- Cán bộ lãnh đạo khoa còn thiếu Hiện nay khoa mới chỉ có 01 cán bộ
4. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường về quản lý hoạt động dạy học thực hành của giáo viên
KẾT LUẬN CHƯƠNG
Ở chương 2 này, chúng tôi đã nêu và giải quyết các vấn đề sau:
Nêu khái quát về Trường Cao đẳng nghề Hà Giang, quá trình hình thành, xây dựng, phát triển và trưởng thành của nhà trường để làm cơ sở nghiên cứu và áp dụng luận văn.
Bằng các phương pháp cơ bản như: phân tích tổng hợp tài liệu, nghị quyết, văn bản luật pháp liên quan đến các vấn đề nghiên cứu; phỏng vấn chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, GV trực tiếp tham gia giảng dạy tại khoa, tại trường, các CBQL của các doanh nghiệp, xí nghiệp, nhà máy…có sử dụng lao động là các sinh viên tốt nghiệp từ khoa cơ khí động lực của nhà trường, HS đã tốt nghiệp và đi làm…chúng tôi nhận thấy: Thực trạng dạy thực hành nghề công nghệ ô tô tại trường Cao đẳng nghề Hà Giang còn gặp rất nhiều khó khăn và còn nhiều bất cập về nhiều mặt như: thiết kế chương trình, chất lượng đội ngũ GV, phương pháp, tổ chức dạy học, cơ sở vật chất kỹ thuật… Bên cạnh những khó khăn đó, nhà trường còn có một khó khăn mang tính chất đặc thù, đó là đại đa số HS của trường là người dân tộc thiểu số với những đặc điểm riêng biệt về thể chất, tâm lý, trình độ…Đối với công tác dạy nghề, có thể nói điều này khiến cho những
khó khăn càng khó khắc phục hơn. Chính thực trạng đó đòi hỏi gay gắt hoạt động quản lý dạy học thực hành nghề nói chung và dạy học thực hành nghề công nghệ ô tô nói riêng phải được đổi mới. Có như vậy chất lượng dạy nghề mới được nâng lên.
Chương III
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ CÔNG NGHỆ Ô TÔ CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ GIANG