Nguồn nhân lực cho nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 73 - 75)

CLT-CTP giai đoạn 2011 – 2016

Viện có đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao, uy tín và có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về lĩnh vực cây lương thực và cây thực phẩm.

Để chuẩn bị chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 của Chính phủ, Viện Cây lương thực và CTP đã chú trọng công tác tổ chức, cán bộ; sắp xếp lại cán bộ cho phù hợp với công việc, đáp ứng được nhu cầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ KHCN của Viện.

Hiện tại, Viện Cây lương thực và CTP có 282 cán bộ công nhân viên (không kể số cán bộ hợp đồng), trong đó có 01 Phó Giáo sư, 20 Tiến sỹ, 129 Thạc sỹ, 75 cán bộ Đại học, còn lại 57 người là kỹ thuật viên và công nhân (Chi tiết nguồn nhân lực phân bổ theo cơ cấu tổ chức của Viện Cây lương thực và CTP giai đoạn 2011 – 2016 kèm theo ở phụ lục 01). Viện sở hữu nguồn nhân lực có trình độ cao, luôn tận tụy với công việc nghiên cứu, đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu KH-CN trong thời đại mới.

21 cán bộ có trình độ GS, PGS, tiến sỹ: phần lớn trong số này (19/21) ngoài tham gia nghiên cứu còn được phân công vào công tác quản lý tại các phòng chức năng và các đơn vị nghiên cứu trong Viện với chức danh từ phó trưởng trở lên.

129 cán bộ có trình độ thạc sỹ tham gia vào công tác nghiên cứu KHCN tại các đơn vị, trong đó 8 cán bộ được phân công vào công tác quản lý tại các phòng chức năng và các đơn vị nghiên cứu với chức danh từ phó trưởng trở lên.

75 cán bộ đại học tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, phục vụ nghiên cứu tại các phòng quản lý và đơn vị nghiên cứu trong Viện.

57 kỹ thuật viên được phân công tham gia phục vụ cho nghiên cứu Khoa học công nghệ tại các phòng/Trung tâm/Bộ môn nghiên cứu trong Viện.

Tuy nhiên đến nay vẫn còn thiếu các chuyên gia giỏi, có trình độ cao đứng đầu trong các nhóm nghiên cứu và đơn vị: tuy số lượng cán bộ KHCN có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ của Viện tương đối cao (chiếm hơn ½ số cán bộ KHCN của Viện), nhưng còn thiếu cán bộ có trình độ cao, chuyên môn giỏi để đứng đầu trong các nhóm nghiên cứu, chủ trì các nhiệm vụ KHCN quan trọng từ cấp Bộ trở lên còn thiếu. Chỉ có 12 trên tổng số 21 cán bộ KHCN có trình độ GS,

PGS, Tiến sỹ của Viện tham gia vào chủ trì các nhiệm vụ KHCN từ cấp Bộ trở lên; một số lĩnh vực nghiên cứu của Viện như Bảo vệ Thực vật, Kỹ thuật canh tác, công nghệ tế bào chưa có chuyên gia giỏi; một số lĩnh vực nghiên cứu khác như Di truyền và chọn giống, di truyền phân tử phân tử, sinh lý – sinh hóa mỗi lĩnh vực có từ 1 đến 2 chuyên gia giỏi tham gia.

Bảng 4.12. Nguồn nhân lực của Viện Cây lương thực và CTP giai đoạn 2011 – 2016

TT Chức danh Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 GS, PGS 1 1 1 1 1 1 2 Tiến sỹ KH 12 12 16 17 20 20 3 Thạc sỹ 62 85 94 101 92 129 4 Đại học 108 112 127 117 118 75 5 Kỹ thuật viên, công nhân 74 76 74 64 58 57

Tổng cộng 257 286 312 300 289 282

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Viện CLT- CTP (2016)

Bảng 4.13. Đánh giá về nguồn nhân lực cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao của Cây lương thực và CTP

TT Nội dung Tổng số

Dư thừa Đủ Thiếu

Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) 1 Nguồn nhân lực cho nghiên cứu khoa học của Viện

40 7 17,5 30 75 3 7,5

2

Nguồn nhân lực cho chuyển giao của Viện

36 0 0 10 27,78 26 72,22

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Qua bảng 4.13 Ta thấy nguồn nhân lực cho nghiên cứu khoa học của Viện là đủ đạt 75%, bên cạnh đó vẫn có ý kiến cho là thừa vì một số các đơn vị vẫn còn có các cán bộ có trình độ cao nhưng không chịu tham gia nghiên cứu, một mặt do ảnh hưởng của cơ chế bao cấp chưa thích ứng với cơ chế tự chủ, mặt khác do tình trạng sức khỏe và vị trí việc làm chưa phù hợp.

sắp xếp cho các cán bộ dư thừa nghỉ chế độ theo đề án Tinh giản biên chế (Nghị định 108/2014/ NĐ/CP ngày 20/11/2014), điều này cũng không ảnh hưởng lớn đến nguồn nhân lực cho nghiên cứu khoa học của Viện.

Nguồn nhân lực cho chuyển giao của Viện là thiếu, chỉ đạt 27,78%. Vì vậy trong giai đoạn tới Viện cần chú trọng bổ sung nguồn nhân lực cho công tác chuyển giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)