Đặc điểm tình hình chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 37 - 42)

a. Giới thiệu chung:

Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm. (Field Crops Research Institute – FCRI) (từ đây được viết tắt là Viện CLT-CTP) được thành lập năm 1968 theo Nghị định số 24/CP ngày 09/02/1968 của Chính Phủ. Viện được tổ chức lại theo Quyết định số 220/2005/QĐ-TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (Vietnam Academy of Agricultural Sciences - VAAS), trên cơ sở Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm và một số đơn vị của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Viện hoạt động theo quyết định số 73/2008/QĐ-BNN ngày 13/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.

* Cơ cấu tổ chức:

Lãnh đạo:Có 01 Viện trưởng và 04 Phó Viện trưởng.

- Các phòng nghiệp vụ (3 phòng):

+ Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế + Phòng Tổ chức - Hành chính

+ Phòng Tài chính - Kế toán

- Các Bộ môn nghiên cứu (5 Bộ môn):

- Bộ môn Công nghệ sinh học

- Bộ môn Sinh lý sinh hóa và Chất lượng nông sản - Bộ môn Bảo vệ thực vật

- Bộ môn Canh tác - Bộ môn Cây thực phẩm

- Các Trung tâm trực thuộc (6 Trung tâm):

+ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa thuần. + Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa lai.

+ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ + Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ

+ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp + Trung tâm Thực nghiệm Cây lương thực và Cây thực phẩm

- Doanh nghiệp KHCN: Công ty Cổ phần Giống cây trồng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.

* Nguồn nhân lực

Hiện tại, Viện có 282 cán bộ công nhân viên (không kể số cán bộ hợp đồng), trong đó có 01 Phó Giáo sư, 20 Tiến sỹ, 129 Thạc sỹ, 75 cán bộ Đại học, còn lại 57 người là nhân viên và công nhân kỹ thuật. Viện sở hữu nguồn nhân lực có trình độ cao, luôn tận tụy với công việc nghiên cứu, đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu KHCN trong thời đại mới.

Bảng 3.1. Cơ cấu nguồn nhân lực theo cơ cấu tổ chức

ĐVT: Người TT Đơn vị trực thuộc Chức năng Năng lực Nghiên cứu chuyên môn Tài vụ, hành chính GS, PGS Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Còn lại Cộng 1 Ban Giám đốc X X 1 2 2 5 2 Phòng Khoa học và HTQT X X 2 6 4 1 13 3 Phòng Tổ chức - HC X 3 24 27 4 Phòng Tài chính - KT X 2 2 4 5 Bộ môn Công nghệ Sinh học X 2 10 3 0 15 6 Bộ môn Sinh lý Sinh hóa X 1 5 3 9 7 Bộ môn Bảo vệ thực vật X 2 6 8 8 Bộ môn Canh tác X 1 6 4 11 9 Bộ môn Cây thực phẩm X 1 10 7 18 10 Trung tâm NC và PT Lúa thuần X 1 20 4 1 26 11 Trung tâm NC và PT Lúa lai X 3 11 9 3 26 12 Trung tâm NC và PT Đậu đỗ X 1 13 7 7 28 13 Trung tâm NC và PT Cây có củ X 3 19 11 5 38 14 Trung tâm NC và PT Hệ thống

Nông nghiệp

X 3 24 10 2 39 15 Trung tâm Thực nghiệm

Cây lương thực - CTP

X 1 2 12 15

Tổng cộng: 1 20 129 75 57 282

* Cơ sở vật chất

Trụ sở chính của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đặt tại xã Liên Hồng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Cơ sở 2 đóng tại Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội. Hiện tại Viện đang quản lý và sử dụng diện tích đất hơn 223,59 ha, trong đó: Tại Gia Lộc - Hải Dương có khoảng 161,93 ha và trên 61,66 ha tại Thanh Trì - Hà Nội và ở Sapa - Lào Cai. Viện có nhà làm việc trung tâm, Thư Viện, Phòng kiểm nghiệm giống cây trồng, Kho lạnh, Phytotron, Nhà lưới và các Phòng thí nghiệm (Sinh lý - sinh hóa, Bảo vệ thực vật, Công nghệ sinh học, Khu nghiên cứu ứng dụng Nông nghiệp công nghệ cao..… ) phục vụ tốt cho việc nghiên cứu và thử nghiệm giống cây trồng.

Bảng 3.2. Diện tích đất được giao cho Viện CLT-CTP sử dụng

TT Nội dung Diện tích (ha) Gia Lộc, Hải Dương Thanh Trì Hà Nội Bắc Giang, Sa Pa I Đất (ha) 151,95 54,79 4 1 Đất xây dựng 10,16 13,48 4 2 Đất canh tác 102,94 37,52

3 Đất giao thông thủy lợi 32,12 3,79 4 Đất khác 6,73

II Sân phơi (m2) 9,98 6,87

Tổng 161,93 61,66

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Viện CLT-CTP (2016)

Bảng 3.3. Diện tích nhà làm việc, các cơ sở sản xuất thực nghiệm và dịch vụ

TT Nội dung Diện tích (m

2) Gia Lộc - Hải Dương Thanh Trì- Hà Nội 1 Nhà làm việc 2,514 4,635 2 Nhà kho 956 2,324 3 Nhà xưởng 496 1,139 4 Nhà lưới 1,774 890 Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Viện CLT-CTP (2016) b. Chức năng, nhiệm vụ * Chức năng:

lập trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh về lĩnh vực cây lương thực và cây thực phẩm, chủ yếu là cây lúa, cây đậu đỗ và cây có củ; Viện đồng thời thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng.

