Năng lực thực hiện công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 92 - 96)

* Hệ thống tổ chức KH&CN

Hệ thống các viện, trường hiện nay chưa thực sự phù hợp với yêu cầu phát triển ngành. Đội ngũ cán bộ khoa học tuy đông nhưng năng lực còn hạn chế; cơ sở vật chất tuy đã được đầu tư mở rộng, nâng cấp nhưng còn yếu kém, trang thiết bị còn thiếu, thô sơ, lạc hậu, không đồng bộ.

Các tổ chức nghiên cứu và chuyển giao của Nhà nước chưa thực sự phát huy cao tính tự chủ và năng động; cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm chưa đồng bộ.

Đào tạo nhân lực cho KH&CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn chưa gắn lý thuyết với thực hành. Chưa có sự hợp tác với các doanh nghiệp nên sản phẩm tạo ra của nhiệm vụ KH&CN còn thiếu tính ứng dụng thực tiễn và chưa được doanh nghiệp tiếp nhận.

* Xác định nhiệm vụ KH&CN và gắn kết nghiên cứu- chuyển giao khoa học kỹ thuật

Việc xác định nhiệm vụ KH&CN còn chưa có kế hoạch dài hạn, việc đặt hàng các phòng thí nghiệm và các tổ chức KH&CN còn nhiều hạn chế; kết quả nghiên cứu còn chậm được triển khai, ứng dụng trong thực tiễn. Vẫn có tình trạng thiếu các nghiên cứu chuyên sau trên một số đối tượng sản phẩm. Nhiệm vụ KH&CN nhiều nhưng cơ cấu nhiệm vụ chưa hợp lý, thiếu sự gắn kết trong khâu xác định nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai thực hiện; phần lớn các nghiên cứu tập trung vào khâu giống, quy trình canh tác; nghiên cứu về chế biến sâu, gia tăng giá trị của sản phẩm còn chưa được chú trọng đúng mức.

Hiệu quả hoạt động KH&CN chưa cao; nhiều nhiệm vụ KH&CN, đề tài, dự án sau khi nghiệm thu không được kế thừa để tiếp tục đi đến sản phẩm cuối

cùng ứng dụng thực tiễn. Hoạt động khuyến nông còn dàn trải nên sự liên kết giữa nghiên cứu KHCN và chuyển giao, ứng dụng vào thực tiễn ở nhiều khâu còn lỏng lẻo.

* Năng lực thực hiện quy chế quản lý KHCN và luật chuyển giao khoa học công nghệ

- Việc triển khai xây dựng các quy chế tại các Viện trên các cơ sở quy định hiện hành về quản lý KHCN và chuyển giao khoa học công nghệ còn chậm, mặc dù giao cho các đơn vị thực hiện tự chủ, nhưng kinh phí cấp chưa thực hiện theo hình thức giao khoán nên việc triển khai nghiên cứu còn bị động, một số hoạt động vẫn phải tuân thủ theo các định mức kinh tế kỹ thuật đã cũ, không còn phù hợp.

- Việc ban hành các thông tư, quyết định liên quan đến quản lý KHCN và chuyển giao khoa học công nghệ còn thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với một số hoạt động của các đơn vị.

- Lãnh đạo các cấp chưa quan tâm triệt để, kiên quyết đến việc khoán sản phẩm cuối cùng hay theo đơn đặt hàng một cách thực tế, một số đề tài thực hiện được nhưng vẫn phải áp dụng theo cơ chế quản lý như đối với các đề tài chưa thực hiện được

- Lợi nhuận đem lại từ chuyển giao khoa học công nghệ đối với tác giả, nhóm tác giả chưa được thỏa đáng (theo Luật Sở hữu trí tuệ), không có quy định về giá cả chuyển nhượng, phần lớn do các bên tự thỏa thuận; chưa có phân định rõ ràng sản phẩm đầu từ kinh phí NSNN cấp kinh phí hay do nguồn kinh phí tự có của đơn vị. Vì vậy, chưa thu hút được cán bộ có trình độ chuyên môn về chuyển giao công nghệ

