Kinh nghiệm đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 34 - 37)

số tổ chức KHCN trong nước

* Kinh nghiệm của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một Viện nghiên cứu Vùng tập trung nghiên cứu về cây lúa và một số cây trồng trên nền đất lúa. Trong những năm qua Viện lúa ĐBSCL đã đẩy mạnh nhiều hoạt động nghiên cứu Khoa học công nghệ trong đó nổi bật nhất là công tác giống lúa, tiến bộ khoa học kỹ thuật và đào tạo.

Xây dựng chiến lược đẩy mạnh về công tác chọn tạo giống có nhiều đặc tính thích ứng với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu với các tổ chức nông nghiệp thế giới, tăng cường đào tạo và quan hệ hợp tác trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp, Viện, Trường.

Đối với công tác chọn giống: Tập trung xây dựng, đánh giá nguồn vật liệu lai tạo theo nhiều hướng cả về kiểu hình và kiểu gen; một số giống lúa có phẩm chất tốt được đưa vào chương trình phục tráng, định hướng phát triểm ở một số vùng ven biển và tạo thương gạo Việt; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học; nghiên cứu chọn tạo một số giống cây trồng mới đáp ứng cơ cấu luân canh cây trồng; chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh hại; giải pháp kỹ thuật quản lý dinh dưỡng.

Đối với công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: Xây dựng gói kỹ thuật canh tác lúa; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học.

Dịch vụ khoa học: Tăng cường dịch vụ khoa học với các đối tác là doanh nghiệp, công ty và địa phương

Chuyển giao công nghệ: Phối hợp với các doanh nghiệp chuyển giao các giống lúa mới của Viện phục vụ phát triển kinh tế vùng ĐBSCL.

* Kinh nghiệm của Viện nghiên cứu Ngô

Hầu hết các giống ngô do Viện nghiên cứu, lai tạo được áp dụng trong sản xuất tại các vùng trồng ngô trong cả nước, đóng góp vào sự tăng trưởng năng suất và sản lượng ngô Việt Nam. Đẩy mạnh hợp tác Quốc tế, huy động kinh phí cho nghiên cứu và đào tạo, tăng cường trao đổi thông tin; kết hợp chặt chẽ với các trường đâị học, cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học kết hợp các phương pháp truyền thống; nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai cho vùng thâm canh giống ngô lai nhắn ngày đáp ứng nhu cầu vào sản xuất; xây dựng quy trình thâm canh ngô bền vững trên đất dốc; hoàn thiện quy trình thâm canh tổng hợp, tăng năng suất ngô, hạ giá thành.

* Kinh nghiệm của Viện nghiên cứu Rau quả

Các kết quả chuyển giao , ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, các mô hình đều đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với người dân tự sản xuất và sản xuất đại trà.

Về chọn tạo giống: tập trung chọn tạo các giống rau, hoa và cây ăn quả theo hướng nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Về quy trình kỹ thuật: tập trung nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các quy trình kỹ thuật sản xuất cho các đối tượng rau, hoa và cây ăn quả; ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các tiêu chuẩn VietGap và GlobalGAP để sản xuất ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao.

Về kinh tế thị trường: nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước cho rau, hoa, quả của Việt Nam; nghiên cứu xây dựng chuỗi liên kết tờ sản xuất tới người tiêu dùng cho các đối tượng rau, hoa và cây ăn quả chủ lực ở các tỉnh phía Bắc, làm nâng cao giá trị gia tăng của người nông dân.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia và các Viện nghiên cứu đã cho thấy, đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tại mỗi quốc gia, mỗi địa bàn khác nhau thì quan điểm, tầm nhìn, chiến lược và giải pháp được áp dụng cũng có sự khác biệt. Hệ thống lại các kinh nghiệm thực tiễn, có thể rút ra bài học kinh nghiệm về đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Viện CLT-CTP như sau:

Thứ nhất, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm là một viện nghiên cứu chuyên ngành, có chức năng nhiệm vụ chính là nghiên cứu chọn tạo giống và xây dựng biện pháp kỹ thuật canh tác về cây lương thực và cây thực phẩm, phục vụ các tỉnh ĐBSH, có trình độ thâm canh, tăng vụ cao của cả nước. Vì vậy, trong

những năm qua, Viện đã tập trung vào việc nghiên cứu nhằm tạo ra các sản phẩm KHCN đáp ứng ngày thích ứng nhu cầu sản xuất và thị trường.

Thứ hai, Viện đã tập trung chọn tạo các giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao để đáp ứng khả năng tăng vụ và thâm canh tại ĐBSH và các địa phương có điều kiện tương tự tại các tỉnh phía Bắc.

Thứ ba, Nghiên cứu chọn tạo các giống cây thực phẩm mới: cây đậu đỗ (chủ yếu là lạc, đậu tương), cây có củ (chủ yếu là khoai tây), một số cây rau quả nhằm phát triển cây trồng vụ đông và các cơ cấu luân canh tại các tỉnh phía Bắc nhằm tăng biện pháp kỹ thuật, tăng vụ, tăng thu nhập.

Thứ tư, Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa, các cây lương thực và cây thực phẩm.

Thứ năm, Viện cũng đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm KHCN của Viện với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cây trồng.

Thứ sáu, thúc đẩy liên kết và hợp tác Quốc tế về nghiên cứu và chuyển giao KHCN về cây lương thực và cây thực phẩm.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 34 - 37)