Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ của Viện CLT-CTP trong những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 55 - 64)

những năm qua

Viện Cây lương thực và CTP là một tổ chức khoa học và công nghệ công lập, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trong thời gian qua, kết quả nghiên cứu KHCN của Viện đã đóng góp tích cực cho sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.

Bảng 4.5. Kinh phí các đề tài, dự án KHCN phân theo cấp quản lý giai đoạn 2011-2016

TT Cấp quản lý Loại cây trồng lượng Số Thời gian thực hiện Tổng kinh phí (Triệu đồng)

1 Cấp Nhà nước

Lúa thuần 6 2011-2016 10.102 Lúa lai 2 2012-2016 7.450 Đậu đỗ 5 2011-2016 10.060 Cây có củ 3 2011-2016 9.300 Cây rau quả 0

Cộng 16 36.912 2 Cấp Bộ Lúa thuần 9 2011-2016 15.000 Lúa lai 1 2011-2016 6.000 Đậu đỗ 5 2011-2016 8.800 Cây có củ 9 2011-2016 12.720 Cây rau quả 4 2011-2016 8.300 Kinh tế, chính sách 6 2011-2012 2.990 Cộng 34 53.810 3 Cấp cơ sở 17 2011 1.200 4 Dự án giống 4 2013-2016 47.080 5 Dự án khuyến nông 1 2013-2015 8.300 6 Hợp tác Quốc tế 10 2011-2016 10.720 7 Phối hợp với địa

phương

40 2011-2016 77.424

Tổng cộng 123 235.446

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Viện CLT và CTP (2016) Qua bảng 4.5 ta thấy, trong giai đoạn 2011-2016 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã chủ trì và phối hợp thực hiện được 123 đề tài, dự án với kinh phí là 235.446 triệu đồng được triển khai với nhiều loại cây trồng được. Trong

đó: Có 16 đề tài/dự án cấp Nhà nước với tổng kinh phí 36.912 triệu đồng; Có 34 đề tài/dự án cấp Bộ với tổng kinh phí 53.810 triệu đồng, 17 đề tài cấp cơ sở thực hiện trong năm 2011 với tổng kinh phí cấp là 1.2 triệu đồng, có 4 dự án giống với tổng kinh phí cấp là 47.080 triệu đồng, có 1 dự án khuyến nông với tổng kinh phí cấp là 8.3 triệu đồng; 10 đề tài/dự án hợp tác quốc tế với tổng kinh phí là 10.72 triệu đồng và 40 đề tài dự án phối hợp với các địa phương với tổng kinh phí 77.424 triệu đồng.

Với chức năng, nhiệm vụ và năng lực KHCN của Viện, trong thời gian qua, Viện CLT – CTP đã được giao chủ trì và tham gia thực hiện nhiều các dự án, đề tài và nhiệm vụ KHCN thuộc các chương trình trong điểm quốc gia, trở thành một trong những Viện đứng đầu trong Bộ Nông nghiệp và PTNT về nghiên cứu khoa học và sản phẩm KHCN tạo ra.

a. Nghiên cứu cơ bản

Nghiên cứu cơ bản là hướng đi quan trọng đặc biệt được Viện quan tâm, nhất là việc ứng dụng công nghệ sinh học, ứng dụng các kết quả nghiên cứu về bảo vệ thực vật, sinh lý, sinh hóa trong việc đánh giá vật liệu khởi đầu và tập đoàn công tác.... đã góp phần tích cực trong việc rút ngắn thời gian chọn tạo giống cây trồng và nhân nhanh các giống cây lương thực và cây thực phẩm phục vụ sản xuất từ năm 2011-2016 được thể hiện chi tiết tại phụ lục số 02 và được tổng hợp trung bình các năm tại bảng 4.6.

