Kết quả chuyển giao công nghệ của Viện Cây lương thực và Cây thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 64 - 69)

phẩm, giai đoạn 2011 –2016

* Thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ

Thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu là chủ trương lớn của Viện nhằm đưa nhanh các giống cây trồng mới phục vụ cho sản xuất đồng thời cải thiện thu nhập cho tác giả giống.

Bảng 4.8. Kết quả chuyển giao công nghệ giai đoạn 2011-2016

TT Tên giống Số lượng Số tiền (Triệu đồng)

1 Giống lúa thuần 15 12.630 2 Giống lúa lai 2 3.500

3 Giống lạc 1 500

4 Giống rau quả 1 820

Tổng cộng 19 17.450

Nguồn: Phòng Khoa học và HTQT Viện CLT và CTP (2016) Qua bảng 4.8 cho ta thấy, trong giai đoạn 2011 - 2016, Viện đã hợp tác chuyển nhượng bản quyển và ủy quyền kinh doanh 19 giống cây trồng mới cho 16 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh giống cây trồng với tổng giá trị là 17.450 triệu đồng. Trong đó, Có 15 giống lúa thuần đã chuyển giao bán bản quyền được 12.630 triệu đồng; bán bản quyền 2 giống lúa lai được 3.500 triệu đồng; 1 giống lạc được 500 triệu đồng và chuyển giao bản quyền được 1 giống bí xanh được 820 triệu đồng).

Qua bảng số liệu sau ta thấy, việc chuyển nhượng bản quyền tuy chưa nhiều so với số lượng giống tạo ra, nhất là các giống thuần nhưng là tín hiệu tích cực về liên kết Khoa học - Doanh nghiệp; đồng thời cũng gián tiếp khẳng định chất lượng giống đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

Bảng 4.9. Kết quả phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ của Viện tại một số công ty từ năm 2011 – 2016

TT Tên công ty/sản phẩm

Số lượng giống chuyển giao trung

bình/năm (tấn)

Diện tích tương ứng mở rộng vào

sản xuất (ha) 1 Công ty cổ phần Giống cây trồng

Quảng Bình

1.520 50.666 - Giống lúa P6 500 16.666 - Giống lúa PC6 900 30.000 - Giống lúa Gia Lộc 105 120 4.000 2 Công ty cổ phần giống Nông nghiệp

Việt Nam

490 13.000 - Giống lúa PC6 200 6.666 - Giống lúa Gia Lộc 105 100 3.334 - Giống lúa LTh31 90 3.000 3 Công ty CP Tổng công ty

Giống cây trồng con nuôi Ninh Binh

570 19.000 - Giống lúa LTh134 200 6.667 - Giống lúa Gia Lộc 105 120 4.000 - Giống lúa PC26 250 8.333 4 Công ty cổ phần Giống cây trồng

Trung ương

450 15.000 - Giống lúa ĐB6 250 8.333

- Nếp 100 200 6.667

5 Công ty Vật tư Nông nghiệp Nghệ An

50 227 - Giống lạc L26 50 227 6 Viện Nghiên cứu Ngô 100 125 - Giống bí xanh Thiên Thanh 100 125

Tổng cộng 3.180 98.018

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Kết quả phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ của Viện tại một số công ty từ năm 2011 – 2016 cho thấy lượng hạt giống các công ty cung ứng hàng năm cho sản xuất lên tới hàng nghìn tấn, mở rộng diện tích gieo trồng hàng trăm nghìn ha.

Bảng 4.10. Đánh giá chất lượng và khả năng phát triển các sản phẩm khoa học của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

TT Nội dung Tổng Tốt Khá Trung bình Thấp SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 1 Chất lượng 6 2 33,3 3 50 1 16,66 0 0 2 Khả phát triển năng 6 3 50 2 33,33 1 16,66 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Qua bảng 4.10 ta thấy, chất lượng các sản phẩm khoa học công nghệ của Viện đạt mức khá (chiếm tỷ lệ 50%), tuy nhiên trong giai đoạn tới phải đạt mức tốt nhất. Bên cạnh đó khả năng phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ của Viện vào sản xuất đạt mức cao nhất.

Việc chuyển nhượng bản quyền tác giả và việc uỷ quyền sản xuất các giống cây trồng đặc biệt là giống lúa cho một số công ty đã huy động được nguồn lực của xã hội vào việc chuyển giao nhanh các TBKT phục vụ sản xuất, đặc biệt là việc mở rộng diện tích gieo trồng các giống cây trồng mới trong sản xuất, đem lại nguồn thu nhập cho các công ty, cho Viện và các tác giả.

