Giải pháp 2: Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt dộng thực hành nghề công nghệ ô tô cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường cao đẳng nghề hà giang (Trang 77 - 84)

- Cán bộ lãnh đạo khoa còn thiếu Hiện nay khoa mới chỉ có 01 cán bộ

4. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường về quản lý hoạt động dạy học thực hành của giáo viên

3.2.2. Giải pháp 2: Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên

3.2.2.1 Mục tiêu của giải pháp

Quản lý tốt hơn nữa các khâu trong quá trình thực hiện giảng dạy của GV, kịp thời khắc phục những thiếu sót, từ đó tạo thành nề nếp hoạt động chuyên môn của mỗi GV trong hoạt động hàng ngày.

Quản lý hoạt động giảng dạy của GV nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo đã đề ra. Đẩy mạnh việc cải tiến, đổi

mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Quản lý hoạt động dạy học của GV nhằm giúp cho GV thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ theo đúng luật, nội quy, quy chế của ngành và của cơ quan. Góp phần tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng GV nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và kết quả đào tạo của nhà trường.

3.2.2.2 Nội dung của giải pháp

Nguyên tắc thực hiện biện pháp là phải tuân thủ theo đúng các quy định của nhà nước đối với giáo viên các trường dạy nghề, đó là: Luật giáo dục, Luật dạy nghề, điều lệ trường Cao đẳng nghề, quy chế tổ chức hoạt động của Nhà trường, quy chế thi tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra và công nhận bằng tốt nghiệp; quy định về hồ sơ sổ sách, mẫu biểu, quy chế cấp phát văn bằng, chứng chỉ. Bên cạnh các quy chế, quy định của Nhà nước ban hành, nhà trường còn phải xây dựng quy định về hoạt động giảng dạy của GV trên cơ sở tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước. Các quy định này cần tập trung vào các hoạt động cơ bản của người GV như công tác giảng dạy trên lớp, công tác chuẩn bị hồ sơ sổ sách, công tác quản lý người học...

* Tăng cường quản lý công tác quản lý hồ sơ giáo án của GV:

Giáo án là một yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học. Giáo án là một văn bản, ở đó vạch ra phương án hoạt động của GV và HS trong giờ dạy học trên lớp nhằm giúp HS chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kỹ năng, tư duy và bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách… Nếu không có giáo án giờ học sẽ không được tính toán, hoạch định kỹ trước khi lên lớp, việc sử dụng đồ dùng, thiết bị, phương tiện dạy học cũng sẽ không hợp lý. Hệ thống câu hỏi tương tác giữa thầy và trò cũng không tránh khỏi tình trạng tùy tiện, ngẫu hứng, vụn vặt, không đúng trọng tâm. Tình trạng chậm hoặc nhanh hơn so với tiến độ, lịch trình cũng là điều dễ dàng xảy ra. Giáo án tuy chưa phải là

nhân tố chính để đánh giá chất lượng giờ dạy nhưng giáo án tốt sẽ góp phần lớn vào sự thành công của giờ dạy, đảm bảo cho giờ dạy không bị rơi vào sự tùy tiện, kém đổi mới. Để quản lý chất lượng dạy học thì trong quy định hồ sơ dạy học của GV không thể thiếu mục giáo án.

* Tăng cường quản lý nội dung giảng dạy:

Tăng cường quản lý nội dung giảng dạy là một vấn đề rất quan trọng. Để nâng cao được chất lượng đào tạo, cần xây dựng chương trình tương đối chi tiết và có được chuẩn kiến thức, cơ cấu kiến thức hợp lý.

* Tăng cường quản lý phương pháp dạy học:

Phương pháp dạy học, hiểu một cách đơn giản là cách thức tiến hành hoạt động dạy học. Phương pháp dạy học đóng vai trò quan trọng và quyết định với hiệu quả của việc dạy học. Dạy học đúng phương pháp không chỉ truyền đạt được kiến thức một cách đầy đủ mà thêm vào đó khơi gợi được hứng thú, tinh thần tự giác và chủ động của học sinh. Trái lại, việc dạy học sai phương pháp sẽ làm cho việc học trở thành việc nhồi nhét kiến thức, khiến cho HS trở nên thụ động, đối phó. Người GV cần thường xuyên cập nhật và đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo hiệu quả trong việc dạy và học nói riêng và nâng cao chất lượng đào tạo nói chung.

* Áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng giảng dạy của GV:

Trong các yếu tố của giáo dục và đào tạo như cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy… thì chất lượng giảng dạy của giáo viên vẫn giữ vai trò quyết định tới chất lượng đào tạo. Thực tế cho thấy, chất lượng đào tạo sẽ được nâng lên nếu chất lượng giảng dạy của GV được đảm bảo.

* Tăng cường công tác quản lý giáo vụ:

Qua thực tế của nhiều năm cho thấy, còn nhiều GV chưa nghiêm túc thực hiện các công tác giáo vụ. Nhiều GV còn sai sót trong việc tính điểm cho học sinh, không thường xuyên cập nhật thông tin vào sổ lên lớp và sổ

tay GV… điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác đào tạo chung của khoa và của nhà trường.

3.2.2.3 Cách thực hiện giải pháp

* Tăng cường quản lý công tác quản lý hồ sơ giáo án của GV:

Để quản lý hồ sơ giáo án của GV, trước tiên cần xây dựng, ban hành các quy định, quy chế về hồ sơ giáo án, xây dựng giáo án mẫu, tổ chức tập huấn cho GV (nhất là những GV mới ra trường, GV là những kỹ sư tốt nghiệp từ những trường đại học kỹ thuật) về chuẩn bị hồ sơ giáo án. Phân cho tổ trưởng tổ chuyên môn kiểm tra và kí duyệt hồ sơ giáo án, phiếu thực tập đồng thời tổ trưởng tổ chuyên môn cũng chính là người chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng hồ sơ giáo án của GV. Việc biên soạn đề cương bài giảng phải áp dụng theo quy trình: GV hoặc nhóm GV biên soạn, sau đó tổ chức thảo luận cấp tổ để thống nhất về nội dung, hình thức sau đó mới áp dụng cho bộ môn.

Kiểm tra hồ sơ giáo án theo định kỳ và đột xuất, có đánh giá, nhận xét hoặc khen thưởng kịp thời, đồng thời lấy đó làm một trong những tiêu trí để đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của GV vào cuối kỳ và cuối năm học.

* Tăng cường quản lý nội dung giảng dạy:

Đối với công tác quản lý nội dung giảng dạy, cần tổ chức tập huấn về đổi mới nội dung chương trình đào tạo và học tập lại các quy chế chuyên môn một cách có hệ thống nhằm giúp cho CBQL và GV nắm chắc các quy định về chuyên môn, hiểu rõ nhiệm vụ của mình để thực hiện cho tốt.

Chỉ đạo việc cải tiến đổi mới nội dung chương trình một cách cụ thể. Khoa phải tổ chức họp để đề ra lịch trình, thống kê danh mục cần đổi mới theo hướng tăng kiến thức thực tế, bài tập thực hành, cải tiến nội dung thực tập tốt nghiệp. Cần giao cho nhóm có GV có năng lực phụ trách từng vấn đề,

sau đó báo cáo trước khoa để mọi người cùng đóng góp ý kiến và thống nhất.

Chỉ đạo, bố trí GV đi thực tế để nghiên cứu những vấn đề mới của sản xuất và kinh doanh, từ đó lấy tư liệu để bổ sung cho bài giảng hoặc để làm nghiên cứu khoa học.

Hướng việc sinh hoạt tổ bộ môn tập trung chủ yếu vào việc sinh hoạt chuyên môn, giảm bớt công việc hành chính, nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn. Các buổi sinh hoạt chuyên môn chủ yếu tập trung vào việc thống nhất nội dung giảng dạy, xây dựng giáo án mẫu, rút kinh nghiệm giờ dạy, trao đổi về phương pháp giảng dạy, bàn về phương pháp quản lý học tập của HS…

Tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các trường về mọi mặt, nhất là về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy, đồng thời tranh thủ nguồn tài liệu, tư liệu. Tổ chức mời chuyên gia đến nói chuyện về lĩnh vực chuyên môn.

* Tăng cường quản lý phương pháp dạy học

Để nâng cao chất lượng đào tạo, cần phải quán triệt quan điểm và thái độ đối với việc đổi mới phương pháp dạy, đào tạo trong toàn thể GV, CBQL nhằm nâng cao nhận thức, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của họ, coi đây là việc quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp đào tạo.

