Giải pháp 1: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ năng dạy thực hành của giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt dộng thực hành nghề công nghệ ô tô cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường cao đẳng nghề hà giang (Trang 71 - 77)

- Cán bộ lãnh đạo khoa còn thiếu Hiện nay khoa mới chỉ có 01 cán bộ

4. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường về quản lý hoạt động dạy học thực hành của giáo viên

3.2.1 Giải pháp 1: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ năng dạy thực hành của giáo viên

năng dạy thực hành của giáo viên

3.2.1.1 Mục tiêu của giải pháp

Đối với CBQL: phấn đấu đến năm 2016, 100% đội ngũ CBQL của nhà trường, các trưởng, phó phòng các khoa sẽ thực sự là đội ngũ nòng cốt, có khả năng lãnh đạo, điều hành và hoàn thành tốt công việc được giao. Kiện toàn tổ chức khoa. Có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng để bổ nhiệm thêm 02 cán bộ GV có đầy đủ phẩm chất và năng lực vào vị trí phó khoa.

Đối với cán bộ GV: phấn đấu đến năm 2016 Nhà trường sẽ có 30 thạc sĩ là GV cơ hữu dạy nghề trình độ trung cấp và cao đẳng, chiếm 22,9% số GV cơ hữu. Đối với khoa cơ khí động lực, Phấn đấu đến năm 2016 có 30% GV nòng cốt có trình độ thạc sỹ. 100% GV của khoa đạt chuẩn, có trình độ đại học (không có GV trình độ cao đẳng). Tuyển thêm GV để phù hợp với quy mô của trường Cao đẳng.

Đội ngũ GV phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, có tay nghề giỏi, có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị và công nghệ mới, có nghiệp vụ sư phạm, có phương pháp giảng dạy tốt, phù hợp với HS học nghề. Ngoài ra, GV còn phải thông thạo tiếng Anh và công nghệ thông tin, có như vậy GV mới có thể chủ động khai thác kiến thức, cập nhật những tiến bộ mới trong lĩnh vực mình giảng dạy. Ngoài những yêu cầu chung đối với người GV dạy nghề, GV công tác tại trường Cao đẳng nghề Hà Giang cũng cần phải chú ý đến việc tìm hiểu tâm lý của HS dân tộc thiểu số. Có như vậy quá trình giáo dục mới gặt hái được những kết quả như ý muốn.

3.2.1.2 Nội dung của giải pháp

* Đối với CBQL:

Đối với CBQL của nhà trường, là những người có thâm niên công tác, có kinh nghiệm quản lý lâu năm nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý ngành giáo dục, ngoài những kỹ năng quản lý cơ bản cần phải bồi dưỡng cho những cán bộ này những nội dung trong quản lý giáo dục. Trong khuôn khổ biện pháp với mục tiêu nâng cao kết quả học thực hành nghề, người quản lý cần thực sự am hiểu công việc của một người GV như hồ sơ giáo án của GV, các bước lên lớp, phương pháp giảng dạy... cấu trúc của một buổi thực hành, quy trình thực hiện của một buổi thực hành, yêu cầu của một buổi dạy thực hành, phương pháp dạy thực hành...

Đối với CBQL khoa, là những người đã có kinh nghiệm về chuyên môn thì trước hết cần phải bồi dưỡng cho họ các kỹ năng quản lý cơ bản như kỹ năng triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch chung của nhà trường, kỹ năng lập kế hoạch và điều hành thực hiện các nhiệm vụ, kỹ năng tổ chức thực hiện, kỹ năng kiểm tra đánh giá các kết quả thực hiện công việc...

* Đối với GV: xuất phát từ đặc điểm công việc yêu cầu người GV phải có kiến thức tốt, có phương pháp dạy học tốt, có kỹ năng nghề vững vàng, hàng năm cần tập trung làm tốt các công việc sau đây:

Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn: Công nghệ ô tô là một ngành khoa học kỹ thuật có sự phát triển nhanh, mạnh. Do đó, là một GV giảng dạy công nghệ ô tô nếu không thường xuyên cập nhật những thông tin và kiến thức mới sẽ mau chóng bị tụt hậu và không đáp ứng được yêu cầu công việc. Việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho GV cần được thực hiện song song từ hai phía. Đối với nhà trường, cần phải thường xuyên cử cán bộ GV tham dự các buổi tập huấn, các hội thảo về công nghệ ô tô ở trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, người GV cũng cần phải có ý thức tự cập nhật kiến thức mới thông qua mạng internet, thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học và các sách báo, tạp trí chuyên ngành... Có như vậy người GV mới không bị tụt hậu và có được một kiến thức chuyên môn vững vàng, được bồi đắp từng ngày.

