Nội dung nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 25 - 27)

2.1.3.1. Xác định nhu cầu nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

Khoa học công nghệ tiên tiến được coi là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện đời sống nhân dân. Trong bối cảnh nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường và ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới; kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ ngày càng cần được trở thành một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt có khách hàng, có địa chỉ áp dụng, đáp ứng nhu cầu của thị trường và có sức canh tranh cao, tạo được đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Vì vậy, việc xác định nhu cầu nghiên cứu và chuyển giao công nghệ khoa học nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng cần dựa trên các căn cứ sau đây:

1). Đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng trong nước: Sản xuất cây trồng ở nước ta hiện nay đã có chuyển biến về chất từ chú trọng số lượng sang chất lượng và nâng cao hiệu quả kinh tế. Nông dân không chỉ ở các vùng thâm canh mà ngay cả ở các vùng khó khăn hiện đang cần có các giống cây trồng có chất lượng cao, đầu tư chi phí sản xuất giảm mà vẫn duy trì được mức năng suất trung bình họ đã đạt được nhiều năm qua và còn có thu nhập ngày càng cao hơn; sản phẩm làm ra bán được và ngày càng đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.

2). Thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao lợi thế cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế: Ngành trồng trọt của Việt Nam thời gian qua đã có những bước tiến dài trong việc hội nhập ngảy càng sâu hơn vào thị trường nông sản khu vực và quốc tế, với 7/10 sản phẩm nông nghiệp có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm. Tuy nhiên những thành tựu trên là chưa vững chắc về củng cố, mở rộng thị trường; nâng cao giá trị mặt hàng xuất khẩu. Ví dụ Việt Nam là một nước có lượng gạo xuất khẩu đứng nhất nhì thế giới, nhưng mỗi tấn gao xuất khẩu của Việt Nam chỉ bán được 300-400 USD, so với gạo Thái lan xuất khẩu được 600-700 USD/tấn. Vì vậy, để nông sản Việt Nam có vị trí ngày càng vững

chắc, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế ngày càng cao, đang có nhu cầu cần nghiên cứu và chuyển giao các giống cây trồng - vật nuôi mới có chất lượng, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả ngày càng cao cho thị trường xuất khẩu.

3). Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khoa học công nghệ và phát triển bền vững: Việc xác định các nhu cầu nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cần chú trọng sử dụng và phát huy các nguồn lực KHCN hiện có về nhân lực, cơ sở vật chất trang thiết bị, kinh nghiệm nghiên cứu và chuyển giao trong điều kiện đặc thù của Việt Nam, thúc đẩy hợp tác quốc tế về KHCN…

4). Thúc đẩy sự tham gia ngày càng có hiệu quả của các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ (hiện mỗi năm đang đóng góp 40% GDP cả nước và tạo ra 1 triệu việc làm mới) vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh trong nông nghiệp. Vì vậy, nhu cầu nghiên cứu và chuyển giao công nghệ hiện nay không chỉ để dáp ứng nhu cầu của các nông dân nhỏ, mà còn cần tạo ra và chuyển giao được các công nghệ mới phục vụ sản xuất qui mô lớn, tập trung với các gói kỹ thuật đồng bộ và trình độ công nghệ ngày càng cao.

5). Chú trọng phát huy tiềm năng và điều kiện đặc thù của từng vùng sinh thái nông nghiệp trong nước.

2.1.3.2. Nội dung nghiên cứu khoa học công nghệ

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm nhiều lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp… Với lĩnh vực trồng trọt các nội dung và nghiên cứu chính được xác định như sau:

Nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới có năng suất và chất lượng cao, chống chịu với dịch hại chính, thích ứng với điều kiện khí hậu canh tác của các vùng sinh thái nông nghiệp chính của Việt Nam.

Nghiên cứu xây dựng các biện pháp kỹ thuật và thâm canh phù hợp để phát huy tiềm năng của giống mới trong điều kiện canh tác thuận lợi và khó khăn, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch và sơ chế, chế biến sản phẩm cây trồng để nâng cao giá trị gia tăng và lợi thế so sánh của sản phẩm cây trồng Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Nghiên cứu các phương thức tổ chức sản xuất và kinh tế thị trường phát triển các sản phẩm trồng trọt.

* Các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực trồng trọt bao gồm các sản phẩm chủ yếu sau:

Giống cây trồng mới được chọn tạo, được cấp có thẩm quyền công nhận đưa vào sản xuất và các sản phẩm trung gian (dòng, giống triển vọng).

Các loại phân bón mới, các chế phẩm mới,… được ứng dụng trong trồng trọt, bảo vệ thực vật;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 25 - 27)