Hàng năm, Viện đã tiến hành duy trì, bảo tồn được khoảng 5.416 mẫu giống cây trồng các loại tính trung bình các năm gồm có: 1.609 mẫu giống lúa thuần, 1.185 mẫu giống lúa lai, có 1.274 mẫu giống họ đậu đỗ trong đó có (530 mẫu giống lạc, 590 mẫu giống đậu tương, 154 mẫu giống đậu xanh); duy trì 650 mẫu giống cây có củ gồm (150 mẫu giống khoai tây, 270 giống khoai lang, 50 mẫu dong riềng, 110 mẫu sắn, 48 mẫu giống khoai sọ, củ từ, 22 mẫu giống cải củ) và 698 mẫu giống rau các loại.

Đã đánh giá đa dạng nguồn gen, khoảng cách di truyền, xây dựng cơ sở dữ liệu hàng năm được khoảng 350 mẫu giống cây trồng các loại tính trung bình các năm là: 121 mẫu giống lúa thuần; 68 mẫu giống lúa lai; 97 các mẫu giống đậu đỗ và 64 mẫu giống cây có củ các loại. Kết quả này sẽ giúp cho các nhà chọn giống lựa chọn các cặp lai, với các mục tiêu chọn tạo giống khác nhau như lúa lai, lúa thuần siêu cao sản, giống lúa ngắn ngày, chống chịu, chất lượng..., các

giống đậu tương kháng bệnh phấn trắng, giống lạc cho vùng nước trời, khoai lang có hàm lượng tinh bột cao, khoai tây kháng bệnh mốc sương...

Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả nghiên cứu cơ bản của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, giai đoạn 2011-2016

TT Nội dung nghiên cứu ĐVT

Kết quả nghiên cứu Tổng cộng Lúa

thuần Lúa lai Đậu đỗ có củ Cây Rau quả 1 Duy trì, bảo tồn các mẫu

giống cây trồng Mẫu 1.609 1.185 1.274 650 698 5.416 2 Đánh giá đa dạng di truyền,

xây dựng cơ sở dữ liệu của các mẫu giống cây trồng.

Mẫu 121 68 97 64 0 350 3 Lai tạo giống cây trồng mới. Tổ hợp 598 674 135 113 64 1.584 4 Xử lý đột biến để tạo ra các

mẫu giống cây trồng mới Mẫu 52 9 9 70 5 Đánh giá và chọn lọc các

dòng/giống ưu tú. Dòng 1.083 910 999 1.060 298 4.350 6 Khảo nghiệm sinh thái các

dòng triển vọng. Dòng 12 12 7 17 3 51 Nguồn: Phòng Khoa học và HTQT Viện CLT-CTP (2016) Đã lai tạo được trên 1.584 tổ hợp lai cây trồng mới qua các năm; trong đó: có 598 tổ hợp lúa thuần và 674 tổ hợp lúa lai, khai thác được trên 750 dòng lúa mới. Chọn lọc được trên 100 dòng lúa mới ưu tú có khả năng thâm canh và chất lượng cao. Đưa vào các thí nghiệm so sánh cơ bản 50-60 dòng/giống mới. Đã lai được 135 tổ hợp lai đậu đỗ (22 tổ hợp lai lạc, 25 tổ hợp lai đậu tương) và xử lý 10 mẫu đột biến đậu tương. Đánh giá 1.075 dòng ưu tú (300 dòng lạc, 775 dòng đậu tương, đậu xanh...), xác định được 48 dòng lạc ưu tú có năng suất cao 45-52 tạ/ha (cho vùng thâm canh); 68 dòng ưu tú có năng suất 32-35 tạ/ha (cho vùng nước trời); chọn được 55 dòng đậu tương ưu tú có năng suất từ 23-26 tạ/ha. Trong đó 07 dòng có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm dài ngày (102 -108 ngày); 48 dòng còn lại ở nhóm thời gian sinh trưởng trung và ngắn ngày... Bên cạnh đó còn lai tạo được thêm 15 tổ hợp lai đậu tương với các giống kháng bệnh rỉ sắt được sử dụng làm bố là: DT2000, Nhất Tiến HLLS, Cao Bằng 8352, DT95..., các giống sử dụng làm mẹ là: DT84, TL7, AK03, M103, Đ8, ĐH4,... là các giống ngắn ngày, các giống có tiềm năng năng suất cao, có khối lượng 1000 hạt lớn..

