Các giải pháp chung ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 96 - 98)

1) Để tạo sự liên kết, tăng cường sức mạnh và hiệu quả hoạt động của hệ thống các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao TBKT trong nông nghiệp theo hướng liên thông, hợp lý, hiệu quả cần tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức hoạt động nghiên cứu, chuyển giao TBKT trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, Bộ nông nghiệp và PTNT cần tiếp tục đẩy mạnh việc sắp xếp lại hệ thống nghiên cứu theo nhóm các nhiệm vụ nghiên cứu (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và hàng hóa công), ban hành Bộ Quy chuẩn về quản lý đối với hệ thống các viện theo mô hình “viện mẹ - viện con”; thành lập các học viện vừa có chức năng nghiên cứu, vừa có chức năng đào tạo; tích cực thực hiện Quy chế liên kết viện – trường đã được ban hành. Đẩy mạnh đổi mới tổ chức quản lý nhà nước về KH&CN nông nghiệp phải tiếp tục được Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định là một trong những nhiệm vụ chính trong thời gian tới nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao TBKT phục vụ thiết thực sự phát triển bền vững của cả ngành nông nghiệp.

2) Để nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tế về KHKT trong sản xuất nông nghiệp cần tiếp tục đổi mới chính sách về quản lý hoạt động nghiên cứu, chuyển giao TBKT trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, trước mắt cần hoàn thiện cơ chế, chính sách gắn kết các hoạt động nghiên cứu với chuyển giao từ đầu vào đến đầu ra của quá trình, gắn nghiên cứu với thực tiễn sản xuất đồng thời trên cơ sở thực tiễn sản xuất cần dự báo để đặt hàng nghiên cứu. Trên cơ sở dự báo và cân đối được cung - cầu về nghiên cứu và chuyển giao TBKT, Bộ Nông nghiệp và PTNT (với sự thống nhất với một số Bộ ngành liên quan khác. cần thành lập được một quỹ nghiên cứu - chuyển giao TBKT nông nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu nghiên cứu, chuyển giao trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, tiếp tục đổi mới cơ chế đấu thầu, giao đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao để đảm bảo các nhiệm vụ được thực hiện tốt nhất, hiệu quả nhất và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn nhất.

3) Để tăng cường năng lực về cơ sở vật chất hạ tầng và kinh phí hoạt động, đảm bảo sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hạ tầng và kinh phí trong các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao TBKT trong sản xuất nông nghiệp cần tiếp tục đổi

mới chính sách về đầu tư và kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng TBKT trong sản xuất nông nghiệp.Cụ thể: Hoàn thiện quy trình hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả từ đánh giá – xác định nhu cầu – xét duyệt kinh phí – đấu thầu/hỗ trợ theo đúng nhu cầu, bên cạnh đó chú ý chính sách cấp duy tu bảo dưỡng và khấu hao tài sản cố định hợp lý. Mức và cơ cấu đầu tư kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ cũng cần được điều chỉnh nhằm giúp chọn lọc và tập trung nghiên cứu và chuyển giao TBKT theo các ưu tiên đã được xác định. Cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao cũng cần được tiếp tục đổi mới theo hướng đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch trong sử dụng kinh phí cho nghiên cứu và chuyển giao KHKT.

4) Để nâng cao năng lực nghiên cứu và chuyển giao TBKT trong sản xuất nông nghiệp góp phần đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả sử dụng các sản phẩm của hoạt động nghiên cứu, chuyển giao cần tiếp tục đổi mới chính sách phát triển nguồn nhân lực.Cụ thể: cơ chế tuyển dụng cán bộ cần được điều chỉnh dựa trên tiêu chí chính là năng lực làm việc và khả năng sáng tạo của cán bộ nhằm bổ sung và phát triển được lực lượng nhân lực nghiên cứu và chuyển giao TBKT có chất lượng cao. Đi kèm với cơ chế này là cơ chế đánh giá năng lực của cán bộ cũng cần được điều chỉnh nhằm đánh giá đúng kết quả công việc, khuyến khích tăng hiệu quả nghiên cứu, chuyển giao đồng thời gắn liền với chính sách bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ để gắn hoạt động nghiên cứu và chuyển giao TBKT với quản lí KH&CN, đảm bảo tính hiệu quả cao. Các chính sách khuyến khích, tạo động lực cho cán bộ (thu nhập, thưởng phạt, đào tạo, phúc lợi…) cũng cần được xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế và theo nhiệm vụ được giao để tạo được động lực khuyến khích cho khối cán bộ nghiên cứu và chuyển giao TBKT.

5) Để tạo môi trường công bằng trong hoạt động nghiên cứu, chuyển giao TBKT; nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, chuyển giao; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động nghiên cứu và chuyển giao TBKT cần đổi mới các chính sách phát triển thị trường KH&CN trong ngành nông nghiệp. Cụ thể: hoàn thiện cơ chế, chính sách (tài trợ kinh phí hoạt động nghiên cứu, chuyển giao; tôn vinh …) khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu và chuyển giao TBKT, đặc biệt cần chú ý thực hiện thương mại hóa các sản phẩm KH&CN cả từ phía người nghiên cứu và đối tượng nhận chuyển giao. Bên cạnh

đó, để thị trường KH&CN có thể hình thành và phát triển thì môi trường pháp lí cho các hoạt động trong thị trường này là rất cần thiết và hiện vẫn gần như mới chỉ được bắt đầu quan tâm nên cần được Nhà nước sớm chỉ đạo hoàn thiện.

6) Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận và ứng dụng các chuyển giao TBKT của đối tượng nhận chuyển giao và ứng dụng TBKT cần tăng cường chính sách hỗ trợ bên nhận chuyển giao và ứng dụng TBKT trong sản xuất nông nghiệp bao gồm các vấn đề về hỗ trợ cho người nhận chuyển giao TBKT đặc biệt chú ý đến khối người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số về kiến thức, vốn (hạn mức, thời gian…) nên được xem xét điều chỉnh để đảm bảo đủ năng lực cho ứng dụng TBKT trong sản xuất nông nghiệp. Hạn điền là vấn đề đang rất được quan tâm do liên quan nhiều đến hiệu quả sản xuất và khả năng ứng dụng TBKT cũng cần được chỉnh sửa. Cơ chế thị trường, đặc biệt là thị trường cho các sản phẩm ứng dụng TBKT, cần được Nhà nước tiếp tục hoàn thiện theo hướng giảm rủi ro cho người sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 96 - 98)