Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt dộng thực hành nghề công nghệ ô tô cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường cao đẳng nghề hà giang (Trang 31 - 33)

- Quản lý nội dung, kế hoạch giảng dạy, học tập thực hành

1.5.1 Yếu tố khách quan

1.5.1.1 Cơ chế chính sách của nhà nước

Cơ chế chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý hoạt động dạy học thực hành công nghệ ô tô cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo, thể hiện:

- Khuyến khích hay hạn chế cạnh tranh nâng cao chất lượng, tạo ra môi trường bình đẳng cho các ngành nghề đào tạo cùng phát triển .

- Khuyến khích hay hạn chế huy động các nguồn lực để cải tiến nâng cao chất lượng.

- Khuyến khích hay hạn chế nhà trường mở rộng liên kết hợp tác quốc tế.

- Các chính sách về đầu tư, về tài chính đối với nhà trường nói chung và đối với nghề công nghệ ô tô nói riêng.

- Có hay không các chuẩn về chất lượng đào tạo. Có hay không hệ thống đánh giá kiểm định chất lượng đào tạo, quy định về quản lý chất lượng đào tạo nghề công nghệ ô tô.

- Các chính sách về lao động, việc làm và tiền lương của lao động sau khi học nghề. Chính sách đối với GV dạy nghề, đối với HS học nghề.

- Các quy định trách nhiệm và mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo với người sử dụng lao động, quan hệ giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất.

Tóm lại, cơ chế chính sách của nhà nước tác động đến tất cả các khâu của quản lý hoạt động dạy học thực hành công nghệ ô tô, từ đầu vào đến quá trình tổ chức đào tạo cho tới đầu ra của nghề.

1.5.1.2 Môi trường

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tác động đến tất cả các mặt của đời sống xã hội của đất nước, trong đó có hoạt động đào tạo nghề. Nó đòi hỏi chất lượng đào tạo nghề nói chung và chất lượng của ngành công nghệ ô tô nói riêng phải được nâng lên để sản phẩm tạo ra phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường, của khu vực và của thế giới. Đồng thời nó cũng tạo cơ hội cho nghề công nghệ ô tô nhanh chóng tiếp cận được với trình độ tiên tiến của thế giới.

- Phát triển khoa học, công nghệ yêu cầu người lao động phải thường xuyên học tập và nắm bắt kịp thời để làm chủ công nghệ mới, đòi hỏi các cơ sở đào tạo cũng phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu học tập. Khoa học công nghệ, trong đó có khoa học công nghệ về GD - ĐT phát triển tạo điều kiện để đổi mới phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.

- KT – XH phát triển làm cho nhận thức của xã hội và công chúng về việc dạy nghề, học nghề nói chung và nghề công nghệ ô tô nói riêng thay đổi cũng phần nào có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nghề công nghệ ô

tô. Nguồn lực đầu tư cho nghề cũng được nâng lên, góp phần tích cực trong việc nâng cao là điều kiện vật chất cho việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Thị trường lao động phát triển cũng là điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động sau khi ra trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt dộng thực hành nghề công nghệ ô tô cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường cao đẳng nghề hà giang (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w