Lai tạo được 113 tổ hợp lai khoai tây, khoai lang sắn, ... và thu được hàng nghìn hạt khoai tây, khoai lang và sắn lai phục vụ công tác chọn tạo giống cây có củ (khoai tây, khoai lang, sắn) cho các tỉnh phíc Bắc.

Đã lai tạo được 64 tổ hợp họ rau quả các loại, đánh giá 15 tổ hợp lai cà chua trong nhà kính (5 tổ hợp lai quả to, 10 tổ hợp lai quả nhỏ). Xác định được 2 tổ hợp lai quả nhỏ, khả năng chịu nóng khá, cây sinh trưởng phát triển tốt, năng suất đạt >40 tấn/ha, 1 tổ hợp lai dạng quả tròn và 01 tổ hợp lai dạng quả dài.

Xử lý đột biến được 70 mẫu giống cây trồng các loại; trong đó có 52 mẫu giống lúa thuần, 9 giống đậu đỗ và 9 giống cây có củ.

Đã đánh giá 1.993 các dòng/giống lúa thuần và lúa lai, chọn được 30 dòng triển vọng cho năng suất trên 9 tấn/ha, hàm lượng amylose <23%, chất lượng khá, chống chịu tốt với bạc lá, rầy nâu, phục vụ công tác chọn tạo giống lúa thuần siêu cao sản. Đã chọn được 5 giống lúa cho năng suất cao > 8 tấn/ha, có thời gian sinh trưởng 100-110 ngày trong vụ mùa, chống chịu sâu bệnh tốt, có hàm lượng amylose < 24%, 6 giống cho năng suất >8,5 tấn/ha, thời gian sinh trưởng 110-120 ngày trong vụ mùa, kháng bạc lá, mang gen Xa4, xa5, Xa7. Khảo nghiệm sinh thái cho 12 tổ hợp lúa lai siêu cao sản tại các tỉnh Thái Bình, Nghệ An, Yên Bái, Thanh Hóa , Đắc Lắc, Hà Nội, xác định được 07 tổ hợp lai có năng suất cao hơn đối chứng Nhị ưu 838 là D116t/RG62, D116t/J01, D116t/R708 SL6, SL11, SL2 và SL3.

Đã đánh giá được tính chịu hạn của 139 dòng thuần triển vọng; đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của 28 dòng triển vọng ở điều kiện nhân tạo. So sánh và đánh giá sự ổn định năng suất của 47 dòng triển vọng ở điều kiện bấp bênh nước. Đánh giá chất lượng của 30 dòng giống lúa chịu hạn mới.

Xây dựng được bản đồ QTL tính chịu hạn ở lúa và xác định được 02 chỉ thị liên kết với QTL tính trạng chịu hạn, phục vụ công tác chọn tạo giống lúa chịu hạn.

Xác định được 4 chỉ thị liên kết với gen kháng rầy, 3 chỉ thị liên kết với gen kháng bạc lá, 2 chỉ thị liên kết với gen tương hợp rộng phục vụ công tác chọn tạo giống lúa lai siêu cao sản, kháng bạc lá, rầy nâu.

Xác định được 15 giống lúa có tiềm năng cao về khả năng sử dụng rơm rạ cho sản xuất nhiên liệu sinh học với khả năng chuyển hóa đường từ 55.49 nmol/mg đến 72.79 nmol/mg.

giống lúa lai mới tại Hà Nội, Thanh Hoá, Thái Bình, Nghệ An, Phú Thọ, chọn được 2 giống có tiềm năng năng suất cao.

