sông Ngũ Huyện Khê; sông Tào Khê và hệ thống sông ngoài, kên mương và các ao hồ đã góp phần điều tiết nước sản xuất nông nghiệp trên địa bàn (Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Bắc Ninh, 2017).

Thành phố Bắc Ninh nằm trong khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Do đặc điểm bởi khí hậu 4 mùa, nên việc bố trí hệ thống nông nghiệp khá phức tạp, tạo nên tính mùa vụ trong nông nghiệp khá rõ rệt. Trong các mùa này, khó bố trí sản xuất nông nghiệp nhất là vào mùa Đông. Mùa Đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; nhiệt độ thấp nhất và có rét đậm thường vào tháng 12 (dưới 10˚C.; Lượng mưa trung bình hàng năm tại Bắc Ninh khoảng 1500mm nhưng phân bổ không đều trong năm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Độ ẩm tương đối trung bình của Bắc Ninh khoảng 81%, độ chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72% đến 75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm; Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió trung bình vào tháng 1 khoảng 2,6m/s; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào, tốc độ trung bình vào tháng 7 khoảng 2,4m/s. (Đài khí tượng thủy văn Bắc Ninh, 2017).

3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.3.1. Đất đai

Năm 2017, tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là 8.260,7 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 2.813,9 ha, chiếm 34%. Diện tích đất phi nông nghiệplà 5.415 ha, chiếm 65,6% tổng diện tích tự nhiên. Đất đai thành phố Bắc Ninh được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Cầu, sông Đuống nên tính chất đất đai và địa hình, mang điển hình của đất phù sa. Chất đất phù sa

màu mỡ đã tạo điều kiện thuận lợi cho Bắc Ninh trong phát triển nông nghiệp (Chi cục Thống kê thành phố Bắc Ninh, 2017).

Số liệu Bảng 3.1. cho thấy, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sử dụng đất nhưng có xu hướng giảm xuống do hiệu quả kinh tế thu được thấp dẫn đến không kích thích được người dân mở rộng diện tích canh tác, phát triển các giống cây trồng mới, chính vì thế diện tích đất trồng các loại cây nông nghiệp cũng đang bị thu hẹp lại qua các năm, cụ thể: đất các loại cây nông nghiệp trên địa bàn TP Bắc Ninh đang có sự thu hẹp đáng kể qua các năm. Nếu như năm 2014 toàn TP có 3900,1 ha, thì đến năm 2017 chỉ còn 2813,9 ha, giảm 1086,2 ha so với năm 2014.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp thành phố Bắc Ninh

STT Loại đất

Diện tích theo năm (ha)

2014 2015 2016 2017

Tổng diện tích tự nhiên 8.303,1 8.260,6 8.260,6 8.260,7

1 Đất nông nghiệp 3.900,1 3.941,2 2.904,2 2.813,9

Đất trồng lúa 3.208,9 3.202,8 2.258,9 2.179,5

Đất trồng cây hàng năm khác 107,7 104,7 95,0

Đất trồng cây lâu năm 51,3 51,7 49,9 51,4

Đất rừng phòng hộ 208,7 220,0 195,2 192,1

Đất nuôi trồng thuỷ sản 351,4 357,8 294,3 294,6

Đất nông nghiệp khác 79,8 1,2 1,2 1,2

2 Đất phi nông nghiệp 4.403 4.180 5.324 5.415

3 Đất chưa sử dụng 139,4 32,4 31,9

Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường TP Bắc Ninh (2017)

Diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên. Diện tích tất cả các loại đất chưa sử dụng có chiều hướng giảm theo thời gian. Điều đó cho thấy thành phố đã chú trọng khai thác quỹ đất chưa sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội, từng bước khắc phục tình trạng lãng phí tài nguyên đất. Sự thay đổi diện tích và cơ cấu đất phi nông nghiệp gắn liền với sự thay đổi của dân cư và các ngành kinh tế trong thành phố. Năm 2014 diện tích đất phi nông nghiệp là 4.403 ha (chiếm khoảng 53% tổng diện tích đất tự nhiên), năm 2015 là 4.180 ha (chiếm khoảng 50.6% tổng diện tích đất tự nhiên), thì đến năm 2016 diện tích này tăng lên là 5.324 ha (chiếm khoảng 64,5% tổng diện tích đất tự nhiên), năm 2017 là 5.415 ha (chiếm khoảng 65,6% tổng diện tích đất tự nhiên).

3.1.3.2. Dân số - lao động

Tính đến năm 2017, thành phố Bắc Ninh có 213.616 người, mật độ dân số 2.584 người/km2, là một trong những địa phương có mật độ dân số cao trong cả nước (bình quân 271 người/km2); bình quân 3,7 người/hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2014 là 1,02 %, tỷ suất sinh 15% (Chi cục Thống kê TP Bắc Ninh, 2017).

Bảng 3.2. Dân số và lao động thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2013-2017

Chỉ tiêu Dân số và lao động theo năm

2013 2014 2015 2016 2017

1. Dân số (người) 178,1 181,7 186,0 190,6 196,3

2. Cơ cấu theo giới tính (%) 100 100 100 100 100

- Nam 48,7 49,3 49,2 49,5 49,1

- Nữ 51,3 50,7 50,7 50,4 50,8

3. Cơ cấu theo khu vực (%) 100 100 100 100 100

- Thành thị 71,8 71,9 85,6 85,7 86,6

- Nông thôn 28,2 28,1 14,1 14,3 13,4

4. Lao động đang làm việc (người) 50,9 54,3 64,4 80,3 99,4

5. Cơ cấu lao động (%) 100 100 100 100 100

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 0,9 0,8 0,6 0,5 0,2

- Công nghiệp – TTCN 77,7 78,9 79,8 78,0 76,7

- Dịch vụ 21,4 20,3 19,6 21,5 23,1

Nguồn: Chi cục Thống kê TP Bắc Ninh (2013-2017)

3.1.3.3. Tình hình kinh tế xã hội

Trong những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố tương đối cao; trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, ngành nông nghiệp và dịch vụ tỷ trọng thấp. Theo Báo cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội của UBND Thành phố (2018)- Phòng kinh kế Thành phố Bắc Ninh, tại thời điểm năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,2%; tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tới 98,7% GRDP, tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ còn 1,3%.

Hiện trên địa bàn thành phố đã hình thành nhiều hệ thống trung tâm thương mại như: Him Lam Plaza; Dabaco; Trần Anh; Media Mart; Điện máy Xanh... Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ hiện đại, đạt tiêu chuẩn cao như: Le Indochina; Mường Thanh; Phoenix… cùng nhiều chuỗi cửa hàng ẩm thực của

các tập đoàn, thương hiệu lớn trên thế giới (Lotteria, King BBQ, Jollibee...). Đặc biệt, thành phố đã có 21 chi nhánh cấp 1 và gần 70 điểm giao dịch của các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong, ngoài nước… Đồng thời, hình thành 02 khu công nghiệp tập trung và 5 cụm công nghiệp, làng nghề thu hút gần 2.000 doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả.

Đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng lên đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 6.000 USD/năm, gấp gần 2,5 lần so với bình quân cả nước; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,8% (theo chuẩn nghèo đa chiều). Các giá trị văn hóa truyền thống được thành phố được bảo tồn, gìn giữ và phát triển. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Thành phố Bắc Ninh phát triển vượt bậc. Giáo dục và đào tạo được quan tâm đầu tư đúng mức ở hầu hết các trường với cơ sở vật chất và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 34)