Kinh nghiệm đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 31 - 34)

nước trên thế giới

* Tại châu Á và vành đai Thái Bình Dương

Trong những năm 90 của thế kỷ trước, cùng với cơ cấu khu vực và cơ cấu kinh tế đang thay đổi, các Chính phủ đã cố gắng đặt khoa học và công nghệ vào vị trí trung tâm hơn ở trong các chương trình phát triển kinh tế của mình. Các nước đã hướng khoa học của khu vực công tới thị trường và tìm kiếm sự tăng trưởng của KH&CN trong tương lai và ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Tại nhiều nước, trình độ phát triển công nghiệp, phát triển nguồn nhân lực và quy chế liên kết KH&CN giữa các ngành có sự khác biệt nhau. Nét chung lớn trong chính sách khoa học quốc gia là sự quan tâm của các nước đối với việc xây dựng những cấu trúc liên kết bền vững giữa việc sáng tạo ra khoa học và ứng dụng khoa học. Hầu hết các nước trong khu vực châu Á – vành đai Thái Bình Dương đã tăng tổng kinh phí trong nước dành cho R&D. Hàn Quốc, Xingapo, Đài Loan và Úc có sự gia tăng tỷ trọng đóng góp củ khu vực tư nhân cho R&D cao hơn mức tăng nói chung ở châu Âu hoặc Mỹ. Một số nước đã triển khai những chính sách đặc thù nhằm liên kết các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các năng lực khoa học và công nghệ. Đa số các nước trong khu vực đã đưa vào áp dụng các bộ luật bằng sáng chế, quyền tác giả, mẫu thiết kế và nhãn hiệu hàng hóa dựa trên các hiệp định quốc tế như Hiệp định thương mại Thế giới về các khía cạnh của quyền sở

hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS) (Vũ Đình Cự, 2000).

Các nước trong khu vực châu Á – vành đai Thái Bình Dương có sự đa dạng về chính sách khoa học và phát triển khoa học và công nghệ:

Thái Lan hỗ trợ mạnh cho công nghệ vi điện tử, công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Hoạt động R&D trong khu vực công cộng rất ít. Khu vực tư nhân dành chi phí cho R&D còn ít và là khu vực yếu kém về mặt kỹ thuật.

Tại Malaysia trong giai đoạn 1996-2000, Chính phủ tập trung hỗ trợ công nghệ thông tin và liên lạc, vi điện tử, công nghệ sinh học và khoa học về đời sống, công nghệ chế tạo tiên tiến, vật liệu và công nghệ liên quan đến năng lượng và môi trường. Chính phủ có ý định cho các tổ chức nghiên cứu chính của khu vực công có sự tự chủ về tài chính và khuyến khích chúng tìm kiếm được nhiều hơn sự đóng góp của khu vực tư nhân.

Xingapo chú trọng phát triển công nghệ cao có giá trị gia tăng, nhằm mục tiêu vào ba lĩnh vực chủ chốt: cải tiến năng lực công nghệ nội sinh; khuyến khích R&D của khu vực tư nhân và tăng số nhà nghiên cứu tích cực trong cả nước. Trong khi mục tiêu ngắn hạn là tập trung vào phát triển đội ngũ đầu đàn trong các công nghệ then chốt, còn chiến lược dài hạn hơn là bao gồm chiến lược bồi dưỡng những năng lực đổi mới và kinh doanh công nghệ.

Tại Úc, Chính phủ Liên bang đã tăng đáng kể hỗ trợ cho khoa học và đổi mới công nghệ với việc xác lập những khuyến khích đối với công nghiệp, tăng đáng kể trang thiết bị cho nghiên cứu ở trường đại học và các chương trình cấp tiền nghiên cứu có sức cạnh tranh. Một đặc thù của Úc trong việc định những ưu tiên quốc gia là sự xem xét từ trên xuống dưới được thực hiện ở mức tối thiểu.