Đã lập thành công bản đồ gen liên kết bệnh phấn trắng. Xác định 2 chỉ thị liên kết gần nhất với gen kháng bệnh phấn trắng đó là 2 chỉ thị Satt431 và Satt712. Gen Rmd nằm giữa 2 gen là Satt 431 và Satt 712 với khoảng cách tới từng gen là 5,1 cm và 7,7 cm.

Xác định 2 chỉ thị phân tử liên kết với tính trạng tinh bột cao trong khoai lang và lai tạo được 10 tổ hợp lai khoai lang phục vụ công tác chọn tạo giống khoai lang có hàm lượng tinh bột cao.

Xác định được chỉ thị phân tử LP2 liên kết với gen kháng bệnh mốc sương R1, phục vụ công tác chọn tạo giống khoai tây kháng bệnh mốc sương.

a. Nghiên cứu ứng dụng

Nghiên cứu ứng dụng nắm vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động nghiên cứu của Viện. Từ năm 2011-2016, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã nghiên cứu chọn tạo và công nhận được 60 giống cây trồng mới nông nghiệp mới phục vụ cho sản xuất; công nhận được 5 quy trình công nghệ cấp Bộ; Đăng được 87 bài báo trên các tạp chí Quốc tế, trong nước có uy tín và đăng được 148 tin bài trên các trang Web của Bộ, của VAAS và của Viện.... Kết quả được thể hiện tại bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tổng hợp các loại sản phẩm đã được công nhận giai đoạn 2011-2016

TT Nội dung ĐVT Tổng

số

Các năm

2011 2012 2013 2014 2015 2016 I Các giống được công nhận 60 10 9 7 8 9 17 1 Lúa thuần Giống 30 8 3 4 5 5 5

2 Lúa lai Giống 3 1 2

3 Đậu đỗ Giống 10 1 2 2 5 4 Cây có củ Giống 11 1 2 2 1 1 4 5 Rau quả Giống 6 2 3 1 II Các quy trình được công nhận 5 2 1 2

1 Đậu đỗ Quy trình 2 2

2. Rau quả Quy trình 3 1 2 III Bài báo, tạp chí được đăng 235 58 27 35 32 51 32

1 Bài báo đã công bố Bài 87 10 5 20 8 36 8 2 Tin bài trang web Tin bài 148 48 22 15 24 15 24 Nguồn: Phòng Khoa học và HTQT Viện CLT-CTP (2016)

* Nghiên cứu chọn tạo giống lúa:

Lúa thuần là một trong những đối tượng nghiên cứu chính của Viện trong nhiều năm qua. Công tác nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần mới đã có nhiều thành tưu nổi bật. Nhiều giống lúa thuần đã được chọn tạo và chuyển giao vào sản xuất:

Giống lúa GL105, thời gian sinh trưởng ngắn (105 ngày trong vụ mùa., kháng một số sâu bệnh hại chính, chịu thâm canh cao. Chất lượng gạo khá, cơm mềm, đậm. Năm 2014, GL105 được sản xuất trên quy mô khoảng 8.000 ha tại các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình... Năng suất trong vụ Xuân: 70-75 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 80 – 85 tạ/ha; vụ Mùa: 60-65 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 70-75 tạ/ha. Giống GL105 đã được Ủy quyền độc quyền sản xuất, kinh doanh cho 05 đơn vị sản xuất và cung ứng giống (Công ty CP Giống cây trồng Quảng Bình, Công ty CP Giống cây trồng Việt Nam, Công ty CP Giống cây trồng và con nuôi Ninh Bình, Công ty CP Giống cây trồng Viện CLT-CTP và Trung tâm Giống cây trồng Nghệ An).

Giống lúa GL102, là giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao. Thời gian sinh trưởng 85-90 ngày (vụ mùa.. Đặc biệt, năm 2014 GL102 được sản xuất trên quy mô 2.000 ha tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh... năng suất đạt 50-55 tạ/ha, gạo trong, cơm mềm, có mùi thơm nhẹ.

