Nguồn nhân lực kỹ thuật của tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt dộng thực hành nghề công nghệ ô tô cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường cao đẳng nghề hà giang (Trang 39 - 40)

- Quản lý nội dung, kế hoạch giảng dạy, học tập thực hành

2.1.2 Nguồn nhân lực kỹ thuật của tỉnh Hà Giang

Dân số toàn tỉnh Hà Giang tại thời điểm 31/12/2010 là 743.411 người, trong đó khu vực nông thôn chiếm 85,65% tổng dân số, số người trong độ tuổi lao động là 354.722 người (47,7%), tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt 30,5%; trong đó lao động qua đào tạo nghề từ trình độ sơ cấp nghề trở lên mới đạt 23%. Như vậy số lao động chưa qua đào tạo nghề còn rất lớn. Theo số liệu năm 2010, còn 246.532 người. (Nguồn số liệu: Cục thống kê tỉnh Hà Giang)

Qua điều tra lao động – việc làm năm 2010, tỷ lệ lao động không có việc làm ở khu vực thành thị chiếm 3,91%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn chiếm 85%; tỷ lệ lao động qua đào tạo là 30,5%, trong đó qua đào tạo nghề là 23%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo , đặc biệt là tỷ lệ qua đào tạo nghề của tỉnh còn thấp so với toàn quốc. Để nâng số lao động được đào tạo lên 45% vào năm 2015, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm 36% đòi hỏi công tác đào tạo nghề phải có những chuyển biến cơ bản cả về nhận thức, tổ chức và phương hướng thực hiện. (Nguồn số liệu: Sở LĐTB&XH).

Cơ cấu lao động giữa lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp với lao động có trình độ nghề của tỉnh còn bất hợp lý. Hiện nay thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật nghề, đặc biệt là công nhân có trình độ cao đẳng nghề. Lao động của tỉnh chủ yếu là làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp; xây dựng và dịch vụ còn chiếm tỷ trọng thấp. Số lao động thiếu việc làm và không có việc làm ở khu vực thành thị chủ yếu gồm những lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, là lao động

phổ thông đơn thuần. Số lao động này chiếm tỷ lệ từ 40% đến 60% trong tổng số lao động thiếu việc làm và không có việc làm.

Trong những năm gần đây, bằng những chính sách khuyến khích kêu gọi đầu tư của tỉnh, các khu công nghiệp tập trung được hình thành và phát triển mạnh, có nhu cầu sử dụng và đào tạo lao động rất lớn. Hiện tại toàn tỉnh có 1.102 doanh nghiệp, 639 hợp tác xã đang sử dụng trên 39.000 lao động (Nguồn số liệu: Sở LĐTB&XH). Theo lộ trình phát triển công nghiệp 2010 – 2015, lĩnh vực này cần sử dụng 10.650 lao động; từ 2015 – 2020 cần bổ sung thêm 5.500 lao động. Cùng với sự phát triển sản xuất, ước tính mỗi năm cần bổ sung, thay thế trên 8.000 lao động kỹ thuật, đặc biệt là lao động có kỹ thuật cao. (Nguồn số liệu: Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2011 – 2020). Đồng thời, hàng năm có khoảng 14.000 người bổ sung vào lực lượng lao động của tỉnh, trong đó cần đào tạo nghề cho khoảng 60 – 70% số lao động đó ở các cấp trình độ. Do đó, trong những năm tới công tác đào tạo nghề của tỉnh Hà Giang phải được hết sức quan tâm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt dộng thực hành nghề công nghệ ô tô cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường cao đẳng nghề hà giang (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w