Huy động nguồn lực cho nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 50 - 55)

Viện CLT-CTP trong những năm qua

a. Nguồn kinh phí được giao hàng năm

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) là đơn vị dự toán cấp 2 thuộc Bộ NN&PTNT) giao dự toán kinh phí trên cơ sở số biên chế được giao và danh mục các đề tài, dự án đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt cho Viện.

Bảng 4.2. Kinh phí được giao giai đoạn 2011-2016

ĐVT: Triệu đồng

TT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng cộng 1 Đề tài cấp Nhà nước 5.102 4.045 9.365 6.400 2.850 600 28.362 2 Đề tài cấp bộ 8.060 10.100 11.000 9.500 10.250 8.500 57.410 3 Đề tài cấp cơ sở 1.200 1.200 4 Dự án Giống 7.000 11.500 12.800 14.780 46.080 5 Dự án khuyến nông 2.000 3.500 2.800 8.300 Tổng cộng 14.362 14.145 29.365 30.900 28.700 26.450 141.352

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Viện CLT-CTP (2016) Từ bảng 4.2 cho thấy, kinh phí chi cho các đề tài được ngân sách Nhà nước cấp từ năm 2011-2013 là tăng dần đều, đạt mức ổn định, tuy nhiên từ năm 2014- 2016 số kinh phí được cấp bị giảm dần, điều này chứng tỏ nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho KHCN giảm dần, tiến tới thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Bảng 4.3. So sánh kinh phí được giao với nhu cầu đề xuất giai đoạn 2011-2016

ĐVT: Triệu đồng TT Nội dung Nhu cầu Được giao Được giao/ Nhu cầu So sánh (%) 1 Đề tài cấp Nhà nước 99.000 28.362 29 2 Đề tài cấp bộ 252.400 57.410 23 3 Đề tài cấp cơ sở 3.500 1.200 34 4 Dự án Giống 88.000 46.080 52 5 Dự án khuyến nông 28.300 8.300 29 Tổng cộng 471.200 141.352 30

Nguồn: Tổng hợp số liệu tác giả (2016) Từ bảng số liệu 4.3 ta thấy, cơ chế và khả năng huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, nhu cầu rất lớn nhưng mức được đầu tư còn hạn hẹp:

* Cơ chế chính sách:

- Khó khăn, tồn tại:

Các chính sách cụ thể phục vụ cho phát triển KH&CN chưa thực sự đồng bộ để phục vụ có hiệu quả nhu cầu phát triển của thực tế sản xuất kinh doanh.

Quá trình đổi mới cơ chế, chính sách phát triển KH&CN, về mặt chủ trương, đường lối thông thoáng, định hướng rõ ràng, nhưng về mặt thực tế vẫn còn nhiều bất cập, khó thực hiện và khó đi vào thực tiễn cuộc sống. Nhận thức của các nhà quản lý các cấp, cơ chế điều hành, quản lý còn mang tính độc lập, chưa có sự phối hợp chặt chẽ. Cơ chế đầu tư và chính sách cho KH&CN chưa đáp ứng kịp đòi hỏi của thực tế hoạt động KH&CN. Các chương trình KH&CN trọng điểm, mục tiêu quốc gia về KH&CN chưa đổi mới.

Đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, chính sách để tạo sự phát triển của các doanh nghiệp chưa thực sự hấp dẫn và hiệu quả, vì vậy chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Chưa có chính sách được ưu tiên vay vốn với lãi suất ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị sản xuất ứng dụng KH&CN, nhất là công nghệ cao; chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, hình thành hiệp hội ngành nghề, sản xuất quy mô lớn.

Mô hình quản lý nhà nước về khuyến nông vẫn chưa ổn định, thống nhất; chưa rõ vai trò quản lý Nhà nước của Bộ đối với hệ thống khuyến nông địa phương. Chính sách cho khuyến nông viên cấp xã chưa được thống nhất, chế độ cho khuyến nông viên cơ sở thấp, mang tính phụ cấp, làm thêm mà chưa có sự chuyên trách...

- Nguyên nhân

Cơ chế quản lý KH&CN còn chậm đổi mới, mang tính hành chính, tập trung chủ yếu vào quản lý tiến độ, thủ tục giao nhận nhiệm vụ KH&CN, chưa chú trọng nhiều đến chất lượng sản phẩm đầu ra cuối cùng; chưa gắn kết nhiệm vụ nghiên cứu với yêu cầu phát triển của ngành và đòi hỏi của thị trường; chưa có cơ chế ràng buộc chuyển giao TBKT vào sản xuất đối với các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng có sử dụng ngân sách nhà nước; phối hợp giữa nghiên cứu và đào tạo còn hạn chế; cơ chế tài chính cho nghiên cứu KH&CN còn nhiều thủ tục rườm rà, định mức chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật còn lạc hậu; thiếu chính sách đồng bộ khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư vào nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ.

