Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nghiên cứu và chuyển giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 69)

NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CỦA VIỆN CLT-CTP 4.2.1. Tổ chức, quản lý các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Viện CLT-CTP trong những năm qua

a. Tổ chức quản lý các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Ngoài chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực của Viện; Viện có nhóm nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực sau:

(1) Nghiên cứu chọn tạo giống lúa ngắn ngày, chất lượng, kháng sâu bệnh hại chính (đạo ôn, bạc lá, rầy nâu).

(2) Nghiên cứu chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất khá, chất lượng khá, chống chịu điều kiện bất thuận (hạn, chịu nóng...).

(3) Nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai năng suất, chất lượng, kháng sâu bệnh. (4) Nghiên cứu chọn tạo giống khoai tây kháng bệnh mốc sương, năng suất cao, phục vụ ăn tươi và chế biến.

Tính chuyên môn sâu của từng nhóm nghiên cứu để liên kết tất cả các đơn vị, đưa ra sản phẩm KHCN trong khi sản phẩm KHCN tạo ra cần hội tụ nhiều tiêu chí, đáp ứng yêu cầu cao cho sản xuất như hiện nay. Ví dụ, khi chọn tạo và phát triển một giống lúa mới, đáp ứng được các tiêu chí cho sản xuất về năng suất, chất lượng, chống chịu tốt với sâu bệnh hại và các điều kiện bất thuận… thì cần phải phối hợp tốt các nghiên cứu chuyên sâu như: nghiên cứu về di truyền chọn giống, công nghệ tế bào trong nuôi cấy bao phấn tạo dòng thuần, sinh học phân tử để chọn gen qui định tính trạng mục tiêu (chất lượng, năng suất, kháng sâu bệnh, chịu hạn…), nghiên cứu về bảo vệ thực vật trong chọn khả năng kháng sâu bệnh cho giống, nghiên cứu về kỹ thuật canh tác để giống đó cho sản xuất hiệu quả nhất. Khi mà sự hợp tác giữa các phần trên không tốt thì chắc chắn giống lúa đó không đáp ứng tốt được các tiêu chí đã đặt ra.

Với chức năng, nhiệm vụ và năng lực KHCN của Viện, trong thời gian qua, Viện CLT – CTP đã được giao chủ trì và tham gia thực hiện nhiều các dự án, đề tài và nhiệm vụ KHCN thuộc các chương trình trong điểm quốc gia, trở thành một trong những Viện đứng đầu trong Bộ NN&PTNT về nghiên cứu khoa học và sản phẩm KHCN tạo ra.

Viện xây dựng quy chế Quy chế quản lý khoa học công nghệ. Quy chế này quy định vai trò, trách nhiệm và trình tự, thủ tục liên quan đến quản lý, điều hành, thực hiện nhiệm vụ khoa học và chuyển giao công nghệ và được áp dụng đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ khoa học và

chuyển giao công nghệ thuộc trách nhiệm quản lý của Viện.

b. Quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ

Quản lý đồng ruộng và các khu vực nghiên cứu: Trên cơ sở diện tích đất canh tác của các đơn vị trực thuộc được Viện giao trực tiếp quản lý, phục vụ cho công tác nghiên cứu và sản xuất.

Bố trí thí nghiệm và các mô hình trình diễn kết quả nghiên cứu: Các thí nghiệm nghiên cứu phải được bố trí theo các phương pháp chuẩn, phù hợp cho từng đối tượng nghiên cứu, phải có biển thí nghiệm và cọc thẻ theo quy định. Các giống và tiến bộ kỹ thuật mới đề nghị công nhận cho vùng đồng bằng sông Hồng cần được ưu tiên xây dựng mô hình trình diễn kết quả nghiên cứu tại Viện; các giống và tiến bộ kỹ thuật mới đề nghị công nhận cho các vùng sinh thái khác phải được xây dựng mô hình trình diễn kết quả tại vùng sinh thái đề nghị cho áp dụng kết quả nghiên cứu.

Kiểm tra, đánh giá định kỳ: Trên cơ sở kế hoạch nghiên cứu của các đề tài/dự án, lãnh đạo Viện và các đơn vị phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham gia các đoàn kiểm tra, đánh giá định kỳ các đề tài, dự án.

