Sự cần thiết phải quản lý hoạt động dạy học thực hành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt dộng thực hành nghề công nghệ ô tô cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường cao đẳng nghề hà giang (Trang 28 - 29)

- Quản lý nội dung, kế hoạch giảng dạy, học tập thực hành

1.4.1Sự cần thiết phải quản lý hoạt động dạy học thực hành

Yêu cầu của công tác quản lý hoạt động học thực hành của HS ở Trường Cao đẳng nghề là làm cho HS hăng hái, tích cực trong lao động, học tập, phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.

Hiện nay một số HS cũng như một số gia đình học sinh quá thiên về vấn đề bằng cấp, thậm trí còn không quan đến năng lực thực tế của con em mình và bỏ qua mục tiêu học để biết, học để làm nên không có mục tiêu học tập rõ ràng, dẫn đến hiện tượng học lệch, học tủ, không coi trọng những giờ thực hành và rèn luyện kỹ nắng kỹ xảo của nghề mình được học. Mục tiêu

chủ yếu của những HS và phụ huynh này chỉ là vấn đề có một tấm bằng. Chính vì việc học thực hành, việc rèn luyện kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp không được coi trọng cho nên đã dẫn đến một hệ quả là rất nhiều HS sau khi ra trường có kỹ năng nghề không tốt. Hầu hết HS sau khi ra trường đều không đáp ứng ngay được công việc và các nhà tuyển dụng phải đào tạo lại. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, đặc biệt là dạy học thực hành, công tác quản lý là rất quan trọng. Công tác quản lý đào tạo nghề giúp cho hoạt động dạy học thực hành nghề được tiến hành theo đúng kế hoạch, có chất lượng và đạt được mục tiêu đã đề ra. Giúp cho HS có được kỹ năng, kỹ xảo trong nghề nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của công việc sau khi tốt nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt dộng thực hành nghề công nghệ ô tô cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường cao đẳng nghề hà giang (Trang 28 - 29)