Giống lúa HDT8: thời gian sinh trưởng 100 - 105 ngày (vụ mùa., quy mô 100 ha, tại Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên, năng suất lúa thương phẩm 60-65 tạ/ha, chất lượng gạo ngon, có mùi thơm.

Giống lúa PĐ211, là giống lúa chất lượng cao, thời gian sinh trưởng 115- 120 ngày (vụ mùa.. Vụ Xuân 2014, PĐ211 được sản xuất trên quy mô 1000 ha tại Hải Phòng, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam... năng suất đạt 60- 65 tạ/ha. Chất lượng gạo cao, ưu điểm lớn nhất là hạt gạo dài (6,8 mm), tỉ lệ dài/rộng>3, gạo rất trong, không bạc bụng, tỉ lệ gạo nguyên rất cao (85-90%). Cơm PĐ211 mềm, đậm. Hàm lượng protein 9,5%, hàm lượng amylose 20-21%.

Giống lúa P9, là giống lúa có hàm lượng protein cao, thấp cây (95- 100cm), có thời gian sinh trưởng trung bình từ 115-118 ngày trong vụ mùa, 140- 145 ngày trong vụ xuân. tỷ lệ hạt chắc/bông cao (90%), độ tàn lá muộn. Giống

P9 cho năng suất trung bình đạt 55-60 tạ/ha trong vụ mùa và 60-65 tạ/ha vụ xuân, nếu thâm canh tốt có thể đạt trên 70 tạ/ha. Vụ Xuân 2014, giống lúa P9 được sản xuất trên quy mô 5.000 ha tại Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam,...

Kết quả nghiên cứu lúa lai của Viện trong thời gian qua mặc dù gặp không ít khó khăn song đã đạt được một số kết quả nhất định: Đã làm chủ công nghệ chọn tạo lúa lai cũng như chọn thuần và nhân dòng bố mẹ lúa lai 2,3 dòng, đặc biệt là công nghệ lai tạo, gây đột biến, lai xa... để tạo ra các dòng bố mẹ CMS và TGMS mới.

Nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai siêu cao sản, đây là hướng nghiên cứu mới thuộc chương trình trọng điểm quốc gia, Viện đã thu thập và đánh giá trên 300 dòng, giống lúa Indica và Japonica năng suất cao từ các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines... để phục vụ cho chọn tạo giống lúa lai siêu cao sản. Chọn lọc và làm thuần 125 dòng bố Indica/Japonica; 22 dòng bất dục kháng rầy nâu, chọn được 30 tổ hợp lai, năng suất đạt từ 9-11 tấn/ha đưa vào thí nghiệm so sánh sơ khởi.

Công tác chọn tạo các dòng bố, mẹ lúa lai: Đã hoàn thiện quy trình chọn dòng TGMS bằng phương pháp truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học, chọn tạo được các dòng TGMS từ việc chuyển gen TMS vào dòng duy trì bất dục đực tế bào chất (TBC..Lai tạo và chọn lọc thành công nhiều dòng mẹ TGMS mới từ các nguồn của Việt Nam, Trung Quốc và IRRI).

Đã chọn tạo và công nhận một số giống lúa lai mới (HYT 108, HYT 124, HYT 116). Giống lúa lai 2 dòng HYT 108: TGST 100 - 105 ngày (vụ mùa., năng suất lúa thương phẩm 70 - 80 tạ/ha, dễ sản xuất hạt lai, năng suất hạt lai F1 đạt 3,0 - 4,0 tấn/ha (Vùng Eka ĐắcLắc.... Đã cung cấp 25 tấn hạt giống F1 cho sản xuất. Hàng năm, HYT108 được sản xuất với quy mô khoảng 700 ha tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, năng suất đạt 90-120 tạ/ha, các tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 55 - 64)