Chế độ báo cáo: Tổ chức, cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ KHCN có trách nhiệm báo cáo định kỳ theo biểu mẫu quy định gửi Viện để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện học Nông nghiệp Việt Nam. Trường hợp đột xuất, tổ chức, cá nhân chủ trì có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

Nghiệm thu nhiệm vụ KHCN: Nghiệm thu hàng năm; nghiệm thu kết thúc cấp cơ sở; nghiệm thu cấp Nhà nước, cấp Bộ và các cấp quản lý khác: nghiệm thu các nhiệm vụ cấp Nhà nước, cấp Bộ và các cấp quản lý khác được tiến hành theo các quy chế hiện hành về quản lý các đề tài, dự án khoa học công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và theo quy định của cấp quản lý cấp kinh phí.

c. Quản lý và chuyển giao công nghệ

Các giống cây trồng mới do Viện Cây lương thực và CTP chọn tạo, Viện là cơ quan tác giả, việc chuyển nhượng bản quyền tác giả hoặc uỷ quyền độc quyền sản xuất kinh doanh phải được sự đồng ý của Viện. Các giống cây trồng mới sau khi được công nhận cho sản xuất thử (có quyết định của Bộ NN& PTNT) mới được chuyển giao bản quyền tác giả.

Công tác chuyển giao các giống cây trồng mới phục vụ sản xuất của các đơn vị, cá nhân phải tuân thủ chặt chẽ về kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng hạt giống theo quy định.

Đối với cây rau, màu, các đơn vị sản xuất, kinh doanh và chuyển giao các TBKT phục vụ sản xuất phải chấp hành nghiêm túc quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, chịu trách nhiệm trước Viện và người sản xuất (đối với những giống cây trồng chưa nằm trong danh mục quản lý chất lượng).

Đối với cây ăn quả: Các đơn vị sản xuất, kinh doanh và chuyển giao các TBKT cây ăn quả thực hiện theo Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT, ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Chỉ chuyển giao các giống cây ăn quả (cây ghép, mắt ghép) trong phạm vi đối tượng nghiên cứu, với điều kiện phải duy trì vườn cây đầu dòng tại Viện. Trường hợp các giống cây không phải đối tượng nghiên cứu của Viện, phải được thử nghiệm nghiên cứu có kết quả, được Hội đồng KHCN của Viện xác nhận mới được chuyển giao cho sản xuất.

d. Cơ chế chính sách của nhà nước

Trong những năm qua, để chuẩn bị chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 của Chính phủ:

Trước hết, cơ chế tài chính đối với một Viện nghiên cứu khoa học của Nhà nước hiện còn cứng nhắc, gò bó, có nhiều quy định lỗi thời nhưng chậm được khắc phục. Nhà nước chưa cho các Viện nghiên cứu khoa học được tự do hoạt động gắn với thị trường và đầu tiên là gắn với người sản xuất. Hành lang pháp lý về việc này còn rất nhiều bất cập. Nhiều định mức tài chính cho công tác nghiên cứu khoa học, rất khó cho triển khai thực hiện, nhất là quy trình cấp kinh phí và thanh toán hợp đồng nghiên cứu không phù hợp.

Bên cạnh đó, lượng vốn Nhà nước dành cho nghiên cứu khoa học tạo ra giống mới và nhân ra diện rộng còn rất hạn chế lại không kịp thời nên các Viện nghiên cứu khoa học công nghệ gặp rất nhiều vướng mắc không thể tháo gỡ được.

Công tác quản lí, thúc ép các cơ quan công lập tự chủ tài chính vẫn còn còn yếu kém, chưa dứt khoát và có nhiều lỗ hổng pháp lí; việc phân loại cũng như ban hành quy chế áp dụng tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự ngiệp công lập đặc thù chưa rõ ràng và sát thực tiễn, dẫn tới phải sửa chữa và gia hạn các văn bản, định mức và thời hạn pháp lí nhiều lần mà chưa đạt hiệu quả mong muốn.

4.2.2. Nguồn nhân lực cho nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Viện CLT-CTP giai đoạn 2011 – 2016 CLT-CTP giai đoạn 2011 – 2016

Viện có đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao, uy tín và có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về lĩnh vực cây lương thực và cây thực phẩm.