Bồi dưỡng kỹ năng nghề: Đối với GV trường Cao đẳng Nghề, yêu cầu đầu tiên là phải có kỹ năng nghề. Đối với GV dạy lý thuyết, mặc dù đã tốt nghiệp đại học và có bằng kỹ sư vẫn cần phải được bồi dưỡng để có thể đạt tay nghề có trình độ tương đương trình độ trung cấp nghề. Đối với GV dạy thực hành, kỹ năng nghề tối thiểu phải đạt được trình độ cao đẳng. Muốn vậy, trước hết cần phải rà soát và kiểm tra kỹ năng nghề của toàn thể đội ngũ cán bộ GV trong khoa. Cần phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng nghề cho những GV trẻ mới ra trường. Ngoài những kỹ năng nghề cơ bản, người GV còn cần được thường xuyên tập huấn về công nghệ và thiết bị mới để đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.

Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm: Xuất phát từ đặc điểm của trường dạy nghề, không phải bất cứ GV nào được tuyển dụng cũng được đào tạo từ các trường sư phạm kỹ thuật. Có một số lượng tương đối lớn GV của khoa và

của trường là các kỹ sư được đào tạo từ các trường đại học kỹ thuật. Những GV này có trình độ chuyên môn tương đối vững vàng nhưng trong giảng dạy đôi khi còn gặp nhiều lúng túng khi sử lý các tình huống sư phạm. Đối với những GV này phương pháp giảng dạy cũng là một trong những khó khăn lớn. Vì vậy, hàng năm nhà trường cần tiến hành rà soát và lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho những GV này. Bên cạnh đó cần bồi dưỡng, tập huấn cho GV theo các chuyên đề cụ thể như kỹ năng chuẩn bị hồ sơ giáo án, các phương pháp dạy học mới, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả của người học thông qua việc ra đề thi, kiểm tra; việc chấm, chữa bài; đánh giá kết quả thực hành của HS. Bên cạnh những việc làm mang tính chất định kỳ, theo kế hoạch đó, lãnh đạo khoa còn cần thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm giúp cho GV trong khoa có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, kịp thời rút kinh nghiệm những gì chưa làm được.

Đào tạo tin học, ngoại ngữ cho tất cả các CBQL và đội ngũ cán bộ GV trong nhà trường. Với thời đại khoa học công nghệ và thông tin phát triển như vũ bão như hiện nay, tin học và ngoại ngữ là hai công cụ không thể thiếu với bất cứ ai, hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào. Đối với GV trường Cao đẳng Nghề, đây chính là hai công cụ phục vụ đắc lực cho công việc giảng dạy và khai thác thông tin, phục vụ cho giảng dạy và nâng cao kiến thức cho GV. Về tin học, trước hết là với mục tiêu sử dụng tin học ứng dụng trong giảng dạy, GV phải sử dụng thành thạo các chương trình tin học văn phòng như Word, Excell; sử dụng thành thạo phần mềm Autocad, phần mềm trình chiếu Power point, các phần mềm chuyên dụng trong giảng dạy kỹ thuật cơ khí như Electronic Workbelch, Mindmap… Về ngoại ngữ, với mục tiêu GV có thể dùng như một phương tiện để khai thác mạng, đồng thời GV có thể giao tiếp được với người nước ngoài, nhà trường trước tiên xác định GV trong trường trước hết phải nắm vững được Tiếng Anh với trình độ từ B

trở lên. Ngoài ra, với đặc thù của tỉnh Hà Giang, là một tỉnh biên giới có cửa khẩu chung với Trung Quốc, lại có 02 nhà máy lắp ráp ô tô của Trung Quốc – nơi mà hàng năm nhà trường vẫn liên kết cho học sinh thực tập và làm việc sau khi ra trường thì việc học thêm Tiếng Trung Quốc là một việc làm cần thiết. Để nâng cao trình độ tin học ngoại ngữ cho GV, nhà trường có thể sử dụng ngay đội ngũ GV của khoa tin học, ngoại ngữ của nhà trường trong việc giảng dạy và nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho GV của khoa và của trường.