* Trình độ ngoại ngữ của cán bộ KHCN còn hạn chế

Ngoài kiến thức, trình dộ chuyên môn được đào tạo, cán bộ KHCN cần phải liên tục tra cứu, học hỏi, cập nhật thông tin KHCN để nâng cao sự hiểu biết và trình độ KHCN của bản thân, đặc biệt là những thông tin KHCN tiên tiến trên thế giới được công bố không phải bằng tiếng Việt. Trình độ ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết để cho cán bộ KHCN làm được việc này. Tuy nhiên, thực tế thì trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) của lực lượng KHCN của Viện CLT – CTP còn rất hạn chế, Hiện tại chủ yếu những cán bộ được đào tạo tại nước ngoài mới có đủ năng lực ngoại ngữ để tra cứu thông tin KHCN tại các tạp chí hoặc dữ liệu

nước ngoài. Các cán bộ được đào tạo trong nước chỉ có thể đọc, tra cứu những tài liệu tiếng Anh với những thông tin KHCN rất khiêm tốn. Đây là một yếu tố hạn chế rất lớn cho sự phát triển nguồn nhân lực KHCN của Viện trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam hội nhập quốc tế và được đánh giá là nước có nền KHCN ở mức trung bình thấp, tụt hậu xa so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

*Một bộ phận cán bộ chưa tâm huyết, chán nản hoặc làm việc theo cách chống đối: điều này dẫn đến hiệu quả công việc thấp. Đặc biệt với cơ chế tài chính, cơ chế xin cho trong việc xét tuyển nhiệm vụ KHCN, cơ chế quản lý các nhiệm vụ KHCN của Việt Nam như hiện nay đã giảm tâm huyết, giảm tư duy khoa học và tính tích cực trong nghiên cứu KHCN của không ít chuyên gia giỏi của Viện.

* Phần lớn các chuyên gia giỏi có trình độ chuyên môn cao không tập trung nhiều thời gian cho nghiên cứu:

Chính sách bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo còn nhiều bất cập, các chức danh quản lý và lãnh đạo từ trưởng, phó các đơn vị nghiên cứu trở lên phải có trình độ tiến sỹ hoặc là thạc sỹ nhưng đang học chương trình tiến sỹ (đang là nghiên cứu sinh), phần lớn (19/21) cán bộ có trình độ tiến sỹ và một số thạc sỹ có năng lực tốt đã được bổ nhiệm vào chức danh quản lý và lãnh đạo. Ngoài ra, chính sách bổ nhiệm mới chỉ chú ý tới năng lực quản lý điều hành hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao. Chưa chú ý tới đào tạo về nghiệp vụ điều hành, quản lý, tổ chức nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao. Với những thủ tục hành chính phức tạp như hiện nay thì những cán bộ này phải dành nhiều thời gian hơn cho xử lý những sự vụ trong công tác lãnh đạo và quản lý, thời gian cho công tác nghiên cứu KHCN ít hơn.

Theo bảng 4.19 ta thấy, năng lực (trình độ chuyên môn, ngoại ngữ…) của các cán bộ chuyển giao đạt mức khá, cũng như cán bộ nghiên cứu giai đoạn tới cần phải tập trung đào tạo nâng cao năng lực, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất.

Chất lượng các sản phẩm khoa học công nghệ đạt mức khá , chứng tỏ quy mô được nhân rộng,chế độ tiền lương, đãi ngộ đối với cán bộ chuyển giao đạt ở mức độ trung bình, vì vậy phải có cơ chế khen thưởng cán bộ chuyển giao.

Bảng 4.19. Đánh giá năng lực, kinh phí chuyển giao, chế độ đãi ngộ và chất lượng sản phẩm KHCN của Viện Cây lương thực và CTP

TT Nội dung Tổng Tốt Khá Trung bình Thấp SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 1

Năng lực (tính năng động, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ…) của các cán bộ chuyển giao trong Viện

36 5 13,88 22 61,11 5 13,88 4 11,11

2 Nguồn kinh phí cho công tác chuyển giao các sản

phẩm khoa học công nghệ của Viện 36 0 0 10 27,78 21 58,33 5 13,89

3 Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ chuyển giao của

Viện 36 0 0 3 8,33 25 69,44 8 22,22

4 Chất lượng các sản phẩm khoa học công nghệ của

Viện dùng để chuyển giao 36 11 30,55 21 58,33 3 8,33 1 2,77

4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CỦA VIỆN CLT-CTP GIAI ĐOẠN 2017-2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 92 - 96)