Để chuẩn bị chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 của Chính phủ, Viện Cây lương thực và CTP đã chú trọng công tác tổ chức, cán bộ; sắp xếp lại cán bộ cho phù hợp với công việc, đáp ứng được nhu cầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ KHCN của Viện.

Hiện tại, Viện Cây lương thực và CTP có 282 cán bộ công nhân viên (không kể số cán bộ hợp đồng), trong đó có 01 Phó Giáo sư, 20 Tiến sỹ, 129 Thạc sỹ, 75 cán bộ Đại học, còn lại 57 người là kỹ thuật viên và công nhân (Chi tiết nguồn nhân lực phân bổ theo cơ cấu tổ chức của Viện Cây lương thực và CTP giai đoạn 2011 – 2016 kèm theo ở phụ lục 01). Viện sở hữu nguồn nhân lực có trình độ cao, luôn tận tụy với công việc nghiên cứu, đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu KH-CN trong thời đại mới.

21 cán bộ có trình độ GS, PGS, tiến sỹ: phần lớn trong số này (19/21) ngoài tham gia nghiên cứu còn được phân công vào công tác quản lý tại các phòng chức năng và các đơn vị nghiên cứu trong Viện với chức danh từ phó trưởng trở lên.

129 cán bộ có trình độ thạc sỹ tham gia vào công tác nghiên cứu KHCN tại các đơn vị, trong đó 8 cán bộ được phân công vào công tác quản lý tại các phòng chức năng và các đơn vị nghiên cứu với chức danh từ phó trưởng trở lên.

75 cán bộ đại học tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, phục vụ nghiên cứu tại các phòng quản lý và đơn vị nghiên cứu trong Viện.

57 kỹ thuật viên được phân công tham gia phục vụ cho nghiên cứu Khoa học công nghệ tại các phòng/Trung tâm/Bộ môn nghiên cứu trong Viện.

Tuy nhiên đến nay vẫn còn thiếu các chuyên gia giỏi, có trình độ cao đứng đầu trong các nhóm nghiên cứu và đơn vị: tuy số lượng cán bộ KHCN có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ của Viện tương đối cao (chiếm hơn ½ số cán bộ KHCN của Viện), nhưng còn thiếu cán bộ có trình độ cao, chuyên môn giỏi để đứng đầu trong các nhóm nghiên cứu, chủ trì các nhiệm vụ KHCN quan trọng từ cấp Bộ trở lên còn thiếu. Chỉ có 12 trên tổng số 21 cán bộ KHCN có trình độ GS,

PGS, Tiến sỹ của Viện tham gia vào chủ trì các nhiệm vụ KHCN từ cấp Bộ trở lên; một số lĩnh vực nghiên cứu của Viện như Bảo vệ Thực vật, Kỹ thuật canh tác, công nghệ tế bào chưa có chuyên gia giỏi; một số lĩnh vực nghiên cứu khác như Di truyền và chọn giống, di truyền phân tử phân tử, sinh lý – sinh hóa mỗi lĩnh vực có từ 1 đến 2 chuyên gia giỏi tham gia.

Bảng 4.12. Nguồn nhân lực của Viện Cây lương thực và CTP giai đoạn 2011 – 2016

TT Chức danh Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 GS, PGS 1 1 1 1 1 1 2 Tiến sỹ KH 12 12 16 17 20 20 3 Thạc sỹ 62 85 94 101 92 129 4 Đại học 108 112 127 117 118 75 5 Kỹ thuật viên, công nhân 74 76 74 64 58 57

Tổng cộng 257 286 312 300 289 282

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Viện CLT- CTP (2016)

Bảng 4.13. Đánh giá về nguồn nhân lực cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao của Cây lương thực và CTP

TT Nội dung Tổng số

Dư thừa Đủ Thiếu

Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) 1 Nguồn nhân lực cho nghiên cứu khoa học của Viện

40 7 17,5 30 75 3 7,5

2

Nguồn nhân lực cho chuyển giao của Viện

36 0 0 10 27,78 26 72,22

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Qua bảng 4.13 Ta thấy nguồn nhân lực cho nghiên cứu khoa học của Viện là đủ đạt 75%, bên cạnh đó vẫn có ý kiến cho là thừa vì một số các đơn vị vẫn còn có các cán bộ có trình độ cao nhưng không chịu tham gia nghiên cứu, một mặt do ảnh hưởng của cơ chế bao cấp chưa thích ứng với cơ chế tự chủ, mặt khác do tình trạng sức khỏe và vị trí việc làm chưa phù hợp.

sắp xếp cho các cán bộ dư thừa nghỉ chế độ theo đề án Tinh giản biên chế (Nghị định 108/2014/ NĐ/CP ngày 20/11/2014), điều này cũng không ảnh hưởng lớn đến nguồn nhân lực cho nghiên cứu khoa học của Viện.