* Hoạt động khuyến nông chuyển giao công nghệ

Giai đoạn 2011-2016, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã chủ trì thực hiện 02 dự án khuyến nông Trung ương và phối hợp thực hiện 04 dự án khuyến nông khác thuộc đơn vị trong Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam với tổng kinh phí: 20.200 triệu đồng.

Thông qua các dự án khuyến nông Trung ương, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã xây dựng được màng lưới phối hợp, liên kết triển khai với hệ thống Trung tâm khuyến nông các tỉnh, thành phố, các công ty, doanh nghiệp và các Viện nghiên cứu thuộc hệ thống VAAS. Kết quả hoạt động khuyến nông giai đoạn 2011-2016 cụ thể như sau:

Hoạt động khuyến nông chuyển giao các giống cây trồng mới: Viện đã giới thiệu và chuyển giao cho sản xuất nhiều các giống cây trồng mới theo các hướng và mục đích sử dụng khác nhau để từng bước đưa vào áp dụng trong sản xuất.Các mô hình áp dụng TBKT mới về giống, biện pháp kỹ thuật, mùa vụ đều cho năng suất và hiệu quả kinh tế vượt trội hơn so với cơ cấu cũ và sản xuất đại trà.

Bảng 4.11. Kinh phí khuyến nông giai đoạn 2011-2016

TT Tên nhiệm vụ Kinh phí

(triệu đồng)

Thời gian thực hiện 1 Liên kết sản xuất giống lạc, đậu tương cho các tỉnh phía Bắc 6.000 2011-2013 2 Phát triển sản xuất một số giống khoai lang lấy củ năng suất

cao, chất lượng tốt ở vùng khoai lang trọng điểm

7.800 2013-2015 3 Chuyển đổi cơ cấu tăng vụ và luân canh cây trồng 600 2011-2013 4 Xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp nhằm tăng năng suất,

hiệu quả sản xuất lúa ở các tỉnh miền núi phía Bắc

600 2012-2014 5 Xây dựng cánh đồng mẫu lớn tại các vùng trồng lúa chủ yếu 1.500 2012-2014 6 Nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất khoai tây giống

sạch bệnh giá thành thấp

3.700 2014- 2016

Tổng cộng 20.200

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán VCLT-CTP (2016) Mô hình các giống lúa lai 2 dòng, ngắn ngày chất lượng khá như: HYT108, HYT106 tại Hà Nội, Nam Định, Thanh Hoá, Yên Bái, Thái Nguyên, các tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên...quy mô hàng trăm ha, năng suất 75-75 tạ/ha.

Mô hình giống lúa thâm canh, chất lượng GL105 thời gian sinh trưởng 105 ngày (vụ Mùa, kháng một số sâu bệnh hại chính, chịu phân. Chất lượng gạo khá, cơm mềm, đậm. Vụ Xuân 2014, GL105 được sản xuất trên quy mô 8000 ha tại các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình... Năng suất trong vụ Xuân: 70-75 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 80 – 85 tạ /ha; vụ Mùa: 60-65 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 70-75 tạ/ha.

Mô hình giống lúa ngắn ngày, chất lượng GL102 : Quy mô 1500 ha tại Quảng Nam, Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Thái bình... Năng suất 50-55 tạ/ha. gạo trong, cơm mềm, có mùi thơm nhẹ.

Mô hình Giống lạc L27: thời gian sinh trưởng 95-110 ngày (vụ thu và thu đông), 120-125 ngày (vụ xuân). Giống lạc có năng suất cao (45-50 tạ/ha., quả, hạt to, thích hợp cho xuất khẩu. Vụ Xuân 2014, giống lạc L27 được gieo trồng trên quy mô 150 ha tại các tỉnh trồng lạc chính ở miền Bắc như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà tĩnh, Ninh Bình, Bắc Giang.

Mô hình Giống lạc L14: thời gian sinh trưởng 95-110 ngày (vụ thu và thu đông), 120-125 ngày (vụ xuân). Giống lạc có năng suất cao (45-50 tạ/ha., quả, hạt

to, thích hợp cho xuất khẩu. Giống lạc L14 được gieo trồng với diện tích chiếm khoảng 50-80% diện tích trồng lạc tại các tỉnh các tỉnh trồng lạc ở Miền Bắc, Miền Trung và một phần Tây Nguyên.

Mô hình giống lạc L26: thời gian sinh trưởng vụ xuân 120-125 ngày, vụ thu đông 95-100 ngày. Giống lạc L26 quả to (165-185g/100 quả), gân trên quả rõ, tỷ lệ nhân đạt 73-75%, hạt to (75 - 85g/100 hạt), vỏ lụa màu hồng cánh sen và không bị nứt vỏ hạt. Năng suất đạt 45-54 tạ/ha.

