Giải pháp 3: Tăng cường quản lý hoạt động học thực hành của học sinh dân tộc thiểu số thông qua việc đa dạng hóa các bài học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt dộng thực hành nghề công nghệ ô tô cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường cao đẳng nghề hà giang (Trang 84 - 87)

- Cán bộ lãnh đạo khoa còn thiếu Hiện nay khoa mới chỉ có 01 cán bộ

4. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường về quản lý hoạt động dạy học thực hành của giáo viên

3.2.3 Giải pháp 3: Tăng cường quản lý hoạt động học thực hành của học sinh dân tộc thiểu số thông qua việc đa dạng hóa các bài học

của học sinh dân tộc thiểu số thông qua việc đa dạng hóa các bài học thực hành

3.2.3.1 Mục tiêu của giải pháp

Làm cho hoạt động học của HS từ bị động, thiếu tích cực chuyển sang chủ động, tích cực. Khơi dậy niềm say mê, hứng thú học tập cho HS, từ đó nâng cao kết quả học tập, đặc biệt là kết quả rèn luyện tay nghề.

Tạo nề nếp, kỷ cương trong học tập. Gắn việc thực hành tay nghề với việc tạo ra sản phẩm nhằm tăng thêm thu nhập cho GV và HS, đồng thời góp phần giảm chi phí thực tập.

3.2.3.2 Nội dung của giải pháp

Bên cạnh các quy định về công tác quản lý HS học nghề do Bộ LĐTB&XH ban hành, nhà trường cần xây dựng và ban hành quy chế quản sinh sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, trong đó chú trọng các nội dung chính: nội quy học tập khi học lý thuyết, nội quy học tập khi thực tập, thực hành; đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS, các

hình thức khen thưởng và kỷ luật… Chỉ khi quy chế quản lý HS được ban hành một cách đầy đủ, chi tiết thì việc quản lý học tập của HS mới được sát sao, đồng bộ và hiệu quả.

Cần tổ chức thực tập, rèn luyện tay nghề cho HS bằng nhiều hình thức khác nhau. Thực tế cho thấy, hệ thống các bài tập rèn luyện tay nghề chưa đồng bộ. Mức thu học phí thấp chính là một nguyên nhân. HS của trường có tới 80% thuộc diện chính sách (HS là người dân tộc thiểu số ở các xã vùng III, HS nội trú là người dân tộc, hộ nghèo...) được hưởng trợ cấp, miễn giảm học phí nên phần thu của Trường dành cho đầu tư rất khó khăn. Mức thu học phí thấp dẫn đến chi phí cho HS thực tập hết sức hạn hẹp, thậm trí khi HS đi thực tập rèn luyện tay nghề không có việc để làm do không có kinh phí mua vật tư nhiên liệu, do đó, tăng thêm nguồn thu, tiết kiệm chi phí, tổ chức thực tập sao cho HS có điều kiện tốt nhất để rèn luyện tay nghề chính là vấn đề được đặt ra một cách cấp thiết.

Cần tổ chức xây dựng đề tài khoa học cấp trường có nội dung tập trung vào các giải pháp để nâng cao chất lượng thực hành nghề. Các đề tài bao gồm nội dung thiết kế các bài thực tập cơ bản với mục đích hình thành kỹ năng cơ bản cho từng môn học. Bài thực tập cơ bản phải phù hợp với chương trình đào tạo, phù hợp với thiết bị đào tạo, được xây dựng trên cơ sở tận thu bán sản phẩm.

Xây dựng đề án mở xưởng sửa chữa. Nếu đề án thành hiện thực, không những có thể tạo thêm thu nhập cho trường, cho khoa nói chung; cho HS và GV nói riêng mà còn tạo rất nhiều cơ hội thực hành cho HS. Giúp HS có điều kiện tiếp xúc với thực tế công việc, trên cơ sở đó tạo nên hứng thú học tập, lòng yêu nghề đối với HS.

Một trong những biện pháp quan trọng khác trong việc nâng cao kỹ năng thực hành nghề cho HS là đưa người học đi thực tập tại một số nhà máy,

xí nghiệp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Giang ngoài 2 nhà máy lắp ráp ô tô là nhà máy lắp ráp ô tô Trường Thanh và nhà máy lắp ráp ô tô Trường Hải còn có khoảng trên dưới 30 xưởng sửa chữa ô tô và máy công trình của tư nhân. Đây chính là một điểm thuận lợi trong việc nâng cao tay nghề của HS nếu biết tận dụng. Nếu liên hệ cho HS thực tập tại các nhà máy và xưởng sửa chữa này sẽ giúp cho HS làm quen được với môi trường sản xuất, làm quen với thiết bị, công nghệ mới, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.

Tổ chức hội thi tay nghề hàng năm và cử HS đi dự thi tay nghề cấp trung ương và khu vực nếu có thể. Việc dự thi tay nghề hàng năm cho người học có nhiều tác dụng, đó là kiểm tra kết quả học tập của HS và kiểm tra kết quả giảng dạy của GV. Trong quá trình chuẩn bị cho hội thi, người học sẽ được lựa chọn, tập huấn... tạo ra không khí sôi nổi, thúc đẩy phong trào học tập. Những kinh nghiệm rút ra sau cuộc thi cũng là những bài học quý báu đối với cả GV và HS.

3.3.3.4 Cách thực hiện giải pháp

* Công tác lập kế hoạch:

Bao gồm: Kế hoạch để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Xây dựng đề án mở xưởng sửa chữa. Kế hoạch thực tập tại các nhà máy, xí nghiệp. Kế hoạch lựa chọn, bồi dưỡng HS để dự thi tay nghề hàng năm…

* Tổ chức thực hiện:

- Tổ chức nghiên cứu khoa học cho GV trong khoa: Tổ chức cho GV đăng kí đề tài nghiên cứu, xây dựng và báo cáo đề cương, tổ chức cho GV trong khoa đóng góp ý kiến.

- Lên kế hoạch cụ thể để đưa HS đi thực tập tay nghề ở một số nhà máy, xưởng sửa chữa trong địa bàn thành phố và địa bàn tỉnh.

- Phòng đào tạo có nhiệm vụ tổ chức cuộc thi tay nghề hàng năm; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch nhằm nâng cao tay nghề cho HS; kiểm tra lại tiến độ thực hiện các kế hoạch theo định kỳ 6 tháng một lần để từ đó có những điều chỉnh kịp thời khi không thể thực hiện hoặc thực hiện chậm kế hoạch.

3.2.3.4 Điều kiện thực hiện

Để làm tốt công tác tăng cường quản lý hoạt động học thực hành cho HS dân tộc thiểu số của Khoa, giúp cho HS có được nhiều cơ hội để thực hành nâng cao tay nghề, Khoa và nhà trường cần phải:

- Khoa và Nhà trường cần tăng cường mối liên kết với các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sửa chữa trong địa bàn tỉnh.

- Tìm kiếm nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động thực hành nghề của HS bằng nhiều biện pháp như: xin hỗ trợ kinh phí từ phía Bộ và tỉnh; thúc đẩy quá trình thực hiện đề án mở xưởng sửa chữa...

- Khoa cần phối hợp chặt chẽ với BGH, Phòng Đào tạo trong công tác quản lý hoạt động thực hành nghề của HS.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt dộng thực hành nghề công nghệ ô tô cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường cao đẳng nghề hà giang (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w