Công tác xây dựng cơ chế chính sách nhìn chung còn chậm và thiếu đồng bộ. Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về KH&CN còn thiếu chủ động, quyết liệt. Do thiếu hướng dẫn cụ thể

và không đồng bộ giữa các chính sách nên việc chuyển đổi cơ chế hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập, trong đó có ngành nông nghiệp sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn nhiều vướng mắc.

Sự phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa Trung ương với các địa phương chưa chặt chẽ; nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chậm được tháo gỡ.

Mặc dù, gần đây các dự án, nhiệm vụ khuyến nông Trung ương đã điều chỉnh theo hướng tập trung các sản phẩm chủ lực phục vụ tái cơ cấu, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế: chưa có cơ chế phối hợp giữa trung ương, địa phương nên có nhiều trùng lặp.

* Khả năng huy động vốn

Kinh phí đầu tư cho nghiên cứu và chuyển giao KH&CN trong nông nghiệp còn thấp so với yêu cầu, mới được khoảng 0,21% GDP nông nghiệp (Trung Quốc 1,55%, Hàn Quốc 3,4%). Hiện tại, nguồn lực đầu tư cho các nhiệm vụ nghiên cứu cấp Bộ, Nhà nước đáp ứng khoảng 25%, khuyến nông 29%, chương trình giống 52% so với nhu cầu. Đầu tư còn dàn trải và thiếu trọng tâm, trọng điểm; việc xã hội hóa nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học còn chậm, tỷ lệ đầu tư ngoài ngân sách cho nông nghiệp còn thấp, chưa có giải pháp hữu hiệu để huy động được các nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp và toàn xã hội cho khu vực này.

Do thiếu kinh phí đầu tư nên cơ sở vật chất kỹ thuật ở nhiều Viện nghiên cứu về nông nghiệp rất lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, nhất là nghiên cứu về công nghệ sinh học, công nghệ cao trong nông nghiệp.

Ngân sách Nhà nước đầu tư cho khuyến nông còn thấp, chưa ổn định đáp ứng 29% so với nhu cầu. Tư tưởng ỷ nại, trông chờ nguồn ngân sách nhà nước, chưa có các chính sách mang tính đột phá để đẩy mạnh thu hút các nguồn lực từ doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đầu tư cho hoạt động khuyến nông, do vậy nguồn lực khuyến nông còn hạn chế, chủ yếu từ ngân sách nhà nước.

b. Nguồn kinh phí phối hợp, tự chủ

Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm các tổ chức KH&CN thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/09/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, mức tự

bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp bằng Tổng số nguồn thu sự nghiệp chia cho Tổng số chi hoạt động thường xuyên nhân với 100%. Từ đó phân thành 3 loại:

(1) Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động: Đơn vị có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 100%; đơn vị đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, từ nguồn ngân sách Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng;

(2) Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Là đơn vị có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ trên 10% đến dưới 100%. (3) Đơn vị sự nghiệp do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động: Đơn vị có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ 10% trở xuống; đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu. Hiện nay, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm được phân vào nhóm thứ 2: Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động tức có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động dao động từ 10% đến 100%.

Thực hiện cơ chế tự chủ như đã nêu trên, ngoài phần kinh phí ngân sách nhà nước được giao hàng năm, Viện tìm kiếm các nguồn phối hợp từ các địa phương và từ sản xuất kinh doanh (SXKD) của Viện để đảm bảo chi phí chung của Viện cũng như phát triển được các thế mạnh trong nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ.

Bảng 4.4. Kinh phí phối hợp, tự chủ giai đoạn 2011-2016

ĐVT:Triệu đồng

TT Nội dung Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng cộng 1 Nguồn kinh phí phối hợp 4.585 9.800 21.324 14.679 16.316 10.720 77.424 2 Nguồn kinh phí từ SXKD 15.031 14.488 20.077 21.474 10.706 12.441 94.217 Tổng cộng 17.026 24.288 41.401 36.153 27.022 23.161 169.051

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Viện CLT-CTP (2016) Qua bảng 4.4 ta thấy, ngoài phần kinh phí ngân sách nhà nước giao hàng năm, Viện cũng đã huy động thêm được 169.051 triệu đồng, mặc dù chưa nhiều nhưng cũng tự đảm bảo một phần chi phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 50 - 55)