- Cán bộ lãnh đạo khoa còn thiếu Hiện nay khoa mới chỉ có 01 cán bộ
4. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường về quản lý hoạt động dạy học thực hành của giáo viên
3.2.6 Giải pháp 6: Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học thực hành nghề
thực hành nghề
3.2.6.1 Mục tiêu của giải pháp
Kiểm tra đánh giá có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục. Nếu kiểm tra đánh giá sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại to lơn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay. Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập.
3.2.6.2 Nội dung giải pháp
Kiểm tra - đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với HS , GV và đặc biệt là đối với CBQL.
Đối với HS: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời những thông tin giúp người học điều chỉnh hoạt động học, chỉ cho HS thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, còn thiếu sót nào cần bổ khuyết. Nó còn giúp HS có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho HS phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế. Kiểm tra đánh giá giúp cho HS có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn, cũng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phụ tính chủ quan tự mãn.
Đối với GV: Cung cấp cho GV những thông tin giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy.
Đối với CBQL giáo dục: Cung cấp cho CBQL giáo dục những thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
3.2.6.2 Cách thực hiện giải pháp
* Đối với GV:
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch năm học của GV, lấy kết quả làm thước đo chất lượng và hiệu quả công tác của từng GV. Công tác kiểm tra có thể tiến hành theo định kỳ hoặc đột xuất. Đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV, cần tập trung kiểm tra các nội dung sau:
- Kiểm tra tiến độ chương trình, việc thực hiện theo phân phối chương trình giảng dạy, kế hoạch năm học của nhà trường thông qua giáo án, lịch báo giảng và sổ đầu bài của các lớp.
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của người GV thông qua sơ chuyên môn của GV (giáo án, hồ sơ chủ nhiệm, sổ điểm…), chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ cho bài giảng. Dự giờ định kỳ và đột xuất.
- Kiểm tra công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của GV.
- Kế hoạch kiểm tra chuyên môn có thể được xây dựng theo định kỳ theo từng tháng, từng học kỳ hoặc năm học; cũng có thể được tiến hành đột xuất. Khi tiến hành kiểm tra cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp và hình thức tiến hành kiểm tra; đối tượng kiểm tra và thời gian kiểm tra để mọi người biết và thực hiện.
* Đối với HS:
Việc kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; ý thức, tinh thần, thái độ học tập của HS là rất quan trọng, nó có ý nghĩa to lớn đối với công tác đào tạo. Đối với HS, việc kiểm tra, đánh cung cấp kịp thời những “thông tin ngược”, giúp người học điều chỉnh hoạt động học. Kiểm tra, đánh
giá đúng khả năng của HS còn cung cấp cho GV những “thông tin ngược ngoài”, góp phần giúp cho GV điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp hơn, hiệu quả hơn.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, trước hết là đánh giá kết quả nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo; bảo đảm cho hoạt động học tập của HS và hoạt động giảng dạy của GV thu được kết quả phù hợp với mục đích, yêu cầu đào tạo. Chất lượng giảng dạy của GV được phản ánh trung thực qua kết quả học tập của HS, nó được thể hiện thông qua khâu thi, kiểm tra và cho điểm. Để làm tốt khâu này, cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
Xây dựng chuẩn kỹ năng nghề cho các cấp độ đào tạo. Để làm được điều này, khoa cần giao cho GV có năng lực xây dựng chuẩn kỹ năng nghề thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học, đồng thời tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, thợ bậc cao, những người sử dụng lao động. Sau khi đề tài được phê duyệt, cần điều chỉnh lại nội dung chương trình sao cho thống nhất và đồng bộ.
Xây dựng chuẩn kiểm tra đánh giá. Bộ chuẩn kiểm tra đánh giá là tập hợp các kỹ năng cơ bản nhất mà người học cần được trang bị để đáp ứng yêu cầu của cấp độ đào tạo. Ví dụ: trình độ trung cấp nghề sửa chữa ô tô thì phải đánh giá những kỹ năng gì, tối thiểu cần đạt bao nhiêu điểm? trình độ cao đẳng nghề cần phải được đánh giá qua bao nhiêu kỹ năng và số điểm tối thiểu cần đạt là bao nhiêu?
Để công tác kiểm tra đánh giá phát huy được hiệu quả, phản ánh đúng thực chất thì phải đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Thành lập bộ phận chuyên trách làm công tác kiểm tra đánh giá, sát hạch trình độ của người học. Bộ phận này hoạt động tách rời với hoạt động học tập và song song với quá trình đào tạo. Bộ phận kiểm tra đánh giá có nhiệm vụ chủ yếu là đánh giá trình độ kỹ năng nghề của HS ở các khâu kỹ
năng cần đạt được của các Modul nghề; đánh giá, sát hạch trình độ kỹ năng nghề của HS để cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề theo cấp độ đào tạo.
- Đổi mới phương pháp ra đề. Theo quy định của Bộ LĐTB&XH, trong các kỳ thi tốt nghiệp người học phải thi hai phần bắt buộc, đó là thi chính trị và thi kỹ năng nghề. Phần thi kỹ năng nghề lại được đánh giá bằng hai nội dung là phần kiến thức và phần thực hành. Đối với phần thi kỹ năng nghề cần phải công khai nội dung, yêu cầu một cách cụ thể để người học có kế hoạch học và ôn tập.Với môn thi chính trị cần ra đề tự luận, trong đó nổi bật hai nội dung là phần kiến thức và phần liên hệ thực tiễn. Phần kiểm tra kiến thức nên ra dưới dạng đề trắc nghiệm, như vậy vừa có thể kiểm tra kiến thức của HS một cách toàn diện, lại phù hợp với đặc điểm của HS học nghề bởi khả năng diễn đạt của HS học nghề thường tương đối kém. Phần kiểm tra kỹ năng nghề của HS cần phải thể hiện được yêu cầu tối thiểu cần đạt được từng cấp trình độ. Thời gian để hoàn thành các bài tập thực hành tối thiểu là 8 giờ, tối đa là 24 giờ.
3.2.6.4 Điều kiện thực hiện giải pháp
Đối với GV: Công tác kiểm tra phải được tiến hành một cách nghiêm túc, trung thực, công bằng và khách quan. Khi kiểm tra xong phải có rút kinh nghiệm, đánh giá. Khen thưởng kịp thời đối với những người thực hiện tốt; phê bình, nhắc nhở những người làm chưa tốt để họ kịp thời khắc phục, sửa chữa. Phải đảm bảo đúng phương châm kiểm tra để thúc đẩy sự đoàn kết nội bộ, thúc đẩy việc thực hiện quy chế chuyên môn ngày một tốt hơn.
Để công tác kiểm tra đánh giá có hiệu quả, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS cần phải được tiến hành một cách nghiêm túc, đúng quy chế. Các khâu ra đề thi, coi thi, chấm thi phải được tổ chức sao cho an toàn bí mật nhằm đánh giá được đúng chất lượng của HS, có như vậy kết quả của kiểm tra đánh giá mới trở thành cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt
động học và quản lý giáo dục. Từ đó mới tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng học tập của HS nói riêng, chất lượng đào tạo nói chung.