Mô hình sản xuất bí xanh Thiên thanh 5, quy mô 300 ha tại Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Lào Cai.... Năng suất đạt 48-50 tấn/ha, giá bán 5-6 nghìn đồng/kg. Mô hình cho thu nhập 200-220 triệu đồng/ha, riêng điểm Thường Tín, Hà Nội , giá bán 8-10 nghìn đồng/kg.

Mô hình công nghệ cao (dưa Kim cô nương) tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, năng suất ước 25-30 tấn/ha, giá bán 25.000-30.000 đồng/kg

Mô hình khoai tây xuân Sinora tại Hải Dương, Hải Phòng, năng suất 22- 24 tấn/ha, giá bán trên thị trường 10.000-12.000 đồng/kg....

Mô hình sản xuất giống khoai lang ruột vàng chất lượng cao KLC3 tại Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương, quy mô 230 ha, năng suất 15-20 tấn/ha (vụ Thu-Đông), 20-25 tấn/ha (vụ Xuân), chất lượng cao, bở, ngon.

Ngoài các hiệu quả trực tiếp về năng suất, hiệu quả mô hình, Viện đã phối hợp với địa phương thực hiện triển khai:

Viện có mối quan hệ mật thiết với các Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh phía Bắc, phối hợp với các địa phương trong việc chuyển giao các TBKT của Viện vào sản xuất. Các nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ của các địa phương luôn được viện quan tâm và đề xuất kịp thời.

Viện đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Dương xây dựng Chương trình Hợp tác tổng thể nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các TBKT mới của Viện trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Hàng năm, các đơn vị trực thuộc Viện đã cung cấp khoảng 600 tấn giống lúa các loại (550 tấn giống lúa thuần và 50 tấn hạt giống lúa lai); trên 70 tấn giống lạc, đậu đỗ; 400 tấn khoai tây giống; 50 tấn dây khoai lang; 35 tấn dong riềng; 7 tấn hom giống sắn; 50 kg hạt giống rau các loại (bí xanh, dưa lê, dưa chuột) và trên 5.000 cây ăn quả các loại.

* Kết quả hoạt động khuyến nông và chuyển giao công nghệ của Viện

Đã được đổi mới theo chiều hướng nâng cao chất lượng sản phẩm để chuyển giao vào sản xuất; các giải pháp kỹ thuật, công nghệ cho việc chuyển

giao và khuyến nông của Viện đều có nguồn gốc, xuất xứ.

Bước đầu tạo được sự liên kết hiệu quả, bền vững với nhiều doanh nghiệp trong hoạt động khuyến nông, chuyển giao TBKT.

Từng bước tạo điều kiện cho hình thành thị trường Khoa học và Công nghệ nông nghiệp, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp và tạo ra các sản phẩm KHCN theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Bên cạnh kết quả đạt được trong công tác khuyến nông và chuyển giao công nghệ của Viện vẫn còn một số tồn tại:

Nhiều TBKT mới do Viện chọn tạo ra vẫn nằm ở dạng trung gian, chưa được tập hợp đầy đủ theo một gói kỹ thuật hoàn chỉnh để chuyển giao cho sản xuất thực sự hiệu quả, bền vững..

Nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng TBKT trong nông nghiệp chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro do sản xuất nông nghiệp phân bố trên địa bàn lớn. Hiệu quả ứng dụng các TBKT trong nông nghiệp rất khác nhau giữa các vùng miền, giữa các đối tượng tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng TBKT do sự khác biệt lớn về điều kiện tự nhiên, nguồn lực, về trình độ chuyên môn, về khả năng đầu tư và quy mô sản xuất. Tuy nhiên nhiều TBKT do Viện tạo ra còn thiếu liên kết chặt chẽ với các đơn vị trong hệ thống Vaas, nhiều TBKT mới chỉ nằm trong phạm vi của Viện, việc chuyển giao cho sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún vì vậy hiệu quả thấp, không phát huy được tiềm năng của các sản phẩm KHCN.

Chưa có đề án lớn để khai thác hết các nguồn lực phục vụ công tác khuyến nông, chuyển giao công nghệ.

Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng cho công tác chuyển giao công nghệ và khuyến nông trong khối các cơ quan nghiên cứu KHCN vẫn còn thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động chuyển giao TBKT. Kinh phí cho hoạt động chuyển giao cũng còn rất hạn chế, chưa đáp đủ các yêu cầu, năng lực đội ngũ cán bộ chuyển giao còn hạn chế cả về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 64 - 69)