Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học thực hành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt dộng thực hành nghề công nghệ ô tô cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường cao đẳng nghề hà giang (Trang 52 - 55)

- Cán bộ lãnh đạo khoa còn thiếu Hiện nay khoa mới chỉ có 01 cán bộ

2.3.2 Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học thực hành

2.3.2.1 Tổ chức khảo sát thực trạng

a, Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng học thực hành nghề của HS dân tộc thiếu số tại Trường Cao đẳng nghề Hà Giang nhằm đánh giá được thực tế và cách thức quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề làm căn cứ thực tiễn đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động này trong quản lý đào tạo nghề hệ cao đẳng.

b, Phạm vi khảo sát

Luận văn chủ yếu tiến hành khảo sát tại khoa Cơ khí động lực, trường Cao đẳng nghề Hà Giang. Mặc dù phạm vi khảo sát tương đối nhỏ, nhưng Khoa cơ khí động lực là một khoa có lịch sử hình thành và phát triển tương đối lâu dài, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường. Công nghệ ô tô lại được xác định là một trong những ngành trọng điểm của

Trường Cao đẳng nghề, đa số HS theo học tại khoa là học HS dân tộc thiểu số (chiếm 90,5%). Do đó, kết quả khảo sát rất đáng tin cậy và có tính đại diện cao.

c, Đối tượng khảo sát

Nhóm 1: Gồm 30 CBQL (trong đó có 04 CBQL thuộc BGH nhà

trường, 26 CBQL là các trưởng, phó phòng, khoa trong trường) và 08 GV hướng dẫn thực hành của khoa Cơ khí động lực.

Nhóm 2: Gồm 40 HS hệ trung cấp nghề, thời gian học tập là 24 tháng

và 10 HS hệ trung cấp nghề, thời gian học tập là 36 tháng (bao gồm 24 tháng học theo chương trình đào tạo nghề chuẩn theo quy định của Tổng cục dạy nghề quy định và thêm 12 tháng học văn hóa)

Nhóm 3: Gồm 30 HS đã tốt nghiệp, hiện đang làm việc tại các xưởng,

doanh nghiệp đang đóng trên địa bàn của tỉnh.

Nhóm 4: Gồm 10 CBQL các nhà máy, xí nghiệp đang sử dụng lao

động là những HS đã tốt nghiệp của Khoa cơ khí động lực.

Tất cả HS thuộc nhóm 2 đều là HS dân tộc thiểu số đang theo học tại Khoa cơ khí động lực, Trường Cao đẳng nghề Hà Giang. Những HS này được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, tuổi đời từ 16 – 28, là con em đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh Hà Giang, thuộc các dân tộc Mông, Giấy, Pu y, Tày, Dao, Nùng, Xuồng, Hán… Trong nhóm này, những HS đã tốt nghiệp THPT có thời gian học tập là 24 tháng. Những HS mới tốt nghiệp THCS, ngoài 24 tháng học tập theo chương trình đào tạo nghề chuẩn theo quy định của Tổng cục dạy nghề còn phải học thêm 12 tháng văn hóa.

d, Nội dung khảo sát

- Một số đặc điểm về cá nhân, gồm: tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ đào tạo sư phạm, thâm niên công tác.

- Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ công tác quản lý hoạt động dạy thực hành về:

+ Quản lý mục tiêu đào tạo.

+ Quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình thực hành nghề. + Quản lý đội ngũ GV.

+ Quản lý phương pháp dạy thực hành nghề. + Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị.

+ Quản lý công tác đánh giá kết quả thực hành.

e, Phương pháp và kỹ thuật khảo sát

- Chúng tôi đã thực hiện điều tra khảo sát lấy ý kiến CBQL Trường Cao đẳng nghề Hà Giang; CBQL, GV và HS đang theo học tại Khoa cơ khí động lực; HS đã tốt nghiệp ra trường với tổng số phiếu là 118, cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4 Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát Ban lãnh đạo trường CBQL các phòng, khoa Giáo viên Học sinh Hệ 24 tháng Hệ 36 tháng Đã tốt nghiệp 04 26 08 40 10 30 - Phỏng vấn một số CBQL và GV.

- Kiểm tra hệ thống mẫu biểu sổ sách giáo vụ.

- Tiếp thu các ý kiến đóng góp về quá trình dạy thực hành trong khuôn khổ các hội thảo.

2.3.2.2 Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt dộng thực hành nghề công nghệ ô tô cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường cao đẳng nghề hà giang (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w