Nhu cầu nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Viện CLT-CTP trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 47 - 50)

trong những năm qua

Có 3 động lực để phát triển ngành trồng trọt, đó là tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư và cải thiện cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng sản xuất và chế biến sâu nông sản và đổi mới chính sách. Trong bối cảnh nợ công tăng cao, các chính sách hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu mới của nền sản xuất hàng hóa cạnh tranh trong hội nhập thì giải pháp khoa học và công nghệ dường như là một giải pháp duy nhất.

Nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và lĩnh vực cây trồng nói riêng là một nền sản xuất mở, hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và Quốc tế. Do vậy để đảm bảo sản xuất hiệu quả, nâng cao thu nhập của người dân, khoa học cây trồng cần cung cấp kịp thời các giải pháp về quản lý, tổ chức sản xuất cũng như công nghệ để nâng cao chuỗi giá trị cho mỗi sản phẩm theo nguyên tắc “ít và nhiều hơn”. Đó là đầu tư vật chất và tài nguyên ít hơn, lao động ít hơn, rủi ro ít hơn song giá trị sản xuất và thu nhập cao hơn.

Để thực hiện hóa các mục tiêu trên, khoa học cây trồng cần điều chỉnh lại chiến lược theo định hướng thị trường, lấy thu nhập của người sản suất làm trung tâm, ứng phó biến đổi khí hậu, có sự tham gia của doanh nghiệp. Với nguồn lực hạn chế cả về tài chính và con người, sự phối hợp, hợp tác trong những chuyên đề nghiên cứu lớn là điều kiện tiên quyết của thành công.

Theo định hướng trên, thời gian gần đây Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam nói chung và Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm nói riêng đã xác định các nội dung ưu tiên, các sản phẩm chủ lực để tập trung nghiên cứu, gắn chặt nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng và thương mại hóa sản phẩm. Viện cũng đã đề xuất gửi các Bộ, ngành, địa phương các đề tài, dự án về khoa học công nghệ môi trường; chương trình công nghệ cao và các dự án sản xuất thử nghiệm trong các lĩnh vực: Nghiên cứu chọn tạo giống lúa, lạc, đậu tương, rau màu, cây có củ... tại các tỉnh phía Bắc và Miền Trung. Giai đoạn 2011-2016, Viện đã có rất nhiều giống lúa được công nhận chính thức, công nhận sản xuất

thử, đã ký được nhiều hợp đồng chuyển nhượng bản quyền và ủy quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp. Đây là một tỷ lệ sản phẩm được thương mại hóa rất cao từ trước đến nay, nói nên tính định hướng theo “nhu cầu” được quan tâm và chất lượng nghiên cứu được cải thiện.

Chức năng nghiệm vụ của Viện là nghiên cứu về cây lương thực và cây thực phẩm. Nhu cầu đòi hỏi của sản xuất cần chọn tạo ra và chuyển giao các giống lúa mới, cây thực phẩm mới. Vì vậy nhu cầu chính của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm cần phải chuyển giao để các TBKT của Viện được áp dụng vào sản xuất và thương mại hóa.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, Hội đồng Khoa học Viện đã tư vấn và đề xuất danh mục nhiệm vụ cấp Nhà nước, trọng điểm cấp Bộ, nhiệm vụ khuyến nông, chương trình nông thôn miền núi, chương trình tìm kiếm chuyển giao công nghệ nước ngoài, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, công nghệ sinh học... Thông qua Hội đồng khoa học, trong giai đoạn 2011-2016 Viện CLT-CTP đã tư vấn và đề xuất trình Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 35 đề tài cấp Nhà nước; 187 đề tài cấp Bộ (trong đó: 144 đề tài KHCN, 24 đề tài công nghệ cao, 19 dự án sản xuất thử nghiệm); 11 đề tài cấp cở; 12 dự án khuyến nông; 04 dự án giống với tổng kinh phí đề xuất là 471.200 triệu đồng.

Bảng 4.1. Nhu cầu đề xuất các nhiệm vụ KHCN giai đoạn 2011-2016

ĐVT: Triệu đồng TT Nội dung Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng cộng 1 Đề tài cấp Nhà nước 11.000 13.000 15.000 15.000 15.000 30.000 99.000 2 Đề tài cấp bộ 35.000 38.000 37.900 39.500 52.000 50.000 252.400 3 Đề tài cấp cơ sở 3.500 3.500 4 Dự án Giống 14.000 17.000 19.000 21.000 17.000 88.000 5 Dự án khuyến nông 14.800 13.500 28.300 Tổng cộng 49.500 79.800 69.900 73.500 101.500 97.000 471.200

Nguồn: Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế Viện CLT-CTP (2016) Qua bảng 4.1 ta thấy, các đề tài và các dự án đề xuất chi cho khoa học và công nghệ tăng dần đều qua các năm để đáp ứng với nhu cầu nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

Trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, câu hỏi làm sao để năng động hóa các cơ quan, tổ chức công lập nhằm giữ vững và phát huy vai trò là những cơ quan mũi nhọn đầu ngành đang được Chính phủ hết sức quan tâm. Bên cạnh đó, tình trạng giải ngân ngân sách Nhà nước bất hợp lí và tình trạng đầu tư chưa thỏa đáng cho công tác nghiên cứu, lãng phí nguồn kinh phí Nhà nước của một số các tổ chức công lập cũng đặt ra một dấu hỏi lớn cho các nhà Chính sách và Đầu tư.

