Khái quát về quá trình hình thành và phát triển Trường Cao đẳng nghề Hà Giang

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt dộng thực hành nghề công nghệ ô tô cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường cao đẳng nghề hà giang (Trang 40 - 42)

- Quản lý nội dung, kế hoạch giảng dạy, học tập thực hành

2.2 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển Trường Cao đẳng nghề Hà Giang

nghề Hà Giang

Trường Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang tiền thân là Trung tâm xúc tiến việc làm tỉnh Hà Giang được thành lập tháng 12 năm 1992. Ngày 06 tháng 04 năm 2000 trung tâm được nâng cấp thành Trường Dạy nghề tỉnh Hà Giang theo quyết định số 595/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang. Năm 2006, trường tiếp tục được UBND tỉnh nâng cấp thành trường Trung cấp Nghề tỉnh Hà Giang tại quyết định số 3043/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2006. Sau khi được nâng cấp Trường đã không ngừng cố gắng thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ mới và tập trung xây dựng trường ngày càng phát triển.

Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động cho tỉnh và yêu cầu phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề toàn tỉnh phục vụ cho nhu cầu phát triển KT - XH của tỉnh Hà Giang, ngày 26 tháng 10 năm 2011 Bộ LĐTB&XH đã ban hành Quyết định thành lập Trường Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang trên cơ sở nâng cấp từ Trường Trung cấp nghề tỉnh Hà Giang.

Qua 19 năm xây dựng và trưởng thành, trường đã có trên 15 năm đào tạo trình độ công nhân kỹ thuật và 4 năm đào tạo trình độ trung cấp nghề. Đến nay đã đào tạo được trên 11.000 công nhân kỹ thuật các cấp trình độ phục vụ cho các nghành kinh tế của tỉnh, đó là: Nông nghiệp, điện, công nghệ ô tô, công nghệ thông tin và giao thông vận tải.

Trường Cao đẳng nghề Hà Giang đã xác định một số định hướng phát triển trường như sau:

* Mục tiêu chung:

Đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề. Theo đúng các quy định của nhà nước về đào tạo nghề, nhằm tạo ra nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao; có đạo đức, sức khoẻ tốt; có kỷ luật đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế của tỉnh Hà Giang và các tỉnh miền núi phía Bắc nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KT - XH của Tỉnh và khu vực.

Góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 45% vào năm 2015 theo nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.

Xây dựng Trường Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang thành một trung tâm đào tạo chất lượng cao của Tỉnh, hướng đến trong tương lai trở thành Trường Cao đẳng nghề có chất lượng đào tạo tương đương các nước phát triển trong khu vực, góp phần đáp ứng mọi yêu cầu về trình độ lao động của tỉnh Hà Giang, khu vực miền núi phía Bắc và của đất nước.

Giai đoạn 2012 - 2013 Nhà trường tiến hành đào tạo cả 3 trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề, trong đó, đào tạo Cao đẳng nghề đối với 4 mã nghề gồm: Nghề Kỹ thuật xây dựng, Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Công nghệ ô tô; nghề Kế toán doanh nghiệp.

Giai đoạn 2013 trở đi sẽ nâng số nghề đào tạo trình độ cao đẳng lên thành 7 mã nghề (thêm 03 mã nghề gồm: Nghề Vận hành nhà máy thuỷ điện, nghề Công nghệ thông tin, Gia công và thiết kế sản phẩm mộc). Duy trì đào tạo trình độ trung cấp nghề đối với các nghề Điện dân dụng, Điện tử dân dụng, thú y, trồng cây lương thực thực phẩm, May và thiết kế thời trang; Gia công và thiết kế sản phẩm mộc, Chăn nuôi gia súc, gia cầm, công nghệ ô tô, Vận hành nhà máy thuỷ điện, Lái xe ô tô.

Đạt quy mô đào tạo 3.468 học sinh vào năm 2016, trong đó hệ Cao đẳng là 1.950 học sinh, tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trình độ cao cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn và một số định hướng phát triển của Trường Cao đẳng nghề Hà Giang, chúng tôi đề ra một số giải pháp quản lý hoạt động thực hành nghề công nghệ ô tô cho học sinh dân tộc thiểu số dưới đây.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt dộng thực hành nghề công nghệ ô tô cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường cao đẳng nghề hà giang (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w