* Kinh nghiệm của Trung Quốc

Ở Trung Quốc đã diễn ra nhiều biến đổi lớn trong lĩnh vực KH&CN kể từ khi Chính phủ lần đầu tiên xây dựng và ban hành một loạt các luật, các kế hoạch và các chương trình để thực hiện những chính sách mới áp dụng về cải cách, bao gồm cả việc mở cửa ra thế giới bên ngoài. Chính phủ nhấn mạnh rằng KH&CN phải được xem là lực lượng sản xuất số 1 và là nhân tố quyết định hàng đầu thúc đẩy đóng góp vào sự phồn vinh của đất nước cũng như lực lượng được ưu tiên cổ vũ của nền kinh tế và phát triển xã hội. Sự thúc đẩy KH&CN ở Trung Quốc tập trung vào việc tăng cường hỗ trợ nghiên cứu cơ bản, khuyến khích công tác phát

triển bền vững, nhập công nghệ tiên tiến và đổi mới công nghệ trong lĩnh vực doanh nghiệp, đẩy nhanh việc phát triển công nghiệp kỹ thuật cao. Những cải cách KH&CN trong thập niên 1985-1995 đã góp phần tạo ra thay đổi to lớn ở nông thôn Trung Quốc, đã đem lại thành công là nâng cao năng suất lao động nông nghiệp và thách thức mới là ô nhiễm môi trường. Mặt khác, do các viện nghiên cứu và triển khai về nông nghiệp thường tỏ ra chậm trễ trong việc tạo ra thị trường công nghệ có hiệu quả, do thiếu kinh nghiệm của các cán bộ nghiên cứu, do nông dân không muốn trả tiền cho công nghệ và dịch vụ…khả năng để thực hiện chuyển giao công nghệ có hiệu quả sẽ được cải thiện cùng với sự phát tiển của doanh nghiệp nông thôn là nơi sẽ cung cấp thị trường mới cho KH&CN. Điều này mở ra sự thay đổi cần thiết trong chương trình nghiên cứu và hướng ưu tiên của các viện nghiên cứu về khoa học nông nghiệp ở Trung Quốc (Vũ Đình Cự, 2000).

* Kinh nghiệm của Mỹ

Đối với Mỹ, khoa học và công nghệ quyết định sự phát triển thế kỷ XXI. Về khoa học, Chính phủ Mỹ đã đề ra mục tiêu “khoa học và lợi ích quốc gia” như sau: Giữ vững vị trí dẫn đầu về đỉnh cao của kiến thức khoa học; Đẩy mạnh mối liên hệ giữa nghiên cứu cơ bản và những mục tiêu lớn của quốc gia; Động viên sự hợp tác để thúc đẩy đầu tư cho khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật và việc sử dụng hiệu quả các tài nguyên vật chất, con người và tài chính; Đào tạo nên những nhà khoa học và kỹ sư tài năng nhất cho thế kỷ XXI; Nâng cao trình độ thông thạo về KH&CN cho mọi người dân Mỹ. Về công nghệ, Chính phủ Mỹ đề ra chính sách công nghệ nhằm đạt được những mục tiêu quốc gia sau: Mỹ phải giữ vững sự cam kết lâu dài đối với công cuộc nghiên cứu, giáo dục và đổi mới; Vai trò của Chính phủ Liên bang đối với chính sách công nghệ là tạo ra một môi trường doanh nghiệp trong đó những lỗ lực đổi mới và cạnh tranh của khu vực tư nhân có thể nở rộ; Chính phủ Liên bang phải khuyến khích phát triển, thương mại hóa và sử dụng công nghệ dân sự; Chính phủ Liên bang phải giúp tạo ra một hạ tầng cơ sở có tầm cở thế giới vào thế kỷ XXI để hỗ trợ nền công nghiệp Mỹ và mở rộng thương mại; Mỹ phải phát triển một đội ngũ lao động có tầm cở thế giới đủ sức tham gia vào sự thay đổi nhanh chóng của một nền kinh tế dựa trên tri thức (Vũ Đình Cự, 2000).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 31 - 34)