Theo Luật KH&CN 2013, Nhà nước đảm bảo tổng chi ngân sách Nhà nước cho KH&CN từ 2% trở lên trong tổng chi ngân sách Nhà nước hằng năm. Việc chi 2% ngân sách quốc gia cho KH&CN thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đến lĩnh vực này. Tuy vậy, theo Bộ trưởng Bộ KH&CN, ông Nguyễn Quân cho biết, mặc dù mức chi 2% tổng chi ngân sách Nhà nước cho KH&CN là tương đương với mức chi trung bình của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nhưng do GDP Việt Nam còn thấp, do đó nguồn kinh phí công đầu tư cho KHCN năm 2012 đạt xấp xỉ 700 triệu USD trong khi chỉ riêng Tập đoàn Sam Sung của Hàn Quốc đã chi 1 tỷ USD cho công nghệ.

Tuy vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng việc tăng phần trăm ngân sách Nhà nước chi cho KH&CN sẽ chỉ là giải pháp mang tính tạm thời cho vấn đề này, bởi sẽ khó giảm được bội chi và đảm bảo vấn đề về an ninh tài khóa trong trung và dài hạn nếu nguồn chi ngành chỉ tập trung từ nguồn duy nhất này. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra là cần phải sử dụng hiệu quả hơn nữa nguồn lực này, tăng số lượng người làm KH&CN, đồng thời phải giảm được sự lãng phí nguồn kinh phí, cắt giảm số người không làm khoa học nhưng có mặt trong các tổ chức KH&CN. “Và tự chủ chính là khâu quan trọng nhằm thực hiện công khai minh bạch trong nghiên cứu KH&CN ở Việt Nam hiện nay” (Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội Nghị Toàn Quốc về thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập của Ủy Ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội, Hà Nội ngày 06/03/2015).

Trên tinh thần đó, ngày 05/09/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động của các tổ chức KH&CN công lập, tạo điều kiện gắn liền hoạt động nghiên cứu KH&CN với hoạt động thương mại, sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến trình xã hội hóa các hoạt động nghiên cứu KH&CN.

Theo Điều 4 Chương 1 về Những Quy định chung của Nghị định 115/2005/NĐ-CP, các tổ chức KH&CN công lập sẽ lựa chọn việc chuyển đổi hoạt động tổ chức theo hai hình thức: (1) Tổ chức khoa học và công nghệ tự trang trải kinh phí; (2) Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, và tiến hành chuyển đổi chậm nhất tới tháng 12/2009 nếu không sẽ phải thực hiện sáp nhập hoặc giải thể.

Nhận định về công tác tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 115, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, mô hình tự chủ tài chính đối với các tổ chức KH&CN công lập ở nước ta không khác với thế giới. Và mục đích chính của việc tự chủ tài chính là nhằm khắc phục những vấn đề bất cập do bao cấp kinh phí cho KH&CN trong một thời gian rất dài, dẫn tới thất bại trong đầu tư bao gồm việc sử dụng nguồn lực kém hiệu quả và triệt tiêu động lực thu hút các nguồn đầu tư ngoài Nhà nước cho lĩnh vực này. “Với cơ chế tự chủ, ngân sách Nhà nước cấp cho tổ chức KH&CN sẽ theo cơ chế đặt hàng thay vì theo biên chế như hiện nay”.

Nói tóm lại, tự chủ tài chính đối với các đơn vị/tổ chức nghiên cứu KH&CN ở Việt Nam là vấn đề quan trọng đối với sự thành công trong việc sáng tạo và phát triển KH&CN trên nền tảng khả năng tài chính của tổ chức nghiên cứu khoa học. Vậy tự chủ về tài chính của tổ chức nghiên cứu khoa học là gì? Đó là khả năng tự trang trải và cân đối thu chi thông qua hoạt động chuyên môn và liên quan đặc biệt là công tác thương mại hóa sản phẩm của Tổ chức nghiên cứu khoa học. Khi đã tự chủ tài chính, tổ chức nghiên cứu khoa học không còn nhận trợ cấp ngân sách của nhà nước mà tự tìm kiếm, kiểm soát các nguồn tài chính thông qua thành công nghiên cứu khoa học và cung cấp sản phẩm khoa học cho đời sống xã hội/cho sản xuất – thương mại sản phẩm xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 47 - 50)