* Nhiệm vụ:

- Xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ dài hạn, năm năm và hàng năm về các lĩnh vực được giao, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực cây lương thực và cây thực phẩm (chủ yếu là cây lúa, cây có củ và đậu đỗ):

Công nghệ sinh học, sinh lý, sinh hoá và di truyền chọn giống; Chọn, tạo và nhân giống cây lương thực, cây thực phẩm;

Cơ cấu cây trồng, quy trình canh tác, phòng trừ sâu bệnh, dịch hại; Hệ thống nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng;

Kinh tế và thị trường cây lương thực, cây thực phẩm;

Kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng hạt giống cây lương thực và cây thực phẩm.

- Thực hiện nhiệm vụ khuyến nông cho vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác chuyên gia và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn với các tổ chức và cá nhân nước ngoài theo quy định của Nhà nước.

- Liên kết, hợp tác về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thử nghiệm kỹ thuật mới, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực được giao với các tổ chức trong nước theo quy định của pháp luật.

- Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

- Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản được giao đúng quy định của pháp luật.

c. Hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực cây lương thực và cây thực phẩm, bao gồm: Công nghệ sinh học, sinh lý, sinh hóa và di truyền chọn giống; Chọn tạo và nhân giống cây lương thực, cây thực phẩm; Cơ cấu cây trồng, quy trình canh tác, phòng trừ sâu bệnh, dịch hại; Hệ thống nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng; Kinh tế và thị trường cây lương thực, cây thực phẩm; Kiểm nghiệm chất lượng hạt giống.

- Sản xuất - kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở các kết quả nghiên cứu.

- Thực hiện nhiệm vụ khuyến nông vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Liên kết, hợp tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thử nghiệm kỹ thuật mới, đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực nghiên cứu nêu trên.

- Hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn, hợp tác chuyên gia và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

d. Kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

Với chức năng, nhiệm vụ và năng lực KHCN của Viện, trong thời gian qua, Viện CLT – CTP đã được giao chủ trì và tham gia thực hiện nhiều các dự án, đề tài và nhiệm vụ KHCN thuộc các chương trình trong điểm quốc gia, trở thành một trong những Viện đứng đầu trong Bộ Nông nghiệp và PTNT về nghiên cứu khoa học và sản phẩm KHCN tạo ra. Kết quả nghiên cứu của Viện đã có những đóng góp đáng kể cho ngành sản xuất nông nghiệp của Việt Nam với hàng chục các giống cây trồng mới như lúa, lạc, đậu tương, đậu xanh, khoai tây, khoai lang, cà chua, bí xanh, dưa thơm, ổi, táo có năng suất và hiệu quả kinh tế cao đã được Viện chọn tạo thành công để phát triển cho sản xuất; Hàng chục qui trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến đối với các loại cây trồng như lúa, đậu tương, công nghệ nông nghiệp cao, Vietgap… trong sản xuất nông nghiệp bền vững. Mặc dù kết quả nghiên cứu này vẫn có những giới hạn về mặt công nghệ và tính ứng dụng nhưng trong tình trạng KHCN của Việt Nam cũng đã được đánh giá cao, có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà.

Ngoài các nhiệm vụ KHCN được Nhà nước giao chủ trì thực hiện, trong thời gian qua, Viện đã chủ động tự tìm kiếm nguồn kinh phí từ các Bộ, ngành,

các địa phương và các tổ chức khác, trong đó chủ yếu là các nhiệm vụ phối hợp thực hiện với sở Khoa học và công nghệ của các tỉnh phía Bắc. Nguồn kinh phí này đã đóng góp tích cực cho công tác nghiên cứu và chuyển giao các TBKT của Viện vào sản xuất.

Để chuyển giao giống mới được chọn tạo của Viện vào sản xuất, Viện đã ký hợp đồng với các Công ty giống cây trồng về việc chuyển giao bản quyền hoặc ủy quyền độc quyền sản xuất kinh doanh các giống do Viện chọn tạo

Ngoài ra, Viện còn phối hợp với các địa phương, hàng năm đã sản xuất và chuyển giao các giống lúa, lạc; đậu tương, khoai tây... phục vụ cho việc xây dựng mô hình và sản xuất thử.

Ngoài nhiệm vụ nghiên cứu theo chức năng nhiệm vụ được phân công, Viện đã phối hợp chặt chẽ với tổ chức khác như Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các Viện, Trung tâm nghiên cứu trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam để phối hợp thực hiện các nhiệm vụ KHCN, chương trình, dự án khuyến nông và chuyển giao TBKT vào sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 37 - 42)