Tổ chức tập huấn, hội nghị bàn về đổi mới phương pháp dạy học. Mời chuyên gia tới dạy mẫu để toàn trường học tập, rút kinh nghiệm, đặc biệt là các phương pháp mang tính đặc thù của trường dạy nghề là dạy thực hành. Cần tổ chức hội thảo để thống nhất phương pháp dạy các dạng bài thực hành như thực hành tìm pan hỏng, thực hành tháo lắp, xử lý pan hỏng…

Phát động phong trào thi đua dạy tốt. Khuyến khích GV của khoa dự thi GV giỏi cấp trường, cấp tỉnh; tham gia hội giảng toàn quốc… Trong quá trình xây dựng bài dự thi, chú trọng phương pháp giảng dạy mới, sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học…

Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện của GV thông qua hoạt động kiểm tra định kỳ, đột xuất của bộ phận chuyên môn, thanh tra của bộ phận đào tạo.

* Áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng giảng dạy của GV:

Hàng năm cần tổ chức kiểm tra đánh giá, sát hạch trình độ của GV. Với GV dạy thực hành, cần kiểm tra đánh giá tay nghề, nếu đạt chuẩn mới phân công giảng dạy. Các GV tham gia giảng dạy phải được Khoa công nhận chất lượng giảng dạy đạt yêu cầu thông qua ít nhất 02 buổi giảng thử tại Khoa, có phiếu đánh giá bài giảng của từng thành viên thuộc Khoa, Phòng đào tạo và BGH.

Khoa, Phòng đào tạo tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất để đánh giá chất lượng giờ dạy của mỗi giáo viên. Kết quả giờ dự và đánh giá rút kinh nghiệm sẽ được ghi vào biên bản và Phiếu đánh giá giờ dự.

Tổ chức khảo sát để phục vụ công tác đánh giá và cải tiến chất lượng đào tạo cho HS theo học kỳ hoặc sau khi kết thúc môn học/modul.

Có nhiều biện pháp để khuyến khích GV đạt thành tích cao trong giảng dạy như: khen thưởng kịp thời và thỏa đáng những GV có học sinh đạt thành tích cao trong học tập, trong các hội thi tay nghề cấp trường, cấp tỉnh, cấp toàn quốc.

Để nâng cao chất lượng giảng dạy của GV, ngoài lĩnh vực chuyên môn, nhà trường hàng năm cần tổ chức định kỳ các hoạt động tập huấn dưới các hình thức như hội thảo, chuyên đề, hội giảng… xoay quanh các vấn đề thiết thực như phương pháp giảng dạy, tâm lý học…

Tạo cơ chế thuận lợi để GV có thêm thu nhập thông qua việc nhận thêm các công việc sửa chữa ô tô, máy móc; thông qua đó nâng cao kỹ năng thực hành cho HS.

Hàng năm, kết quả giảng dạy của mỗi GV cần được hội đồng chuyên môn nhà trường đánh giá không chỉ thông qua kết quả học tập của HS, mà còn dựa trên các tiêu chí quan trọng như mức độ tương tác với phụ huynh, khả năng khuyến khích, khơi gợi lòng yêu nghề trong mỗi HS…

* Tăng cường công tác quản lý giáo vụ

Để làm tốt khâu này, tổ trưởng chuyên môn, trưởng khoa cần phải thường xuyên đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện của GV, đồng thời coi đây là một tiêu trí để đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc cuối kỳ, cuối năm học của GV.

3.2.3.4 Điều kiện thực hiện

Để làm tốt công tác tăng cường quản lý hoạt dộng dạy của GV, Khoa và Phòng đào tạo cần làm tốt các công việc sau đây:

* Đối với Khoa:

- Xây dựng và bổ sung, cập nhật chương trình, đề cương chi tiết các môn học/môđun, thông báo bằng văn bản cho Phòng Đào tạo trước khi có thay đổi.

- Lập kế hoạch giảng dạy và kế hoạch phân công giáo viên giảng dạy các môn học/môđun theo từng học kỳ gửi về Phòng Đào tạo trình BGH phê duyệt ( Kể cả các môn học chung).

- Quản lý lịch giảng dạy của giáo viên, lập lịch thi hết môn, thực tập gửi về Phòng Đào tạo.

- Tổ chức ra đề thi hết môn gửi về Phòng Đào tạo thống nhất một lần/ học kỳ.

* Đối với Phòng Đào tạo:

- Xây dựng tiến độ đào tạo học kỳ/năm học, trình BGH phê duyệt và triển khai về các Khoa.

- Phối hợp với các Khoa xây dựng thời khóa biểu. - Quản lý lịch giảng dạy của giáo viên các Khoa.

- Tổng hợp lịch thi hết môn của các Khoa, cung cấp danh sách thi ( bảng điểm), nhập và lưu điểm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt dộng thực hành nghề công nghệ ô tô cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường cao đẳng nghề hà giang (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w