Các yếu tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 27 - 31)

Các mô hình trình diễn các giống mới, các quy trình công nghệ mới.

2.1.3.3. Nội dung chuyển giao công nghệ

Chuyển giao các giống cây trồng mới do các Viện nghiên cứu tạo ra hoặc đã xác định các địa phương và doanh nghiệp mở rộng quy mô áp dụng giống mới vào sản xuất.

Chuyển giao các biện pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ canh tác tiên tiến tới người nông dân cho hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Chuyển giao các công nghệ sau thu hoạch, chế biến sản phẩm trồng trọt để nâng cao giá trị gia tăng.

Phổ biến và chuyển giao các hình thức tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế thị trường ngành trồng trọt.

Chuyển giao kỹ thuật tiến bộ là quá trình đưa các kỹ thuật tiến bộ vào thực tiễn để phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của con người.

Chuyển giao là hoạt động chuyển giao các thành tựu nghiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp cho đối tượng nhận chuyển giao để phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của con người. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp là hoạt động triển khai, ứng dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người về các sản phẩm nông nghiệp.

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ công nghệ

Do tính chất của sản phẩm tiến bộ kỹ thuật vừa có thể mang tính chất thương mại, vừa có thể mang tính chất hàng hóa công (phi thương mại) nên việc

phát triển, mở rộng quy mô các sản phẩm này phải dựa trên các nguyên lý thương mại và phi thương mại.

Theo nguyên lý thương mại cung - cầu các sản phẩm tiến bộ kỹ thuật có thể mua bán theo giá thị trường hình thành tại nơi diễn ra quan hệ trao đổi tiến bộ kỹ thuật từ đó đáp ứng yêu cầu của người sản xuất nông nghiệp.

Còn theo nguyên lý phi thương mại, Nhà nước chính là nhân tố quan trọng để kết nối giữa cung và cầu một loại sản phẩm tiến bộ kỹ thuật nào đó mà bên cung có thể chuyển giao cho bên cầu.

Việc xác định đúng khả năng hình thành quan hệ cung - cầu trong thị trường tiến bộ kỹ thuật là rất quan trọng, vì nó sẽ là cơ sở để thiết kế các chính sách với bên cung và bên cầu về sản phẩm tiến bộ kỹ thuật phù hợp với tính chất của thị trường và các quan hệ trao đổi sản phẩm tiến bộ kỹ thuật tại một địa bàn cụ thể, trong những khoảng thời gian cụ thể. Để làm được điều này, cần xem xét kỹ các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu, chuyển giao.

Nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chịu tác động của nhiều nhân tố xuất phát từ các nguồn gốc khác nhau, có thể được phân chia thành các nhóm yếu tố như sau:

a. Nhóm yếu tố tổ chức quản lý các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao

Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật bao gồm những nhân tố quan trọng bao trùm toàn bộ hoạt động nghiên cứu, chuyển giao. Tổ chức và quản lý tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật có chất lượng cao, mang lại hiệu quả và đáp ứng nhu cầu thực tế của sản xuất nông nghiệp.

Nhóm nhân tố này thể hiện sự can thiệp của cơ chế, chính sách Nhà nước vào các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Các cơ, chế chính này được thể hiện qua hệ thống quy định của pháp luật về KH&CN và các cơ chế, chính sách của chính phủ, các bộ ngành và địa phương về tổ chức, quản lý các hoạt động khoa học và phát triển công nghệ nhằm hướng các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp trong từng thời kỳ. Cơ chế chính sách về tổ chức, quản lý gồm: cơ chế, chính sách tạo lập và vận hành hệ thống tổ nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp; cơ chế giám sát các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp.

b. Nhóm yếu tố về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Kết quả của hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng nguồn nhân lực này - không chỉ là lực lượng cán bộ nghiên cứu và chuyển giao mà còn bao gồm cả nhân lực tiếp nhận chuyển giao là đối tượng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật. Để phát triển mạnh mẽ công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, trước hết cần phải có một đội ngũ cán bộ nghiên cứu, chuyển giao đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thông thạo các kỹ năng cơ bản trong hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu tiến bộ kỹ thuật lại phụ thuộc vào chiến lược, chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực cho đối tượng nhận chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để họ có đủ năng lực tiếp nhận chuyển giao tiến bộ kỹ thuật là rất cần thiết.