Nguồn nhân lực cho chuyển giao của Viện là thiếu, chỉ đạt 27,78%. Vì vậy trong giai đoạn tới Viện cần chú trọng bổ sung nguồn nhân lực cho công tác chuyển giao.

4.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh phí cho nghiên cứu, chuyển giao

Đầu tư của Nhà nước cho nghiên cứu còn ít, chưa tới ngưỡng nên chất lượng các sản phẩm khoa học công nghệ đối với lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế. Theo báo cáo của chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội các Viện nghiên cứu NN Châu Á Thái Bình Dương (APAARI) tại Bangkok tháng 9/2015 thì Việt Nam đầu tư cho nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp là 0,2% GDP nông nghiệp, trong khi ở Braxin là 1,8% (2006), Trung Quốc là 0,5% (2007) và các nước Đông Nam Á khoảng 0,5-0,6%.

Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao TBKT và phát triển trong công nghệ nông còn dàn trải và chưa tương xứng với nhu cầu. Theo thông tấn xã Việt Nam, báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008) .Tỷ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp hiện nay là 2,3% tổng đầu tư ngân sách vào nông nghiệp và 0.1%GDP. Tỷ lệ này quá thấp và do đó chưa đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm khoa học công nghệ. So với đầu tư của các nước ASEAN vào KHCN nông nghiệp, Việt Nam chỉ bằng ¼ so vứi Philippines, Indonesia và 1/7 so với Malaysia.Tỷ lệ này là 1% GDP ở Úc; 1.3% GDP ở Canada; 0,7% GDP ở Mỹ tức là gấp hàng chục lần so với Việt Nam.

* Về nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao

- Nguồn ngân sách Nhà nước:

Các nhiệm vụ nghiên cứu của Viện được Nhà nước cấp kinh phí cho triển khai thực hiện. Tuy nhiên, lượng kinh phí ở các nhiệm vụ này có giới hạn. Các nhiệm vụ KHCN được giao gần như đã được hình thành mức giới hạn tối đa về kinh phí chỉ phụ thuộc vào từng cấp quản lý, như cấp cơ sở, cấp ngành, cấp quốc gia... Do vậy, các nhiệm vụ có qui mô lớn, yêu cầu về khoa học và công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm có tiêu chí cao, thậm chí phải thuê phân tích ở nước ngoài yêu cầu kinh phí lớn là không được phê duyệt. Điều này sẽ khó để tạo ra được sản phẩm có chất lượng khoa học và công nghệ cao. Kinh phí hàng năm nguồn vốn

ngân sách Nhà nước giao cho các hoạt động nghiên cứu cơ bản; thu thập, duy trì, đánh giá các vật liệu phục vụ cho công tác chọn tạo giống cây trồng; cho nghiên cứu về đất và phân bón; cho nghiên cứu dự tính, dự báo, phòng trừ dịch hại nói chung còn hạn chế.

Bảng 4.14. Đánh giá kinh phí nghiên cứu của Viện Cây lương thực và CTP

TT Nội dung Tổng Tốt Khá Trung bình Thấp SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 1 Nguồn kinh phí cho nghiên cứu khoa học công nghệ của Viện

40 1 2,5 15 37,5 22 55 2 5

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Qua bảng 4.14 ta thấy: Nguồn kinh phí cho công nghiên cứu khoa học công nghệ đạt mức trung bình là 55%, và mức tốt nhất chỉ đạt 2,5% điều này chứng tỏ nguồn kinh phí đầu tư cho công nghiên cứu khoa học công nghệ là rất thấp so với yêu cầu.

-Nguồn kinh phí phối hợp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)