3.2.1.3 Cách thực hiện giải pháp

* Lập kế hoạch

Yếu tố đầu tiên quyết định hiệu quả công việc chính là một bản kế hoạch tốt, bao gồm các yếu tố chính xác, khoa học, cụ thể. Công tác lập kế hoạch phải định hướng được công việc cần làm, người thực hiện, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành, kinh phí… Phòng tổng hợp hành chính, bộ phận tổ chức cán bộ với chức năng tham mưu lập bản kế hoạch định hướng về con người cụ thể, thời gian thực hiện, kinh phí đào tạo, phương pháp thực hiện. Bản kế hoạch cần chi tiết, cụ thể cho theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên sau khi được nâng cấp lên trường Cao đẳng là từ nay cho tới năm 2015.

Kế hoạch đào tạo CBQL và GV: Nội dung cần làm đó là đào tạo kỹ năng quản lý, trình độ lý luận – chính trị…cho CBQL; đào tạo trình độ thạc sỹ, trình độ đại học, đào tạo kỹ năng nghề trình độ trung cấp nghề cho GV dạy lý thuyết, đào tạo kỹ năng nghề trình độ cao đẳng nghề cho GV dạy thực hành, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và lấy chứng chỉ sư phạm dạy nghề cho những GV là những kĩ sư tốt nghiệp từ các trường đại học kỹ thuật.

Kế hoạch bồi dưỡng CBQL: Nội dung bồi dưỡng CBQL bao gồm 3 mặt: trình độ lý luận – chính trị, kỹ năng quản lý, những kiến thức chuyên

môn cơ bản về lĩnh vực quản lý (bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về các quy định quản lý, các văn bản pháp luật trong công tác dạy học).

Kế hoạch bồi dưỡng GV: Nội dung bồi dưỡng bao gồm bồi dưỡng kiến thức mới, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng trình độ tin học, ngoại ngữ…

Các bản kế hoạch trên cần phải được thảo luận, bàn bạc thông qua hội đồng của nhà trường, sau khi thống nhất trình Hiệu trưởng ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch để tổ chức thực hiện.

* Tổ chức thực hiện:

Thực hiện kế hoạch đào tạo trình độ đại học cho GV và thạc sỹ cho đội ngũ GV nòng cốt.

Để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn GV về công nghệ mới, về kiến thức mới, bồi dưỡng tập huấn thiết bị, nghiệp vụ sư phạm, trình độ tin học ngoại ngữ... nhà trường cần phải thường xuyên tổ chức hội giảng tại trường và tham gia Hội giảng toàn quốc, đồng thời đã tổ chức cho cán bộ, GV đi tham quan, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và quản lý đào tạo tại các trường như: Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TWI Hưng Yên, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định các Trường cao đẳng nghề ở Hà Nội, Bắc Ninh; các nhà máy trong tỉnh.

Phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chứng chỉ sư phạm dạy nghề cho 100% đội ngũ GV giảng dạy trung cấp, tạo điều kiện cho nhiều GV của Trường được đi thi và học cao học để tạo đội ngũ GV nòng cốt.

Đối với việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho GV, nhà trường có thể kết hợp sử dụng đội ngũ GV của khoa tin học và ngoại ngữ trong nhà trường. Việc kết hợp này vừa tiết kiệm được thời gian, kinh

phí, vừa đạt hiệu quả cao. Những lớp học này có thể được tổ chức thường xuyên, vào các ngày nghỉ trong tuần hoặc trong kỳ nghỉ hè.

3.2.1.4 Điều kiện thực hiện

Để hoàn thành kế hoạch đào tạo 30% GV có trình độ thạc sỹ và phổ cập trình độ đại học cho GV thực hành khoa cần tham mưu cho nhà trường làm công tác quy hoạch, phân công số người đi ôn tập và dự thi theo từng năm để không làm ảnh hưởng đến kế hoạch chung của nhà trường, đồng thời chủ động trong việc bố trí, xắp xếp người thay thế trong giảng dạy và công tác tại khoa. Bên cạnh đó cần phải có chính sách hỗ trợ về kinh tế để GV được cử đi học được yên tâm, giảm bớt những khó khăn trong quá trình học tập.

Việc thực hiện đào tạo kỹ năng nghề cho GV thực hành cần bố trí sao cho không làm ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo chung của khoa và của nhà trường (Thời gian thích hợp nhất là vào kì nghỉ hè hoặc cuối tuần). Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cần nghiêm túc, mời các GV có tay nghề cao tới hướng dẫn. Khi kết thúc khóa học cần phải tổ chức kiểm tra đánh giá thực chất quá trình đào tạo.

Để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng CBQL, phòng Tổ chức hành chính cần phải xây dựng được nội dung cần bồi dưỡng, liên hệ địa điểm cùng thời gian thời gian thích hợp để tổ chức bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt dộng thực hành nghề công nghệ ô tô cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường cao đẳng nghề hà giang (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w