Việc đánh giá đúng chất lượng và nhu cầu về nguồn nhân lực để có các chính sách khuyến khích, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và đối tượng nhận chuyển giao là điều kiện tiền đề quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

c. Nhóm yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật và đảm bảo tài chính liên quan đến hoạt động nghiên cứu, chuyển giao

Các nguồn tài chính đầu tư vào nghiên cứu và chuyển giao công nghệ có ý nghĩa lớn đối với kết quả nghiên cứu và chuyển giao, quan trọng là các nguồn vốn:

* Nguồn ngân sách nhà nước: Tất cả các quốc gia trên thế giới đều dành một phần cho hoạt động KH&CN nói chung, đặc biệt, cho nghiên cứu và chuyển giao nói riêng. Nguồn ngân sách nhà nước thường tập trung đầu tư vào đào tạo, nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chuyển giao, trình diễn tiến bộ kỹ thuật nhằm phổ biến tới người sản xuất, đặc biệt cho những đối tượng nghèo, cận nghèo và không có thế mạnh về vốn xã hội.

* Nguồn vốn từ các doanh nghiệp: Nguồn vốn này tập trung đầu tư vào các lĩnh vực nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công nghệ mới và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

chuyển giao từ nguồn vốn này, có thể gồm nhiều lĩnh vực như: nghiên cứu cơ bản, đào tạo, nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất.

* Nguồn vốn khác: Nguồn vốn phối hợp của các sở KH&CN các tỉnh,thành phố; nguồn vốn từ sản xuất kinh doanh.

Chính sách đầu tư của Nhà nước cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao có ảnh hưởng nhiều đến nhóm yếu tố này. Chính sách đầu tư của Nhà nước cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tập trung vào hỗ trợ tài chính để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cấp phát kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao ... Chính sách của Nhà nước đúng đắn, với cơ chế tài chính phù hợp sẽ tăng cường đầu tư, góp phần tạo động lực và hiệu quả cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao.

d. Nhóm yếu tố về sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ

Cũng như nhiều loại hàng hoá khác, thị trường KH&CN là nơi gặp gỡ giữa bên cung và bên cầu về kết quả nghiên cứu KH&CN. Sự phát triển của thị trường khoa học, công nghệ là yếu tố ảnh hưởng khá mạnh đến hiệu quả của công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong mọi ngành.

Một là, thị trường KH&CN là nơi hiện diện đầy đủ các nhu cầu về tiến bộ kỹ thuật, ở đó diễn ra gặp gỡ trực tiếp giữa các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN.

Hai là, thị trường KH&CN phát triển tạo sự canh tranh giữa các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao thúc đẩy các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao phải đưa ra thị trường những sản phẩm TBKT tiến bộ hơn với chi phí phù hợp với đối tượng sử dụng. Từ đó, người tiêu dùng các sản phẩm nghiên cứu KH&CN sẽ có cơ hội tốt hơn trong việc lựa chọn các kết quả nghiên cứu KH&CN thích hợp nhất với điều kiện của họ để ứng dụng.

Ba là, Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của thị trường KH&CN sẽ là điều kiện tốt cho việc nhập khẩu các thành tựu KH&CN mới của thế giới vào thị trường nội địa, gia tăng lợi ích cho người sử dụng tiến bộ kỹ thuật.

Để phát triển thị trường KH&CN, nhà nước cần tạo ra hành lang pháp lý, đồng thời ban hành các chính sách khuyến khích phát triển thị trường; chính sách

bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chính sách thương mại hóa...

e. Nhóm yếu tố động lực, đạo đức nghề nghiệp

Nhóm yếu tố này ảnh hưởng đến chất lương kết quả nghiên cứu, chuyển giao. Nếu người làm công tác chuyển giao có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực với chất lượng sản phẩm tiến bộ kỹ thuật tạo ra, thì các tiến bộ kỹ thuật đó sẽ đạt chất lượng cao và có tác dụng thiết thực cho sản xuất nông nghiệp.

Nhà nước cần ban hành các chính sách về thu nhập, khen thưởng có tác động mạnh đến lược lượng nghiên cứu trẻ, lực lượng nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao và lực lượng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa... sẽ góp phần quan trọng tạo ra sự chuyên tâm, say mê của người làm công tác nghiên cứu, chuyển giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 27 - 31)