Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 43 - 44)

3.2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để chọn điểm đảm bảo tính đại diện cho địa bàn nghiên cứu, tiêu chí lựa chọn đối tượng điều tra, phỏng vấn là các phòng quản lý, cán bộ nghiên cứu, chuyển giao của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm và các tổ chức kinh tế . Các tổ chức kinh tế phải có điều kiện để phát triển các giống cây trồng mới đại diện cho các vùng, miền (Miền Bắc, miền Trung). Đại diện Miền Bắc: đề tài chọn Công ty cổ phần giống Nông nghiệp Việt Nam; Công ty cổ phần - Tổng công ty giống cây trồng con nuôi Ninh Bình; Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương, Viện nghiên cứu Ngô. Đại điện Miền Trung: đề tài chọn Công ty giống cây trồng Quảng Bình, Công ty vật tư Nông nghiệp Nghệ An.

Trên cơ sở đó đề tài tiến hành điều tra phỏng vấn:

Cán bộ các phòng quản lý: Có 03 phòng quản lý về nhân lực, tài chính, khoa học. Để tìm hiểu các thông tin về cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực; kết quả nghiên cứu, chuyển giao; kinh phí nghiên cứu các đề tài, dự án, vì vậy đề tài chọn 03 phòng.

Cán bộ nghiên cứu tại các đơn vị: Có 120 cán bộ, chọn 40 cán bộ đại diện cho các lĩnh vực nghiên cứu để phỏng vấn điều tra.

Cán bộ chuyển giao: Có 84 cán bộ tại các phòng chuyển giao trực thuộc các Trung tâm và các cán bộ chuyển giao tại các Bộ môn nghiên cứu, chọn 36 cán bộ đại diện cho các lĩnh vực chuyển giao để phỏng vấn điều tra.

Các tổ chức kinh tế: Có 16 đơn vị tham gia liên kết với Viện. Chúng tôi chọn 06 đơn vị tiêu biểu nhất đại diện cho các giống cây trồng mới của Viện được đưa vào mở rộng sản xuất tại các vùng, miền như: Quảng Bình, Nghệ An, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội... Phương pháp chọn điểm như vậy đảm bảo tính đại diện cho các vùng sản xuất, chuyển giao.

3.2.1.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Để đảm bảo nguồn số liệu đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, đề tài tiến hành khảo sát nhiều nguồn thông tin. Trong đó các thông tin số liệu sơ cấp được thu thập thông qua quá trình điều tra, chọn mẫu với 85 mẫu. Bao gồm: Điều tra các phòng quản lý 03 mẫu; điều tra cán bộ chuyển giao 36; điều tra cán bộ nghiên cứu 40 mẫu và các tổ chức kinh tế (đơn vị tiếp nhận chuyển giao công nghệ) 6 mẫu.

Trên cơ sở phân tích như trên, chúng tôi tiến hành chọn các đối tượng điều tra, số lượng mẫu điều tra (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. Bảng phân bổ mẫu điều tra của đề tài

ĐVT: Người

TT Đối tượng Số cán bộ

phỏng vấn

Các tổ chức kinh tế phỏng vấn 1 Các phòng quản lý của Viện 03 - 2 Cán bộ chuyển giao của Viện 36 - 3 Cán bộ nghiên cứu của Viện 40 - 4 Các tổ chức kinh tế (Công ty, Trung tâm…) 6 6

Tổng cộng 85 6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 43 - 44)